Ruồi đục trái là gì? Nguyên nhân, cách phòng và diệt trừ

Đối với nhiều loại cây ăn trái như mít, ổi, măng cụt, mạn hay xoài thì ruồi đục trái chính là kẻ thù lớn nhất. Chúng sẽ đẻ trứng trực tiếp vào quả sau đó trứng nở thành sâu và ăn quả từ bên trong.

Vào giai đoạn cây ra trái thì ruồi vàng cũng là lúc phát sinh nhiều nên nếu không cẩn thận sẽ khiến trái cây bị chúng làm hư hại. Để ngăn chặn tình trạng này, chúng tôi giới thiệu tới bà con cách phòng trừ ruồi đục trái hiệu quả. Để đảm bảo năng suất vụ mùa bội thu. 

Đặc điểm của ruồi đục trái 

Đặc điểm hình thái

Ruồi đục trái gây hại mạnh vào mùa mưa vì đây là thời điểm chúng sinh sôi phát triển mạnh nhất. 

Trứng của ruồi đục trái nhỏ như hạt gạo và có màu trắng sữa. Lúc gần nở dòi sẽ chuyển sang vàng nhạt. Những con dòi mới nở chỉ dài chừng 1,5mm thôi. Khi lớn hết cỡ sẽ đạt từ 6 đến 8mm, dòi có màu vàng nhạt trên miệng có móc cong. Khi đủ lớn nó sẽ khiến bản thân rơi xuống đất để hóa nhộng. Thời gian sẽ dao động từ 7 đến 12 ngày nhưng nếu trời lạnh cũng có thể lâu hơn.  Chúng sẽ hóa nhộn trong lòng đất sâu chừng 3 đến 7cm.

Đặc điểm của ruồi đục trái 
Đặc điểm của ruồi đục trái (nguồn : higlumcom)

Nhộng hình oval dài chừng 5 đến 7mm. Ban đầu sẽ có màu vàng nâu đậm, khi chuẩn bị vũ hóa sẽ có màu nâu đỏ. Khi chúng thành ruồi thì cơ thể có thể đạt đến 9mm, sải cánh vươn rộng gần 1,5mm, đầu như nửa hình cầu.

Nhìn từ phía trước thì nó sẽ có sáu chấm đen trên nền màu nâu đỏ. Thân xen lẫn ba màu vàng nâu đỏ với những vân vàng khá rõ. Lớp cánh bên trong ruồi vàng khá giống ruồi nhà nhưng kích thước nhỏ hơn và chúng chỉ hoạt động vào ban ngày là chủ yếu. 

Khi đã thành ruồi thì mùa nào chúng cũng có. Thời gian sống của nó từ 1 đến 3 tháng tùy con và chúng có khả năng bay với đường bay dài. 

Đặc điểm sinh học 

Con cái sẽ dùng máng của mình để chọc thủng vỏ quả rồi đẻ trứng vào trong. Chúng sẽ đẻ ở phần cùi giữa vỏ và thịt quả. Chúng đẻ mỗi ổ chừng 6 đến 10 quả. Khi quả càng gần ngày chín thì ruồi đẻ càng nhiều.

Xem thêm  Bệnh sương mai là gì? cách phòng và trị bệnh trên các loại cây

Thời điểm ruồi đục trái có nhiều nhất là từ cuối mùa khô và đầu mùa mưa Chỗ nào có nhiều cây thì chỗ đó càng có nhiều ruồi vì đây là nơi chúng tránh nắng. Nhưng cũng tùy vào các yếu tố môi trường như thời tiết, lượng thức ăn mà lượng trứng ruồi đẻ ra ít hay nhiều. Có khi lên đến trăm quả. 

Phương thức gây hại và mức độ hại

Ruồi cái có thể tự dùng máng của mình đẻ trứng vào cùi quả hoặc theo khe nứt của quả rồi đẻ trứng vào trong. Vài ngày sau trứng sẽ nở thành ấu trùng. Chúng sẽ từ từ ăn thịt quả và cứ thế lớn đến khi trở thành ấu trùng trưởng thành. Lúc này chúng đã đủ sức để chui khỏi quả và nhảy xuống đất hóa nhộng. 

Những quả bị ruồi gây hại đều có nhiều dòi nên không thể ăn được. Chúng sẽ gây hại trên quy mô và diện tích lớn ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế. Nếu không để ý thì cả vụ trái đó coi như vứt hết. 

Hình ảnh ruồi đục trái - gây ảnh hưởng đến chất lượng quả
Hình ảnh ruồi đục trái – gây ảnh hưởng đến chất lượng quả

Các biện pháp phòng trừ ruồi đục trái

Biện pháp canh tác

Làm sạch vườn bằng cách tiêu hủy hết trái cây bị hỏng, đồng thời vệ sinh sạch sẽ theo cách sau.

