Bệnh rỉ sắt là gì? cách phòng và trị bệnh rỉ sắt hiệu quả

Bệnh gì sắt là loại bệnh hại xuất hiện rất phổ biến trên cây. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng về bệnh này.

Bệnh gỉ sắt nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và năng suất thu hoạch của cây, để càng lâu thì lại càng khó chữa trị hơn. Trong bài viết hôm nay, cùng #higlumcom tìm hiểu về căn bệnh gỉ sắt này nhé!

Tìm hiểu về bệnh rỉ sắt

Thế nào là bệnh rỉ sắt

Bệnh gì sắt có tên khoa học là Phragmidium mucronatum, thuộc lớp nấm đảm Basidiomycetes. Đây là loại bệnh xuất hiện phổ biến trên các loại cây trồng như phong lan, mai vàng, hồng, cà phê…Bệnh xuất hiện khiến cho cây bị rụng lá, chất dinh dưỡng giảm nên năng suất cũng giảm theo.

Bệnh rỉ sắt gây hại như thế nào?

Cây cà phê chè thường xuất hiện bệnh gỉ sắt nhất. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và thân, quả. Dấu hiệu cây bị nhiễm bệnh là rụng lá nhiều, cây bị kiệt sức, cành hóa héo úa không thể đậu quả hay ra lá non nên sản lượng và năng suất kém hẳn. Loại bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cho cây bị chết.

Bệnh rỉ sắt gây hại như thế nào?
Bệnh rỉ sắt gây hại như thế nào? (nguồn : higlumcom)

Bệnh gỉ lá thường xuất hiện sớm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Các nhà vườn trồng cây cà phê và chè từng lao đao về loại bệnh này.

Vào những năm 1940 – 1945, có đến hàng nghìn ha cà phê chè phải chặt bỏ do bị nhiễm bệnh gỉ sắt, trong một vườn trung bình có đến 50% số cây nhiễm, thậm chí là 70 – 100%, nguyên nhân bệnh lan rộng là nó không khám được loại nấm gây hại của bệnh này.

Xem thêm  Bọ trĩ nguy hiểm như thế nào? thuốc trị bọ trĩ hiệu quả

Đối với cây lan

Bệnh biểu hiện như thế nào? 

Đối với cây lan khi bị bệnh gỉ sắt biểu hiện ban đầu sẽ là xuất hiện những điểm nhỏ và hơi vàng và dày lên trên lá. Một thời gian rất nhanh sau đó các điểm nhỏ này lan dần, xung quanh có viền vàng còn ở giữa có màu vàng nâu, đường kính lên đến 2mm.

Ở mặt dưới lá cũng xuất hiện các khối bào tử nhỏ, đây chính là khối bào tử nấm. Khi vết biểu bì nứt vỡ các bào từ nấm này bung ra ngoài khiến cây bị nhiễm bệnh nặng hơn

Dưới mặt lá khối bào tử lộ ra rất rõ, còn ở mặt trên thì xuất hiện ở hình dáng những vết bệnh màu vàng, và đôi khi có cả khối bào tử hạ xuất hiện ở cả 2 mặt lá.

Tại sao bệnh rỉ sắt xuất hiện trên cây lan?

Nấm Phragmidium mucronatum được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh gỉ sắt trên cây phong lan. Loại bệnh này thường tấn công vào đầu mùa xuân hoặc khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hằng.

Ở điều kiện độ ẩm cao (>80%), lá lan bị ẩm ướt và nhiệt độ trong khoảng từ 18 – 25 độ C  bệnh càng phát triển mạnh. Lúc đó các bào tử nấm lan truyền trong không khí với độ ẩm và nhiệt độ cao khiến cho chúng phát triển nhanh và gây bệnh, lây lan cũng nhanh hơn chỉ sau thời gian ngắn.

Phòng bệnh như thế nào?

– Để phòng bệnh gỉ sắt trước tiên bạn cần dọn dẹp sạch sẽ giàn lan, giữ vệ sinh vườn thật tốt

– Khi phát hiện những lá bị bệnh phát cắt tỉa và tiêu hủy luôn.

– Ngoài ra bạn có thể ngừa bệnh bằng cách dùng nấm trichoderma. Đây là loại nấm có giá thành rẻ nhưng rất hiệu quả để phòng ngừng bệnh ở lan.

Xem thêm  Bọ đậu đen là gì? cách nhận biết và diệt trừ tận tốc

Cây ngô bị bệnh rỉ sắt 

Vì sao bị bệnh?

Bệnh gỉ sắt ở cây ngô đồng do một loại nấm tên là Puccinia maydis gây ra. Loại nấm này gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của ngô, bắt đầu từ khi mới mọc cho đến khi thu hái.

Bệnh gỉ sắt sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn khi thời tiết mát mẻ thuận lợi làm đổ ẩm không khí cao.

Biểu hiện của bệnh 

Cây ngô khi mới bị bệnh sẽ xuất hiện những chấm nhỏ loáng thoáng trên bề mặt lá hoặc bẹ. Lúc đầu màu vàng trong, về sau chuyển sang màu vàng nhạt.

