Bệnh sương mai là gì? cách phòng và trị bệnh trên các loại cây

Bệnh sương mai là một trong những căn bệnh xảy ra rất phổ biến ở miền bắc nước ta. Đặc biệt khoảng thời gian thời tiết ẩm ướt, có mưa nhỏ hoặc sương dày khoảng tháng 11 – tháng 3 năm sau bệnh phát triển rất mạnh mẽ.

Bệnh sương mai gây hại cho cây trồng, làm giảm năng suất thu hoạch, ảnh hưởng đến kinh tế. Chính vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Cây bầu bí mắc bệnh sương mai

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh sương mai gây hại trên cây bầu bí chủ yếu ở lá. Dấu hiệu nhận biết là lá xuất hiện những đốm bệnh màu xanh nhạt trên mặt lá. Một thời gian ngăn sau đó đốm từ màu xanh chuyển sang màu vàng, rồi nâu nhạt đồng thời thường bị giới hạn giữa các gân phụ của lá. Đốm bệnh do đó thường có hình dạng góc cạnh.

Bệnh sương mai trên cây họ bầu bí
Bệnh sương mai trên cây họ bầu bí

Ở mặt lá phía dưới nơi có vết bệnh xuất hiện lớp tơ nấm màu vàng nhạt hoặc màu trắng vào những buổi sáng sớm ẩm ướt. Những đốm bệnh khiến cho lá chuyển sang màu vàng rồi chúng liên kết lại tạo thành các vùng cháy màu nâu nhạt và mô bệnh khiến cho lá dễ bị rách.

Những cây nhiễm bệnh sương mai nặng có thể chết nhanh chóng. Mặc dù quả ít bị tấn công hơn lá nhưng cây nhiễm bệnh khiến cho quả nhỏ và nhạt.

Vào những ngày độ ẩm trong không khí cao, mưa nhiều, sương nhiều khiến cho bệnh phát triển mạnh trong suốt quá trình từ khi cây lớn đến khi thu hoạch.

Các biện pháp phòng tránh và diệt trừ bệnh sương mai

  • Sử dụng những loại giống chống chịu bệnh khỏe để trồng
  • Khi chuẩn bị đất phải vun xới luống đất cao và đảm bảo thoát nước nhanh khi trời mưa
  • KHông trồng cây với mật độ dày, phân đạm không nên bón nhiều
  • Những giá già, lá vàng úa, sâu bệnh ngắt bỏ rồi tiêu hủy xa khu vực trồng.

Bạn có thể phun thuốc để ngừa hoặc phu khi mới xuất hiện bệnh từ khi cây dưa có 3 – 4 lá thật. Khi phun thuốc bạn chú ý phun ướt đều hai mặt lá, chú ý phun đậm hơn ở mặt dưới lá nơi bệnh thường xuất hiện. Bạn phun 1 tuần 1 lần, phun 2-3 là được.

Một số loại thuốc mà bạn có thể sử dụng là:

  • Aviso 350SC 30-40 ml/16 lít nước
  • Bonny 4SL 30-40 ml/16 lít nước
  • Manozeb 80WP 80 g/16 lít nước
  • Gekko 20SC 15-20 ml/20 lít nước
  • Ridozeb 72WP 80 g/16 lít nước

Cây cà chua mắc bệnh sương mai

Bệnh sương mai gây bệnh cho cây cà chua ở hầu hết các bộ phận của cây như : thân, cành, lá, hoa và quả.

Trên lá cà chua

Khi mới xuất hiện bệnh gây ra các vết hình tròn hoặc bán nguyệt với màu xanh tối sau đó lan thành các hình bất định. Vị trí bị nhiễm bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đen. Một thời gian sau các vết bệnh liên kết lại khiến cho lá bị khô và chết, phần mặt dưới lá sẽ xuất hiện lớp nấm màu trắng.

Xem thêm  Nhện đỏ là gì? Thuốc đặc trị nhện đỏ và một số lưu ý
Cây cà chua mắc bệnh sương mai
Cây cà chua mắc bệnh sương mai

Trên thân, cành

Trên thân và cành ban đầu các vết bệnh có hình bầu dục nhỏ. Bệnh sẽ lan động, bao quanh rồi kéo dài dọc theo thân cành khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Vị trí bị bệnh sẽ hơi lõm xuống và úng nước, chuyển sang màu nâu đậm, teo tóp lại và dễ gãy.

