Sâu vẽ bùa có nguy hiểm không? cách diệt trừ sâu vẽ bùa hiệu quả

Đối với những hộ nông dân trồng rau hay các cây có múi thì sâu vẽ bùa là loại sâu đáng ghét gây hại lớn. Mà với mỗi cây chúng lại gây hại theo cách khác nhau. Chính vì thế đây là loại sâu rất khó điều trị.

Bài viết này, #higlumcom sẽ giúp các bạn có được cách phòng trừ sâu vẽ bùa nhanh nhất cũng như hiệu quả nhất. 

Sâu vẽ bùa là gì? đặc điểm và phân loại sâu vẽ bùa

Đối với bất cứ côn trùng gây hại nào thì đầu tiên cũng cần tìm hiểu chsung cũng như xác định được chúng thì mới có phương pháp điều trị đúng đắn được. 

Danh pháp của sâu này là Phyllocnistis citrella Saint, là côn trùng nằm trong họ Phyllocnistidae và thuộc bộ cánh vảy. Các nước ở khu vực nhiệt đới hay cận nhiệt đới rất dễ bắt gặp loại sâu vẽ bùa này. Các cây có múi thường là nơi mà sâu vẽ bùa chọn làm vật chủ kí sinh. Các con sâu trưởng thành là loại bướm với kích thước chỉ tầm 2mm, thói quen làm việc ban đêm và ban ngày ẩn đi.

Sâu vẽ bùa là sâu gì?
Sâu vẽ bùa là sâu gì?

Con cái đến tuổi giao phối sẽ đẻ trứng trên hay trong mặt lá cần gần bính. Trứng hình elip, trong suốt chỉ như hạt tấm. Đến lúc gần nở mới có màu trắng pha vàng. Trong thời gian đẻ trứng 1 con cái có thể đẻ tới 250 cái trứng.

Thông thường < 10 ngày trứng sẽ nở ra dòi. Khi mới nở chúng màu trong suốt và hơi xanh và đạt chiều dài cỡ 0,4mm. Con trưởng thành dài 4mm và có màu xanh pha vàng. Mình dòi dẹt chia thành 13 đốt. Khi mới nở chúng đục biểu bì lá ở mặt dưới và tạo thành đường hầm.

Xem thêm  Các loại bọ cánh cứng - đặc điểm, phân loại và cách diệt trừ

Đi tới đâu lá cây phồng lên tới đó. Đường hầm ngoằn ngoèo rất khó xác định nên mới gọi là vẽ bùa. Các đường hầm chúng tạo ra không bao giờ gặp nhau. Đây cũng là giai đoạn chúng hoành hành mạnh nhất.

Khi lá non mới xòe chúng đã tấn công rồi. Mỗi lá có thể có từ 1 đến 2 con tấn công làm hại. Các lá bị hại hay co quắn lại, dúm ở mép lá. Nhất là lá non hay bị nhất là giảm đi diện tích lá có thể quang hợp. Từ đó ảnh hưởng đến độ sinh trưởng của cây. Hai thời điểm sâu gây hại nặng nhất là khi mới trồng ra khi chuẩn bị ra hoa kết trái. Các đường hầm chúng tạo ra là nơi vi khuẩn Xanthomonas campestris xâm nhập là héo lá và rụng lá. 

Thời gian phát triển của sâu non chừng từ 4 đến 10 ngày. Chúng có thể gây hại quanh năm, khi cây ra chồi non. Nhưng vào mùa mưa, độ ẩm thích hợp, lượng thức ăn nhiều thì chúng hoành hành càng ác liệt. Khi mùa khô nóng đến thì sâu vẽ bùa sẽ giảm đáng kể khả năng làm hại. 

Tìm hiểu về đặc điểm của sâu vẽ bùa
Tìm hiểu về đặc điểm của sâu vẽ bùa

Tìm hiểu về đặc điểm hình thái của sâu vẽ bùa

Sâu đẻ trứng hình bầu dục chỉ to như hạt tấm, trong suốt. Khi nào gần nở mới có màu trắng hơi ngả vàng. 

Dòi thân dẹt không chân. Khi mới ra đời chúng chỉ dài chừng 0,5mm và đến khi trưởng thành sẽ đạt chiều dài 4mm và chuyển sang màu vàng rõ nét. 

Nhộng giống hình thoi có màu vàng nâu hay vàng đậm. Nhộn dài từ 2 đến 2,5mm. Mỗi bên thân có 1 đốt và nổi rõ u lồi. 

Những con sâu trưởng thành khá nhỏ, chỉ tầm 2 đến 3mm mà thôi. Phân màu vàng nhạt có thẻ pha chút trắng. Cánh trước nhỏ dài như lá liễu, viền mép có lông màu xám tro, cánh trước dài. Cánh sau nhỏ hơn như cái kim, lông ở mép cánh thì xám đen.

Đặc điểm sinh thái của sâu vẽ bùa

Vòng đời của sâu vẽ bùa thường là từ 19 đến 38 ngày. Các con trưởng thành hay còn gọi là ngài thì ban ngày hay ẩn nấp ở mặt dưới lá, đến chiều tối mát mới ngoi lên hoạt động. Trứng của sâu vẽ bùa chủ yếu ở gần gân lá chính ở mặt dưới lá. Khoảng 2 đến 30 ngày 1 con cái có thể đẻ được 70 đến 80 quả trứng. 

Xem thêm  Bệnh rỉ sắt là gì? cách phòng và trị bệnh rỉ sắt hiệu quả

Dòi khi mới nở liền chui vào biểu bì lá để đục đường hầm, ăn phần mô diệp lục ở trong lá. Đường hầm chúng tạo ra dài và tùy theo kích thường dòi mà lớn lên.

