Bệnh phấn trắng khiến nhiều người lầm tưởng không nguy hiểm nhưng thực tế nó lại ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như chất lượng cây trồng. Nhất là các loại cây họ dây leo như dưa hấu, bầu, bí,.. cao su, hoa hồng hay là chanh dây, rau ngót,..
Càng vào xuân cây lại càng dễ bị bệnh thì thời tiết ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh phát triển. Nếu không có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn cả mùa vụ.
Hiểu được nỗi lo đó, hôm nay #higlumcom xin chia sẻ tới các bạn cách nhận biết cũng như điều trị khi gặp tình trạng bệnh phấn trắng. Để đảm bảo bà con có được vụ mùa bội thu hay cây trồng khỏe mạnh.
Table of Contents
Tìm hiểu về bệnh phấn trắng
Nguyên nhân bệnh phấn trắng
Bệnh phân trắng khiến cho hoa hồng phát triển chậm, ra hoa ít. Thậm chí có cây bị nặng thì đề có thể chết. Đây là điều hoàn toàn bình thường.
Có rất nhiều người thắc mắc không biết vì sao cây lại bị bệnh và cách điều trị khi cây bệnh thế nào. Vậy mình xin chia sẻ như sau:
Khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao tầm trên 80% thì bệnh sẽ phát triển mạnh. Bệnh này do 1 loại nấm có tên là Sphaerotheca pannosa gây ra.
Nhất là vào đầu mùa xuân thì bệnh phát triển càng mạnh. Các cơn mưa xuân khiến nấm dễ phát triển. Cũng như vào tầm tháng 9 đến tháng 12 thì bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất.
Cách nhận biết cây bị bệnh
Bệnh phấn trắng có trên các cành non, lá, thân hay cả nụ hoa vừa chớm. Những nơi bị phận sẽ có 1 lớp phấn trắng bao phủ. Bột này mịn như rắc lên vậy. Những nơi bị bệnh thường biến dạng. lá khô, cong ở mép lá, không còn giữ được vẻ căng bóng nữa. Chồi bé lại là các lá đều rất dễ rụng.
Cách chữa trị bệnh phấn trắng
Nếu bị phấn trắng có thể dùng Topsin, Anvil, Kumulus hay Score, Manage,… Muốn tăng hiệu quả điều trị thì có thể pha thêm cùng với Impress 80.
Hiện nay trên thị trường cũng có 1 loại thuốc dùng để trị phấn trắng cho hoa hồng cũng như các loại cây khác bà con có thể tham khảo.
Phòng trừ bệnh phấn trắng
Cần chọn được giống cây khỏe mạnh, chống chịu bệnh tốt, đồng thời làm sạch đồng ruộng, thoáng đất, không trồng cây quá dày để cân bằng độ ẩm cho đất cũng như lá và cành đón được nhiều ánh nắng nhất. Khi trồng trong nhà kính thì cần chú ý lượng gió cần lưu thông tốt, nhiệt độ và độ ẩm chỉ để ở mức thấp. Không bón thừa phân đạm đồng thời loại bỏ lá bệnh định kỳ. Các lá cây hay bộ phận bị bệnh cần được tiêu hủy ở xa nơi trồng cũng như tiêu hủy đúng cách để tránh bệnh lây lan ngược lại.
Nếu thấy cây có hiện tượng phấn trắng thì cần làm những việc dưới đây. Cách này cũng có thể áp dụng để phòng bệnh.
- Giữ đồng ruộng sạch se,x thông thoáng. Các lá bệnh mang ra chỗ thật xa tiêu hủy đúng cách.
- Gốc và luống cần làm cao, không để tồn nước ở ruộng để ngăn không cho đất quá ẩm.
- Có thể dùng màng để phủ đất cũng rất tuyệt vời.
- Duy trì mật độ cây trồng hợp lý để tránh bệnh lây lan và diễn biến phức tạp. Đồng thời cách này sẽ giúp cây đón được nhiều ánh sáng, nâng cao sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh.
- Sau khi thu hoạch xong cần làm sạch đồng ruộng và cải tạo đất đồng thời ngăn không cho vi khuẩn phát triển ảnh hưởng tới vụ sau.
- Chọn giống có khả năng kháng bệnh là tốt nhất. Đây cũng là điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi trồng bất cứ loại cây gì.