Bệnh sương mai trên hoa

Bệnh sương ma trên hoa thường gây hại trên đài hoa. Từ đài hoa bệnh lan dần ra cánh hoa và nhị hoa. Cả chùm hoa sẽ bị rụng nếu cuống hoa bị bệnh.

Trên quả

Bệnh sương mai gây hại trên quả lúc mới xuất hiện chỉ là một điểm nhỏ trên vỏ hoặc núm quả có màu nâu nhạt. Về sau màu nâu nhạt này chuyển sang màu nâu đen rồi nhanh chóng lan ra khắp bề mặt quả. Khi cây bị bệnh thịt quả trở nên khô cứng, không ngọt, còn vỏ thì lồi lõm, xù xì. Trên các vết bệnh sẽ xuất hiện những lớp nấm màu trắng xốp nếu độ ẩm trong không khí cao. Một thời gian sau quả sẽ bị thối đen, nhũn.

Bệnh sương mai có thể xuất hiện và gây hại trong toàn bộ quá trình cây cà hu sinh sường. Tuy nhiên thời điểm từ khi cây giao tán trở đi bệnh phát triển mạnh hơn. Nguyên nhân là di thời điểm này ruộng cây cà chua bị bít bùng, độ ẩm của ruộng lúc này cũng rất cao, tạo điều kiện cho bệnh bùng phát mạnh

Mức độ nguy hại

  • Khi gặp thời tiết ẩm ướt và mát mẻ, nhiệt độ ngoài trời khoảng 18 – 22 độ C, nhiều sương và mưa bệnh sẽ phát triển rất mạnh.
  • Vụ đông xuân là thời điểm bệnh hại nặng nhất trên cây cà chua. Ngoài ra cây khoai tây và một số loại cây trồng khác cũng rất dễ nhiễm bệnh sương mai trong thời điểm này.
  • Những sợi nấm còn tồn động trên tàn dư cây bệnh nếu gặp mưa và gió sẽ rất dễ lây lan trên diện tích rộng.

Các biện pháp phòng tránh

  • Tiến hành vệ sinh sạch sẽ động ruộng trước khi trồng vụ mới, đồng thời thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh xa khu vực trồng cây.
  • Sử dụng các loại giống cây có khả năng chống chịu bệnh tốt.
  • Sử dụng phân hữu cơ, phân gà, vôi để bón cho cây trồng
  • Bạn nên luân canh cây trồng với nhiều loại cây khác và không luân canh với cây khoai tây.
  • Trong quá trình chăm sóc bạn nên tỉ bỏ bớt các lá già ở gốc. Bên cạnh đó nên tạo các giàn để cây cà chua leo bám và tạo môi trường thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong ruộng.
  • Để không  bị đọng nước khi tưới nhiều hoặc trời mưa bạn nên lên luống đất hình mai rùa.
  • Tỉa bỏ bớt lá già ở dưới gốc, tạo giàn leo cho ruộng cà chua luôn thông thoáng, giúp giảm bớt độ ẩm trong ruộng.
  • Các cây bị bệnh ở mùa trước phải tiêu hủy, tuyệt đối không lấy hạt ở những cây bị bệnh để làm giống cho vụ sau bởi sẽ làm tăng nguy cơ truyền bệnh.
  • Cây trồng ở mật độ vừa phải, không trồng dày để đảm bảo khoảng cách cần thiết để cây sinh trưởng khỏe mạnh, đồng thời tạo độ thông thoáng.
  • Bệnh sương mai là loại bệnh thường niên, nghĩa là năm nào cũng xuất hiện trong một thời điểm nhất định. Do đó bạn có thể phòng bệnh bằng cách không trồng cây trong thời điểm thuận lợi để bệnh phát triển.
  • Bạn không nên liên tiếp trồng mỗi cây cà chua hay khoai tây trong một thời gian dài. Bạn nên luân canh với một số loại cây trồng khác như ngô hoặc mía.
  • Bạn nên phun thuốc phòng bệnh khi gặp đợt gió lạnh kèm theo sương giá.
Xem thêm  Bọ xít xanh - đặc điểm, nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Cây ớt và bệnh sương mai

Bệnh sương mai gây hại trên cây ớt ở tất cả giai đoạn sinh trưởng của cây và trên hầu hết bộ phận của cây từ thân, nhánh cho đến lá và quả.

