Nhện gié là con gì? đặc điểm, cách phòng và trị nhện gié

Việt Nam là một trong số quốc gia trong khu vực có ngành nông nghiệp lâu đời, gắn bó với nghề trồng lúa. Lúa gạo Việt Nam không chỉ cung cấp đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên nghề trồng lúa lại rất vất vả, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và đặc biệt là hay bị bệnh hại. Một trong những loài bệnh hay gây hại ở lúa chính là nhện gié.

Cùng #higlumcom tìm hiểu đặc điểm nhận biết, cách diệt trừ tận gốc loài côn trùng gây hại này!

Tìm hiểu về nhện gié

Thế nào là nhện gié?

Tên khoa học của nhện gié là Steneotarsonemus spinki. Nó còn có tên gọi khác là bệnh cạo gió. Nhện gié là loài chuyên gây bệnh trên cây lúa.

Nhện gié phát triển rất mạnh khi trời nắng nóng, nhiệt độ cao. Chúng lớn nhanh, kích thước lớn, nếu không kịp thời diệt trừ sẽ gây hại lúa trên diện tích rộng. 

Nhện gié xuất hiện ở những cánh đồng miền Bắc vào vụ mùa tháng 5 – 6 và ở đồng bằng Sông Cửu Long chúng xuất hiện từ vụ mùa tháng 8 – 9.

Khi cây lúa bắt đầu trổ đòng, ra bông thì nhện gié phát triển càng mạnh hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do trước mỗi vụ mùa trồng người dân thường có thói quen sử dụng thuốc trừ sâu để phun cánh đồng khiến cho nhện ăn thịt, ong ký sinh vốn là các loài thiên địch của nhện gié bị tiêu diệt nhiều. Chính vì vậy càng tạo điều kiện cho nhện gié sinh trưởng mạnh hơn.

Bên cạnh đó, ở những đồng ruộng gieo mạ quá dày hoặc bón phân lân đạm nhiều, đất trồng xử lý kém, gốc lúa cũ còn sót trứng nhện cũng là môi trường màu mỡ để nhện gié bùng phát thành bệnh dịch nguy hiểm, khó xử lý.

Xem thêm  Bệnh sương mai là gì? cách phòng và trị bệnh trên các loại cây

Nhện gié có đặc điểm gì?

Loài nhện gié gây hại trên lúa có kích thước rất nhỏ. Khi trưởng thành chúng cũng chỉ đạt kích thước khoảng 0, 2- 1mm. Nhiều con nhỏ quá khiến mắt thường nhìn như trong suốt, bình thường chúng có màu nâu sáng.. Nhện gié có 8 chân. Những con được có kích thước nhỏ hơn con cái nhưng chân sau tại to hơn để làm nhiệm vụ tự vệ.

Nhện cái có kích thước to hơn nhện đực do chúng có nhiệm vụ sinh sản. Chúng thường đẻ trứng ở trên bẹ lá phía trên mặt nước, mối lần có thể đẻ đến 50 trứng. Trứng nhện hình bầu dục, có màu đục. Những trứng nào không được thụ tinh khi ở ra sẽ mang giới tính đực.

Nhện gié có vòng đời khá ngắn, tổng thời gian một con nhện gié sinh tồn từ khi là trứng đến khi trưởng thành chỉ khoảng 10 – 13 ngày. Trong đó 1 – 2 ngày là trứng, 4 – 5 ngày là nhện con và 5 – 6 ngày là con trưởng thành.

Nhện gié làm hại trên cây lúa
Nhện gié làm hại trên cây lúa

Tuy vậy với số lượng động và khả năng sinh trưởng tốt nhện gié có khả năng gây hại trên diện rộng.

Những con nhện còn nhỏ không thể tự di chuyển được mà phải nhờ ocn trưởng thành mang đi. Tuy nhiên chúng sẽ phát triển rất nhanh thành nhện trưởng thành và gây hại cho lúa. Chúng phát triển rất nhanh và mạnh khi thời tiết nóng bức, khô hạn.

Làm thế nào để nhận biết nhện gié hại cây lúa?

Nhện gié có vòng đời ngắn, chỉ hơn 10 ngày nhưng mức độ gây hại của chúng lại rất lớn. Khi bị nhện gié hại, cây lúa chậm phát triển, hạt lép, chất lượng dinh dưỡng cũng giảm sút. Nhện gié thường kí sinh trên bẹ lá, gân lá, gié lúa và trong hạt lúa gây hại.

Chúng bắt đầu hút chích nhựa ở lúa non từ khi gieo mạ để lại những dấu vết là nhiều sọc dài màu nâu tím bên ngoài bẹ lá.

Ở trên lúa non, nhện gié gây hại để lại các chấm nhỏ màu trắng vàng. Sau đó những chấm này lan rộng thành đám đen nâu, dài như các vết cạo gió.

Xem thêm  Rầy chổng cánh là rầy gì? nguyên nhân và cách diệt trừ

Khi lúa bước vào giai đoạn lúa có đòng, nhện bắt đầu đục thân và đi vào bên trong bẹ lá và hút chất dinh dưỡng tạo thành nhiều vết sọc dài màu tím chạy dọc theo bẹ lá. Đó là nguyên nhân khiến cho lá chuyển sang màu thâm đen, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp.