Những chấm nhỏ này theo thời gian sẽ lớn dần thành những u mụn lấm tấm, bóp vỡ có bột màu vàng. Khu u mụn nứt vỡ sẽ lộ ra lớp bổ màu đỏ nhu gạch cua, rồi đậm màu dần thành màu gỉ sắt. Đây là bào tử của nấm gây bệnh.

Cách phòng bệnh 

  • Sau khi thu hoạch vụ xong vụ ngô trước phải dọn dẹp sạch sẽ tất cả tàn dư
  • Khi gieo hạt chú ý độ dày giữa các cây vừa phải, thường xuyên làm sạch cỏ để ruộng ngô được thông thoáng
  • Chọn loại giống có khả năng kháng bệnh tốt
  • Những lá bị cháy khô phải tập trung tiêu hủy nơi xa ruộng cây
  • Cung cấp nước và phân bón đầy đủ để cây sinh trưởng khỏe mạnh
  • Nếu cây bị bệnh thì sử dụng, cách dùng như sau:
    • Với cây mới bị bệnh: Pha 25ml Domark 40ME và 20ml chất bám dính HPC với 12ml nước, khuấy đều rồi phun đẫm cho câu. Sau khi phun lần 1, khoảng 3 – 4 ngày sau bạn phun tiếp lần 2
    • Với những cây bị bệnh nặng, bạn phun tiếp lần ba sau khi phun lần 2 khoảng 2 – 3 ngày.

Đối với cây hoa hồng 

Lý do bị bệnh 

Bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng là do một loại nấm tên là Phragmidium mucronatum gây ra.

Loại nấm này phát triển mạnh ở những nơi có độ ẩm cao trên 80% và nhiệt độ từ 18 0 25 độ C và lan rất nhanh ra cả vườn hoa.

Biểu hiện của bệnh 

Dấu hiệu bệnh ban đầu là cây xuất hiện những chấm vàng, có viền mất màu rồi gồ lên màu đen. Đây là những cục u chứa các bào tử nấm. Đường kính của những cục u này khoảng 0,5 – 1mm, sau khi vỡ chúng phát tán những bụi phấn có màu giống như gỉ sắt.

Xem thêm  Phòng trị tuyến trùng như thế nào? nguyên nhân và cách diệt trừ

Cây hồng mắc bệnh nặng sẽ khiến lá bị cháy khô và rụng sớm, cây còi cọc, ít ra hoa, kém phát triển.

Cách phòng bệnh

  • Quan trọng nhất là bạn phải dọn cỏ và lá khô thường xuyên, tránh cây cao che chắn để cây đón đủ nắng.
  • Không nên trồng các cây quá gần nhau sẽ khiến gia tăng độ ẩm
  • Tưới nước đủ cho cây, tuy nhiên cần tránh việc nước đọng trên lá hay hóa quá lâu.
  • Những cành sâu bệnh phải cắt bỏ kịp thời, tiêu hủy ở nơi xa vườn trồng
  • Tăng sức đề kháng cho cây bằng việc tăng cường bón phân lân, kali và những phân hỗn hợp có chứa Ca,Mg… 

Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

Vì sao cây cà phê bị bệnh rỉ sắt?

Cây cà phê bị bệnh gỉ sắt là do một loại nấm tên là Hemileia vastatrix B &Br chuyên ký sinh trên cây cà phê gây ra.

Nếu được cung cấp đủ nước loài nấm này sẽ nảy mầm ở nhiệt độ 22 độ C. Chính vì vậy là nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát bệnh của cây cà phê.

Biểu hiện của bệnh

Khi bị bệnh, mặt dưới của cây cà phê sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt, nhìn giống như giọt dầu. Những chấm nhỏ này sẽ lớn dần lên theo thời gian và bên trên xuất hiện những lớp bột màu cam chính là bào tử của nấm gây bệnh. (nguồn : higlumcom)

Khi bị bệnh nặng cây cà phê sẽ rụng lá, cỏi cọc kém phát triển khiến cho năng suất bị giảm.

Làm sao để phòng bệnh?

Cách phòng bệnh đầu tiên là bạn chọn những giống cây có khả năng kháng bệnh gỉ sắt tốt.

Thường xuyên dọn cỏ và làm sạch rẫy trồng

Có thể ghép chồi của cây có khả năng kháng bệnh tốt vào cây cà phê.

Bón phân hợp lý, tăng cường bổ sung các loại phân hữu cơ có chứa nấm đối kháng Trichoderma.

Mùa khô hạn phải cung cấp nước đầy đủ cho cây để tránh cây bị giảm sức đề kháng.

Sử dụng một số loại thuốc như Viben-C 50BTN, Anvil 5SC, Nicozol 25SC,…để phun trị bệnh.

Lời kết

Bệnh gỉ sắt nếu phát hiện sớm sẽ dễ giải quyết hơn khi để bệnh trở nặng. Hy vọng rằng những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn phòng tránh và xử lý bệnh gỉ sắt tốt nhất.

4.7/5 - (3 votes)