Đến khi trưởng thành chúng sẽ đục biểu bì ở mép lá và chui ra ngoài hóa nhộng ngay mép lá. Chúng sẽ làm quăn lá và dùng chơ te lại các tổ kén.

Cơ chế gây hại của sâu vẽ bùa

Con cái sẽ đục nhiều lỗ ở chóp lá rồi đẻ trứng vào đó. Sau thời gian trứng nở thành dòi và các con dòi đục lớp biểu bì lá tạo thành các đường hầm hại lá. 

Dòi càng lớn thì đường hầm này càng to ra. Từ đó làm khô lá và giảm diện tích lá xanh có thể quang hợp được. 

Đến tuổi trưởng thành chúng sẽ đục thủng lớp biểu bì và làm nhộn ngay trên mặt lá cũng như các bộ phận khác miễn sao ở cuối đường hầm. Cũng có con bắn mình xuống đất và hóa nhộng ở đó. 

Cơ chế gây hại của sâu vẽ bùa là gì?
Cơ chế gây hại của sâu vẽ bùa là gì? (nguồn : higlumcom)

Khả năng gây hại của sâu vẽ bùa

Giai đoạn lá non là lúc sâu vẽ bùa hoành hành ác liệt nhất. Chúng là lớp biểu bì tách khỏi nhu mô và đi tới đâu lá cây phồng lên tới đó.

Lá bị sâu tấn công hay bị co lại, quăn, biến dạng. Từ đó khả năng quang hợp giảm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và năng suất cây trồng. 

Các biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa

Đối với các phương pháp canh tác dù thế nào thì giống cây khỏe mạnh vẫn được ưu tiên hơn cả. Đồng thời nâng cao vòng đời của đất cũng như côn trùng có lợi. Các biện pháp dùng thuốc hóa học không được khuyến khích vì nó hại môi trường lại có thể ảnh hưởng đến các côn trùng có lợi, thậm chí làm bùng lên các côn trùng có hại khó tiêu diệt khác. Bạn có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp hữu cơ dưới đây để tiêu diệt sâu vẽ bùa.

  • Giữ cho cây khỏe

Cây trồng khỏe là điều kiện nòng cốt để ngăn chặn sâu bệnh gây hại. Những gia đình trồng cây theo mô hình hữu cơ thì cần đặc biệt chú ý khâu chọn giống cây khỏe mạnh. Ngoài ra việc chăm sóc cũng rất cần chú ý. Thường xuyên dọn cỏ, tỉa tán, bón phân hữu cơ, vi sinh để cây khỏe, tăng sức đề kháng cho cây. Ngăn chặn tình trạng sâu vẽ bùa gây hại. 

  • Tiêu diệt sâu vẽ bùa bằng tay và loại bỏ lá bị nhiễm bệnh.

Kiểm tra lá cây thường xuyên để phát hiện ấu trùng khi chúng vừa mới xuất hiện. Đây là cách tốt nhất để ngăn chặn sâu vẽ bùa. Do đó bạn cần đặc biệt cảnh giác. Nếu thấy có lá nào nhiễm bệnh hãy ngắt bỏ và tiêu hủy xa khỏi nơi cây trồng. Nếu bị nặng thì bỏ cả chồi lá ở gần khu vực đó để tiêu diệt. 

  • Sử dụng côn trùng có lợi.

Dùng côn trùng có lợi hay còn gọi là dùng thiên địch là cách tiêu diệt sâu gây hại mà đảm bảo môi trường sạch sẽ. Các loại thiên địch có thể dùng là ong bắp cày, ong bắp cày kí sinh hay kiến vàng. Cách này cũng mang lại hiệu quả cao. 

Xem thêm  Rầy chổng cánh là rầy gì? nguyên nhân và cách diệt trừ

  • Sử dụng thuốc trừ sâu thực vật

  Dùng thuốc trừ sâu hay dầu khoáng chỉ nên áp dụng khi sâu vẽ bùa đã rất nhiều.

Nếu dùng thuốc trừ sâu thì có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau.

Cách 1: Dùng nicotin sunphat làm thuốc chính. Lấy 1 phần nước điếu hòa với 3 phần nước lã là được rồi. Liều dùng thì chỉ cần phun lên cây là được. Chúng ngửi mùi khó chịu này sẽ bỏ đi ngay lập tức. 

Cách hai là có  dng toỏi,ớt hay các loại chế phẩm mà nguyên liệu chính là nấm Steptomyces avermitilis để tiêu diệt chúng.

Còn nếu dùng dầu khoáng thì cần áp dụng khi chồi mới lên dài chừng 1 đến 2 đốt ngón tay thì mới mang lại hiệu quả cao nhất.

Nhìn chung dùng thuốc trừ sâu đều không tốt. Sau sẽ biến đổi nhanh chóng để thích nghi với thuốc. Chính vì thế chỉ sự phương pháp này khi bất đắc dĩ. Thậm chí nhiều khí thuốc sâu còn đuổi những côn trùng có ích và giữ lại côn trùng gây hại. Từ đó mà mất cân bằng sinh thái ở vườn. (nguồn : higlumcom)

Kết Luận

Nhìn chung cách phòng trừ sâu vẽ bùa cũng không khác so với nhiều loại côn trùng gây hại khác. Nhưng phải đảm bảo diệt được sâu mà vẫn giữ được sức khỏe cho cây. Có như vậy mới đạt được hiệu quả mỹ mãn. Chúc các bạn thành công.

4.6/5 - (5 votes)