Đầu tiên đào hồ rồi cho vôi bột vào trong, đổ hết quả thối rụng hỏng vào đó và thêm một lớp vôi bột nữa để diệt sạch trứng cũng như sâu non. Tránh cho mầm bệnh lây lan. Cách này cần được làm thường xuyên để bảo vệ vườn. 

Nên giữ mật độ cây trong vườn thích hợp, nếu dày quá thì tỉa bớt để tán thông thoáng, ngăn không cho ruồi làm tổ hay trú ngụ nhiều. Hầu hết hiện tại các nhà vườn đều cố gắng trồng xen các cây khác vào để giảm thiểu tình trạng ruồi làm tổ nếu như cây ăn trái quá cao như mít. 

Chỉ dùng phân theo liều lượng và căn chỉnh hợp lý theo hướng dẫn để cây khỏe và cống chịu với sâu bệnh tốt. 

Dùng túi lưới chuyên dụng để bọc quả. Vừa giúp ngăn sâu ruồi về để quả thoát được nước tránh thôi hỏng. Sau đó thì nên thu hoạch trái già sớm hơn một chút. Nếu để quả chín thì sẽ bị ruồi gây hại.

Dùng các biện pháp như phun thuốc, đặt bả

Đặc điểm của loại này là di chuyển xa cũng như con cái có thể dùng máng đẻ trứng vào quả nên dùng những thuốc xông hơi, lưu dẫn, hay tiếp xung đều không đạt hiệu quả như ý. Do đó hãy dùng nhiều biện pháp đồng thời để hạn chế tình trạng này. Vừa áp dụng bao trái lại vừa kiểm tra vườn thường xuyên rồi đặt bẫy tiêu diệt ruồi. 

Một bẫy có thể cân nhắc dùng một trong ba loại thuốc sau với liều lượng theo quy định.  Có thể dùng  Vizubon–D một bẫy từ 1 đến 2ml, Sofri Protein 10 DD một ha dùng 1,2l hoặc là Flykil 95 EC mỗi bẫy 2ml là được. 

Xem thêm  Sâu đục thân bướm hai chấm và những điều cần biết

Bẫy bạn có thể tự mua hoặc tự chế bằng các chai nhựa sẫm màu, không được dùng chai trong suốt. Dùng dùi đục 2 lỗ diện tích 2×2,5cm đối diện nhau rồi nhét bông đã thấm thuốc vào đáy chai. Một đầu của dây thép giữ bông 1 đầu xuyên qua đáy chai cột vào thân cây sau đó treo ngược chai để tránh trôi thuốc. Đậy kín nắp chai và để theo dõi mật độ ruồi. 

Bẫy nên được để ở đầu gió, nơi thoáng mát và cách đất chừng 1,5 đến 2m là đẹp. Như vậy ruồi dễ bay vào. Nếu treo ngoài nắng thì thuốc mất tác dụng nhanh. Mỗi bẫy cách nhau chừng 25 đến 50m. Như vậy 1ha chỉ cần 20 bẫy là được. 

Nếu dùng Sofri protein 10DD thì pha 10l nước với 1l thuốc rồi phun thuốc theo đốm chừng 1 đến 2m2 1 cây. Mỗi điểm phun cách nhau chừng 10m. Như vậy 1ha chỉ cần 1,2l mà thôi.

Các loại trái bị ruồi đục trái gây hại

Ruồi đục quả gây hại trái ổi

Dấu hiệu nhận biết

Nhìn chung thì rất khó phát hiện vì lỗ do ruồi để lại khi đẻ trứng hnor hơn nhiều so với lỗ do sâu đục trái để lại. Nhưng có thể nhìn trên bề mặt quả và thấy có vết thâm và bóp nhẹ. Nếu có nước chảy ra thì đúng là ruồi để lại. 

Diệt trừ ruồi đục trái ổi

Do khi ổi chín có mùi thơm nên không để quả chín lâu sẽ hấp dẫn chúng đến đẻ trứng. Tốt nhất thu hoạch khi trái đã chín tới hoặc già và chuẩn bị chín. 

Quả nào rụng thì áp dụng cách tiêu hủy như trên cùng với vôi bột để không ảnh hưởng đến vụ sau. Thường xuyên tỉa vườn cho tán thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của ruồi.

Có thể dùng Furadan 3H, Basudin 10H hoặc Regent 3G rải quanh gốc để tiêu diệt nhộng chờ vũ hóa.

