Tên khoa học của rệp sáp là Planococcus citri. Đây là loài ký sinh trên các loài cây ăn trái có múi hoặc tiêu cà phê gây hại cho nông nghiệp.
Theo những kết quả khoa học nghiên cứu được hiện nay thì loài rệp sáp có thể gây bệnh hại cho hơn 70 họ cây khác nhau, đặc biệt là cây nông nghiệp và cây ăn quả.
Table of Contents
Tìm hiểu về đặc điểm của rệp sáp
Loài rệp cái trưởng thành thường có thân hình bầu dụng, dài khoảng 2,5 -5mm và bề ngang khoảng 2 – 3m. không có cánh. Toàn thân của rệp cái có màu hồng và phủ lớp sáp trắng, xung quanh thân có các tia sáp trắng dài. Từ khi trứng nhỏ đến ấu trùng và thành rệp vòng đời của rệp cái khoảng 115 ngày.
So với rệp cái thì loại rệp đực có kích thước nhỏ hơn, chiều dài chỉ khoảng 1mm, thân màu xám nhạt. Vòng đời của rệp đực cũng ngắn hơn rệp cái, chỉ khoảng 27 ngày.
Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng mỗi con có thể đẻ từ 200 – 250 quả. Mùa hè, thời tiết nắng nóng nhiều là thời điểm rệp sinh sôi nảy nở nhanh nhất, tỷ lệ trứng nở vào màu hè rất cao, trên 91%.
Rệp sáp gây hại như thế nào?
Giai đoạn ký sinh: Ở giai đoạn ký sinh, rệp sáp thường tập trung ở gốc cây, mặt đất hoặc những khe, rãnh trên rễ cây ở phần nằm dưới mặt đất, sau đó lên tiếp đến phần rễ bên trên.
Rệp sáp sẽ gây hại cho rễ từ khi cây còn non đến khi cây vì nhiễm bệnh mà chết hoàn toàn. Khi thấy cây từ màu xanh chuyển sang màu vàng có nghĩa là rệp đang tập trung với mật độ rất cao khiến cho cây bị mất đi dưỡng chất.
Giai đoạn trưởng thành: Vào giai đoạn cây trưởng thành, rệp sáp đeo bám ở những cuống hoa. Và khi hoa nở rồi kết quả chúng sẽ bắt đầu hút nhựa từ cuống khiến cho chất dinh dưỡng không nuôi được quả, quả teo tóp, kém phát triển.
Nếu mật độ rệp xuất hiện đông sẽ làm chết cành cây. Rệp sáp là loại ký sinh gây hại nghiêm trọng cho các loại cây cối, cần phải phòng ngừa và diệt trừ kịp thời, tránh để chúng lây lan rộng.
Bệnh rệp sáp gây hại cho các loại cây
Gây hại cho hoa hồng
Rệp sáp rất dễ tấn công vườn hoa hồng nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Dấu hiệu nhận biết bệnh đầu tiên chính là ở nách lá có một lớp bột phấn màu trắng như sáp bao quanh. Lớp sáp này còn xuất hiện ở bên dưới mặt lá hay gần các gần lá.
Khi tìm được nơi trú ngụ, những con rệp sáp sẽ tiết ra một chất kết dính với cây và chúng sẽ sử dụng vào chọc vào cây để hút nhựa và chất dinh dưỡng, khiến cho cây còi cọc, yếu ớt và chết dần cho thiếu dưỡng chất.
Các loại rệp hại trên cây hoa hồng thường là loài rệp vảy trắng và rệp vảy nâu. Chúng gây ra những tác hại trên cây hoa hồng:
Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì trên phiến lá sẽ xuất hiện những đốm trắng nhỏ. Một thời gian sau lá sẽ vàng dần đi khiến cây bị ảnh hưởng.
Nếu tình trạng bệnh nặng thì rệp sẽ bám vào cây hoa, bao phù thành màng ở mặt lá, thân cây và ngọn hoa để hút đi chất dinh dưỡng. Cây bị tấn công khó để quang hợp bình thường nên quá trình sinh trưởng kém dần đi.
Với cây hoa hồng rệp sáp gây bệnh hại diễn ra gần như quanh năm. Tuy nhiên mùa hè là thời điểm bệnh phát nặng nhất vì rệp phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó khả năng sinh trưởng của loài rệp cũng rất nhanh chóng, nếu không kịp thời xử lý sẽ lan nhanh ra cả vườn.
Gây hại cho cây sắn với bệnh rệp sắn bột hồng
Loài rệp sắn bột hồng ở nước ta thường ký sinh và gây hại trên cây sắn hay còn gọi à cây khoai mì, mang đến hậu quả rất lớn. Loài rệp này gọi là rệp sáp bộ hồng bởi dưới da của chúng có một lớp bột màu hồng, đây cũng là đặc điểm nhận dạng của loài rệp này.
Rệp sáp bột hồng thường gây hại ở ngọn lá, đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa cuống lá thân, chúng ký sinh và hút chích nhựa sống từ cây.
Biểu hiện của những cây bị bệnh do rệp hại là ngọn chùn lại, không phát triển thêm nữa, phần thân cong queo, cây thấp lùn. Nếu bệnh nặng cây sẽ rụng toàn bộ lá.
Loài rệp sáp bột hồng này cộng sinh với kiến, do đó chúng sinh sôi phát triển với tốc độ nhanh chóng. Rệp sáp bột hồng lây lan sang các khu vực khác bằng cách phân tán theo gió, hạt giống hoặc theo dòng nước. Loài rệp này thường ký sinh trên những cây sắc có vòng đời dài từ 1 – 3 tháng, vậy nên nếu còn tồn tại chúng sẽ lây bệnh hại cho cả vụ trồng sau nữa.