Nấm bệnh xâm nhập vào cổ rễ khiến cho cổ rễ có những vết bệnh màu nâu đậm. Những vết bệnh này lan dần lên phía trên thân cây và hậu quả khiên cho cây bị vàng lá và héo.

Bệnh sương mai trên cây ớt
Bệnh sương mai trên cây ớt

Khi tưới nước hoặc trời mưa nấm sẽ phát tán ra xung quanh khiến cho thân, lá và quả bị  nhiễm bệnh.

Ở trên thân vết bệnh thường có màu nâu đậm, xuất hiện chủ yếu ở các nhánh cây bị héo úa.

Ở trên lá vết bệnh ban đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xanh đậm. Về sau chúng thay đổi không có hình dạng nhất định, các vết bệnh này khô đi và chuyển màu nâu nhạt.

Ở trên quả bệnh sẽ tạo ra các vết đóm màu xanh lục và hơi ướt. Về sau bệnh lan rộng bao phủ cả quả khiến cho quả bị thối nhũn và nhăn nheo.

Ở cây con bệnh sương mai hại làm cháy ngọn, kém phát triển.

Đặc điểm phát triển của bệnh

  • Nhiệt độ từ 22 – 25 độ C tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao những sợi nấm này sẽ dễ chết.
  • Nấm gây bệnh có thể tồn tại trên hạt giống và tàn dư của cây bệnh vụ trước, nếu không loại bỏ sẽ tiếp tục truyền bệnh cho cây ở vụ sau.
  • Khi gặp trời mưa nhiều, nền đất ẩm ướt bệnh sẽ phát triển mạnh trên cánh đồng.
  • Bên cạnh ớt một số loại cây trồng khác như cà chua, bầu, bí, dưa, cà tím cũng bị nấm hại gây bệnh.

Biện pháp phòng tránh

  • Tiến hành lên luống cao để tránh ngập úng nước
  • Những cây con hoặc lá bị bệnh phải loại bỏ lập tức

Cây hoa hồng và bệnh sương mai

Sương mai là một loại bệnh thường gặp trên cây hoa hồng. Chính vì vậy người trồng phải thường xuyên theo dõi và tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ cây hoa.

Ở trên lá, các vết bệnh ban đầu có màu đỏ tía rồi lan rộng và chuyển sang màu nâu sẫm. Hình dáng vết bệnh cung thay đổi bất định, giống như vết bỏng. Những chiếc lá con bị bệnh sẽ cong lại, chuyển sang màu vàng, ở mặt dưới lá xuất hiện những bào từ màu xám.

Cây sẽ rụng lá hàng loạt nếu bệnh trở nặng. Hậu quả là cây còi cọc, lá nhỏ, kém phát triển, khả năng nảy chồi và đậu hoa kém hẳn đi.

Bệnh sương mai trên cây hoa hồng
Bệnh sương mai trên cây hoa hồng

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh sương mai ở cây hoa hồng fo nấm Peronospora sparsa gây ra.
  • Khi gặp điều kiện ẩm và mát nấm bệnh phát triển mạnh.
  • Bệnh sẽ sinh sôi, phát triển nhanh chóng khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa nhiều, không khí mát mẻ vào mùa xuân hoặc đợt nồm ẩm vào mùa đông. Mùa hè mưa nhiều, độ ẩm cao cũng khiến bệnh phát triển nhanh chóng.

Các biện pháp phòng tránh bệnh sương mai (trên cây hoa hồng)

Để phòng ngừa bệnh bạn nên có kế hoạch cắt tỉa cây, đặc biệt là những lá vàng, khô héo, hoa tàn hay cành chết trong quá trình chăm sóc.

Xem thêm  Bệnh đạo ôn hại lúa là gì? nhận biết và cách phòng tránh

Sau khi đã cắt tỉa bạn cần thu gom các phế phẩm này tiêu hủy xa cây trồng. Sau đó bạn cần dọn dẹp lại khu vườn để đảm bảo môi trường sạch sẽ, thoáng khí, hạn chế nấm phát triển.