Những kinh nghiệm phòng bệnh phấn trắng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đây là câu châm ngôn ai cũng rõ. và nếu để bệnh phấn trắng nặng thì mất nhiều thời gian để điều trị cũng như mất hẳn 1 lứa hoa luôn. Nên để phòng bệnh tốt bạn có thể làm như sau:
– Theo định kì cắt tỉa các lá vàng, bệnh, cành ốm, khô hay chết. Sau khi cắt tỉa thì tiến hành thu gom chúng lại và đốt ở một nơi xa vườn hồng. Sau đó dọn dẹp lại vườn cho sạch sẽ 1 lượt. Luôn đảm bảo vườn sạch và thông thoáng, như vậy sẽ giảm thiểu mầm bệnh đi. Dù điều trị bệnh nào cũng cần nhớ nguyên tắc này.
– Cây cần được sắp xếp hợp lý, đảm bảo đủ độ thông thoáng cho cây hứng nắng và phát triển. Tránh xếp cây 2 tầng vì sẽ ảnh hưởng đến độ hứng nắng của cây tầng dưới, là nguyên nhân gây nên mầm bệnh. Mà bệnh phấn trắng kỵ nơi có ánh sáng trực tiếp nên để thông thoáng và hứng nắng tốt là cách phòng bệnh rất tốt. Cây có ệnh hứng nắng 1 thời gian cũng sẽ tự khỏi.
– Theo dõi thời tiết liên tục để có biện pháp phòng bệnh kịp thời. Nhất là những người trồng hoa thì thời tiết theo mùa là điều ảnh hưởng trực tiếp đến hoa của bạn. Chính vì thế cần thường xuyên theo dõi thời tiết trước ít nhất 3 đến 7 ngày để có dữ liệu thích hợp. Mưa nhiều, nhiệt độ thấp là nguyên nhân khiến nấm phát sinh nhưng nếu dọn sạch vườn và phun thuốc chống nấm thì hoàn toàn yên tâm. Vài hôm sau thời khô ráo cây vẫn khỏe mạnh, không bệnh tật.
Trị bệnh phấn trắng ở hoa hồng
Nếu cây đã bị bệnh thì buộc phải tiến hành xử lý. Khu vườn bị bệnh thì áp dụng các cách làm sau:
– Những bộ phận nào bị nhiễm bệnh thì cắt tỉa hết và đem đi tiêu hủy đúng cách. Nếu bị nhẹ thì có thể không cần cắt tỉa và để nguyên trực tiếp điều trị. Sau khi khỏi thì vẫn có lứa hoa đó để chơi. Còn nếu đã bị nặng hay trên diện tích lớn tốt nhất là cát tỉa hết đi để ra đợt hoa mới. Cũng như ngăn không cho bệnh tiến triển nặng thêm.
– Vẫn giữ nguyên lượng phân bón cho cây như mọi người. Thông thường khi cây bị bệnh thì người ta hay ngừng bón phân cho cây, đợi cây khỏe mới tiến hành bón phân lại.
Nhưng theo nhiều người thì nếu dùng phân hữu cơ và vi sinh thì không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Ngược lại còn giúp cây khỏe hơn, điều trị bệnh nhanh hơn. Một số chế phẩm hữu cơ có thể dùng cho cây là phân hữu cơ vi sinh HVP 301B, đỗ tương ngâm, chế phẩm EM2 với tỉ lệ 1:10,…
Hơn nữ bệnh phấn trắng gây hại thường vào mùa đông hoặc xuân. Mà đây là thời điểm thích hợp để hoa hồng phát triển nên hoàn toàn không sợ tồn phân, nhiều đạm hay cây hấp thụ kém.
Khi cây hấp thụ tốt thì dù có bệnh vẫn khỏe mạnh, cắt tỉa lá bệnh vẫn mau cho lá mới hơn.
Cách trị phấn trắng không cần dùng đến thuốc
Các bạn có thể dùng đến cây sầu đâu ép lạnh nguyên chất.
Cách này áp dụng khi điều trị phấn trắng cho hoa hồng rất tốt.
Theo đó thì thương hiệu Doc Neem là một loại thuốc sinh học có khả năng trị nấm tốt, nhất là bệnh phấn trắng hay có ở lá và đôi khi là ở hoa nữa. Mặc dù nấm không thể làm cây chết được nhưng nó sẽ làm lá có các vết sẹo, hoa xấu . Bệnh này hay gặp khi không khí độ ẩm quá cao và không thông thoáng.
Nhiều người áp dụng cách phun Neem. VÌ đây là cách mang lại hiệu quả nhanh, dễ dàng mà không gây độc hại nữa. Cách này thường áp dụng khi diện tích nấm mốc ảnh hưởng đến cây lớn. Cách này cũng sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng hoa nở mà còn làm lá sạch và bóng hơn.
Lời kết
Bệnh phấn trắng là loại bệnh rất dễ gặp ở các cây trồng. Nếu không để ý và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.
Với bài viết trên, #higlumcom tin các bạn đã biết được nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh phấn trắng hiệu quả, để đảm bảo sức khỏe cho cây trồng rồi đấy!