Vào giai đoạn lúa trổ bông nhện tấn công mạnh mẽ hơn, gây hại với mật độ cao. Chúng ký sinh ở bông lúa, hút nhựa khiến cho nhựa cây không đủ để tạo hạt, cuống bông không còn chất dinh dưỡng.

Những cây lúa bị hại biểu rất rõ vì hạt lúa trở nên biến dạng, teo tóp, méo mó, lép lừng, nếu có đậu hạt thì hạt không trắng mà có màu nâu đen lốm đốm hoặc thâm đen xấu xí.

Lúa bị hại yếu ớt, kém phát triển tạo điều kiện cho nhiều loại nấm bệnh khác tấn công và gây hại trên diện rộng như Sarocladium oryzae, Curvularia sp., Alternaria padwrekii.

Nhện gié gây hại trên lúa ảnh hưởng đến chất lượng và làm giảm năng suất lúa, thiệt hại về kinh tế rất lớn.

Làm gì khi lúa bị nhện gié tấn công?

Chữa bệnh không bằng phòng bệnh. Nếu để nhện gié gây hại trên diện rộng rất khó để diệt trì triệt để nếu cách tốt nhất là bạn phòng bệnh cho cây lúa. Cách phòng bệnh không khó. Không những giúp bạn phòng ngừa nhện gié mà cả các loại nấm bệnh khác. Một số biện pháp canh tác phòng ngừa nhện gié gây hại bạn có thể tham khảo như:

Thu gom rơm rạ, gốc rễ thừa sau khi thu hoạch lúa, đốt để tiêu hủy các mầm bệnh ẩn náu ở mùa vụ trước.

  • Sau khi thu hoạch lúa thì phải thu gom rạ rơm gốc rễ thừa đốt tiêu hủy hết để không còn mầm bệnh nào sót lại.
  • Xử lý đất trồng trước khi trồng lúa, cần cày ải và phơi để triệt tiêu nơi cư trú của mầm bệnh,
  • Vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, diệt sâu bọ và cỏ dại.
  • Gieo lúa với mật độ vừa phải, không gieo quá dày
  • Bón phân cân đối, không bón quá nhiều gây ra dư lượng lớn.
  • Cẩn thận khi sử dụng thuốc trừ sâu để tránh giết hại thiên địch của nhện gié
  • Nên luân canh các cây trồng họ đậu để tăng cường độ phì nhiêu của đất và hạn chế sự sinh trưởng của nhện gié cho nhện gié không ký sinh được ở những loại cây thân cứng
  • Cung cấp đủ nước, không để đất khô hạn trong thời gian dài.
Xem thêm  Cách phòng tránh rầy nâu và thuốc diệt trừ hiệu quả

Các cách phòng ngừa nhện gié làm hại lúa

Khi nhện gié đã tấn công vụ mùa trước vào vụ mùa sau bạn cần làm sạch toàn bộ tàn sư của vụ trước sau khi thu hoạch mới tiến hành gieo trồng vụ mới.

Bạn nên phun hợp trí CaSi lúc 30-35 ngày sau sạ để tăng sức đề kháng cho cây với nhện giẻ. Hợp trí Casi cũng giúp cho cây lúa chắc khỏe, đứng cây, đứng lá.

Bạn không nên phun thuốc trừ sâu quá sớm để tránh cho các loại thiên địch tự nhiên của nhện gié bị tiêu diệt.

Bạn cũng cần kiểm tra ruộng thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn lúa đứng cái làm đòng để phát hiện sớm. Nếu phát hiện có sự xuất hiện của nhện gié bạn cần phun thuốc diệt trù ngay khi mật độ gây hại còn thấp.

Loại thuốc mà bạn nên sử dụng là Nil-Mite 550SC. Nil-Mite 550SC với nhiều đặc tính cải tiến giúp diệt trừ nhện gié hiệu quả. Để đảm bảo tính hiệu quả của thuốc bạn lưu ý nên phun vào các giai đoạn như sau

Sau khi sạ 30 ngày: Khi kiểm tra thấy có khoảng 5% bẹ lá bị tím thì tiến hành phun thuốc với liều lượng 10ml/bình 25 lít (1-2 bình 25 lít/1.000m2), chú ý phun kỹ vào bẹ lá.

38 – 40 ngày sau khi sạ. Đây là giai đoạn lúa làm đòng, nhện gié gây hại khiến lúa bị “cạo gió”. Kiểm tra thấy 5% lúa bị “cạo gió” tiến hành phun thuốc với liều lượng 10ml/bình 25 lít ( 1 – 2 bình 25 lít/1.000 m2), chú ý phun kỹ vào bẹ lá.

Trước khi trổ 5 – 7 ngày, kiểm tra thấy 5% bẹ lá đòng có các sọc tím đen hoặc đỏ phải thực hiện phun thuốc với liều lượng liều 10ml/bình 25 lít (5 bình 25 lít/2.000 m2), phun kỹ vào bẹ lá.

4.5/5 - (6 votes)