Bên cạnh đó bạn cũng chú ý trồng cây với mật độ hợp lý. Không nên trồng quá dày hoặc trồng 2 tầng cây khiến cho tầng cây trên che sáng của tầng cây dưới khiến cho mầm bệnh sinh sôi. Bạn cần đảm bảo sự thông thoáng cho vườn cây bởi nấm sẽ chết nếu tiếp xúc với nhiệt độ trên 27 độ C.

Bạn cũng nên thường xuyên theo dõi thời tiết để lên kế hoạch phòng bệnh. Khi trồng cây việc theo doi và nắm bắt thời tiết rất quan trọng bởi nó cần thiết để chúng ta có thể ứng phó kịp thời, tránh bệnh gây hại bất ngờ không kịp trở tay.

Chẳng hạn như nếu dự báo thời tiết nói rằng sau 2 – 3 ngày ngưa mưa phùn sẽ xuất hiện kéo dài trong 3 – 4 ngày tiếp mới khô ráo thì bạn cần bấm tỉa, dọn dẹp vườn cây sạch sẽ và tiến hành phun thuốc phòng ngừa bệnh.

Nếu nhiệt độ thích hợp như mưa ẩm kéo dài nấm sẽ rất nhanh sinh bệnh. Chính vì vậy việc phòng ngừa bằng cách dọn dẹp hoặc phun thuốc ngừa là rất quan trọng để nấm bệnh hạn chế sinh sôi và vườn hồng chống chọi được bệnh.

Bệnh sương mai trên cây dưa hấu

Dưa hấu được trồng rất phổ biến ở nước ta. Đây là loại quả được mọi người tiêu thích, nhu cầu tiêu thụ rất cao.

Tuy nhiên dưa hấu cũng là loại cây thường xuyên bị bệnh hại khiến người nông dân đau đầu. Một trong những căn bệnh đó chính là bệnh sương mai. Loài bệnh này không chỉ gây hại cho dưa hấu mà nhiều loại cây trồng khác trong họ bầu bí cũng là đối tượng gây hại của loại bệnh này. Hậu quả của bệnh sương mại là làm suy giảm thể trạng cây trồng, làm giảm năng suất và chất lượng quả, chi phí cho chăm sóc cũng tăng lên.

Triệu chứng

Bệnh sương mai gây hại trên tất cả bộ phận của câu, trong đó lá là bộ phận bị gây hại điển hình nhất. Mặt dưới lá sẽ xuất hiện vết bệnh rõ rệt nhất. Ban đầu những vết bệnh này sẽ có màu xanh tái hình đa giác, bị giới hạn của gân lá. Về sau các vết bệnh thâm dần rồi bị hoại. Những vết bệnh sẽ xuất hiện lớp mốc trắng khi có độ ẩm cao.

Ở mặt lá phía trên, ban đầu những vết bệnh sáng màu. Những vết bệnh này sẽ dần chuyển sang màu nâu vàng và cuối cùng sẽ bị cháy khô. Bên cạnh đó bệnh sẽ lan dần sang các bộ phận khác của cây.

Các vết bệnh có thể liên kết lại làm cho bộ lá bị cháy từng mảng và rụng sớm khi bệnh trở nặng. Hậu quả để lại là quả dưa hấu bị bệnh sẽ nhỏ, ruột trắng, vị nhạt khiến cho giá trị thương phẩm bị giảm. (nguồn : higlumcom)

Biện pháp phòng tránh

Để phòng bệnh sương mai trên cây dưa hấu bạn cân áp dụng một số phương pháp sau:

  • Dọn dẹp sạch sẽ và tiêu hủy tàn dư bệnh hại trước khi trồng vụ mới.
  • Tuyệt đối không sử dụng các giống cây bị bệnh để trồng sang vụ sau.
  • Trông dưa với mật độ thích hợp, không trồng dày cũng không trồng thưa quá.
  • Phân NPK bón với liều lượng thích hợp, đồng thời tăng cường các loại phân hữu cơ vi sinh và bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng như phân bón lá POLY FEED 15-15-30 ở giai đoạn hoa quả để giúp tăng sức đề kháng của cây.
  • Bên cạnh đó bạn cần lên luống cao, dùng màng bọc quả để tránh vi khuẩn tấn công.

Lời kết

Dưa hấu là loại cây không khó trồng, năng suất thu hoạch lại cao. Bạn nên có kế hoạch phòng ngừa bệnh sương mai hiệu quả để bảo vệ cây.

4.4/5 - (7 votes)