Đặt bẫy bằng thuốc Pheromone hoặc Vizubon D để diệt ruồi đứng để hạn chế chúng có khả năng duy trì nòi giống. Bởi dù ruồi cái đẻ trứng nhưng cần ruồi đực thụ tinh mới có thể nở thành ấu trùng.

3.2. Ruồi đục quả gây hại cây bưởi, cây cam

Dấu hiệu nhận biết

Khi mới gây bệnh sẽ chỉ là những chấm màu nâu, sau đó mới dần chuyển sang vàng nâu. Chúng sẽ tạo thành một đường thẳng từ cùi đến thịt quả và khiến quả dần dần bị thối hỏng. 

Bạn cũng có thể tinh ý quan sát sự thay đổi màu sắc cũng hình dạng của quả để tìm ra bệnh. Những lỗ thông do sâu để lại sẽ là nơi vi khuẩn xâm nhập gây hại cho quả. 

Xem thêm  Bệnh bạc lá lúa do đâu? Thuốc trị dứt điểm sau 3 ngày

Biện pháp trị ruồi đục quả bưởi

Dùng túi nilon bọc bưởi

Biện pháp sinh học này vừa an toàn lại cũng hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và cũng đạt được kết quả cao. Khi một chiếc túi bình thường có thể ngăn đến 90% khả năng ruồi vàng đẻ trứng gây hại cho quả. 

Cách làm rất đơn giản. Chọn lấy một chiếc túi đủ thông thoáng và kích thước phù hợp với quả. Chú ý túi phải có độ dai thích hợp và tuyệt đối không có chất gây hại mới được.

Với mỗi giai đoạn của quả thì chọn lấy một chiếc túi phù hợp rồi bọ quả lại đến lúc thu hái thì bỏ ra là được.

Dùng bẫy ruồi

Lấy một chai nước không dùng nữa và cắt một lỗ vuông vừa đủ. Đục một lỗ ở nắp chai và luồn dây thép qua. Cố định 1 đầu bằng cách uốn cong sợi dây thép. Cho nước đường ấm vào trong chai và vặn chặt nắp lại treo trên cây dùng bẫy ruồi. 

Cách này được đánh giá đơn giản, không tốn nhiều thời gian hay chi phí mà kết quả khá tốt. 

Ruồi đục quả gây hại trái xoài

Dấu hiệu nhận biết

Những quả xoài bị ruồi làm tổ dẻ trứng sẽ có màu đen, chảy nhựa và mềm. Như vậy các dễ hấp dẫn các côn trùng cũng như vi khuẩn và làm trái mau hỏng hơn. 

Những quả này thường sẽ rụng kể cả khi chưa chín nhưng cũng có thể treo ở trên cây. Nhưng dù thế nào quả cũng bị thối bên trong mất rồi. Chắc chắn giá trị thương phẩm của nó không còn được cao như trước nữa. 

Cách phòng trị ruồi đục trái xoài

  • Biện pháp cơ học

Trái vừa chín liền thu hoạch ngay không để chín quá lâu sẽ hấp dẫn ruồi đến gây hại cũng như vi khuẩn tấn công. 

Không trồng cùng đu đủ, ổi, nhãn, hay cam quýt. Vì đây đều là những cây hút ruồi đục trái.

Những trái bị hỏng và rụng thì tìm cách tiêu hiểu bằng vôi bột. Vì đây là những nơi tồn đọng trứng ruồi.

  • Bẫy dẫn dụ ruồi đục quả

Có thể dùng cam, chuối, dứa…hay quả nào thơm rồi trộn cùng thuốc  Sherzol 205EC hoặc Sec Saigon 5EC, 10EC để làm bẫy diệt ruồi. Một hecta chỉ cần đặt 30 đến 100 bẫy là được. 

  • Treo bẫy

Bẫy cần được treo ở nơi thoáng mát, không treo ở nơi có nhiều ánh nắng. Chiều cao tối thiểu là 1 đến 2m. Cứ vài ngày thay bẫy 1 lần để đảm bảo hiệu quả của bẫy. Treo bẫy cần thực hiện khi cây vừa có trái chín như vậy mới có hiệu quả. Cách làm này cần được làm đồng bộ trên vườn và liên tục.  (nguồn : higlumcom)

Kết Luận

Vậy là bạn đã biết cách phòng trừ ruồi đục trái  đối với mỗi loại cây rồi đúng không? Những cách làm này tương đối dễ thực hiện mà chi phí cũng không quá cao.

Bạn có thể áp dụng nó liên tục để đảm bảo diệt được ruồi cũng như giữ được trái chín cho đến kỳ thu hoạch.

4.6/5 - (5 votes)