Gây hại cho quả cà phê
Rệp sáp cũng là loài ký sinh gây bệnh hại rất phổ biến trên cây cà phê, chúng là tác nhân khiến cho cây cà phê bị còi cọc, khô héo, sinh trưởng kém làm giảm năng suất. Biển hiện của bệnh trên cây cà phê là rệp hút nhựa làm quả non khô héo, thân lá vàng úa, phát triển yếu ớt.
Thêm một đặc điểm nữa là khi rệp sáp xuất hiện trên cây cà phê sẽ tạo ra một lớp nấm muội màu đen bao phủ lên chùm quả, do đó lá bị úa vàng và quả thì khô rụng.
Trên cây cà phê vòng đời của rệp khoảng 26 – 40 ngày. Chúng thường đẻ trứng ở các bộ phận của cây như kẽ lá, chùm nụ hay chùm quả non. Chúng gây hại cho cây cà phê từ khi cây có nụ đến khi thu hoạch.
Các cách xử lý khi bị rệp sáp tấn công
Để phòng ngừa và xử lý rệp sáp tấn công cây cối, có một số điều sau bạn cần phải lưu ý:
Đầu tiên, trước khi trồng cây phải chuẩn bị môi trường điều kiện đất, nước, không khí, chất dinh dưỡng cẩn thận là điều rất quan trọng. Đất trồng phải được cải tạo, xới cày ải phơi khô để loại bỏ hoàn toàn những mầm bệnh. Đặc biệt là với khu đất đã từng bị rệp sáp hại phải thu gom tiêu hủy toàn bộ tàn dư trước khi trồng cây vụ mới.
Với những cây trồng bị rệp sáp tấn công bạn phải tiến hành xử lý càng nhanh càng tốt, để lâu rất khó để giải quyết triệt để bệnh hại.
Khi trồng cây không nên trồng xen kẽ với những loại cây dễ bị rệp sáp tấn công.
Khi cây bị bệnh nên dùng vòi nước phun xịt với áp suất cao để loại bỏ những ổ rệp ký sinh trên cây
Ong, kiến vàng, bọ rùa là thiên địch của loài rệp, bạn có thể sử dụng chúng để diệt trừ rệp một cách tự nhiên.
Dọn dẹp vườn tược thường xuyên để tạo môi trường sinh trưởng thông thoáng cho cây phát triển
Phương pháp thủ công chỉ phù hợp với khi rệp còn non, mới chớm tấn công. Với những cây nặng phải dùng thuốc phun trừ.
Sử dụng nước rửa chén để trừ rệp sáp
Nguyên liệu: Nước rửa chén, tinh dầu thảo mộc như sả, bạc hà, dầu ăn để nâng cao hiệu quả của thuốc phun và 1 bình xịt dạng phun sương.
Cách thực hiện
Đầu tiên bạn pha hỗn hợp hồn 10ml nước rửa chén loại bất kỳ với 10 giọt tinh dầu thảo dược và 2 thìa canh dầu ăn vào 1,5 lít nước. Dùng một chiếc que khuấy đều rồi đổ vào bịt xịt.
Tiếp đó bạn phun dung dịch đã pha trực tiếp lên những cây trồng đang bị rệp sáp tấn công. Đồng thời cũng phun xung quanh cây trồng trong bán kính khoảng 60cm để tránh rệp sinh sôi nảy nở tiếp tục gây hại cho cây trồng. Với phương pháp này, khi nước rửa chén khô sẽ tạo một lớp màng bọc xung quanh rệp sáp khiến chúng bị thiếu dưỡng khí và chết đi nhanh chóng.
Sau khi đã phun xong, bạn chờ cho hỗn hợp khô hoàn toàn rồi vệ sinh lại thân lá, tránh cho dầu ăn bám trên bề mặt lá khiến cho lá không quang hợp được, đồng thời cũng rửa đi xác rệp bám trên cây, ngăn bệnh quay lại. Bạn có thể dùng khăn lau sạch bề mặt lá và cành cây nếu diện tích phun ít. Còn nếu diện tích phun lớn bạn nên dùng nước sạch phun rửa lại sẽ nhanh hơn.
Bạn nên sử dụng phương pháp này vài ngày một lần, chỉ sau vài lần thực hiện bạn sẽ thấy số lượng rệp sáp giảm đi nhanh chóng. Đây là phương pháp diệt trừ rệp sáp đơn giản nhưng an toàn và hiệu quả mà bạn nên áp dụng.
Lưu ý khi sử dụng nước rửa chén diệt rệp sáp
Thời điểm phun dung dịch để trừ rệp sáng bằng phương pháp này tốt nhất là 9 – 10 giờ sáng khi trời bắt đầu nắng nóng. Bạn nên xịt thường xuyên và vệ sinh lại cẩn thận để loại bỏ nhanh chóng rệp sáp và bảo vệ cây.
Ngoài ra, bạn có thể pha thêm 50g Dipterex vào dung dịch nước rửa chén để tăng thêm hiệu quả cho thuộc phun. Tác dụng của dipterex là khiến cho rệp bị ngộ độc, mất đi khả năng kháng cực và dễ dàng bị tiêu diệt.
Phòng trừ rệp sáp hại quả
Rêp sắp bắt đầu hại quả từ thời điểm sau khi cây nở hoa và kéo dài tới khi hết thu hoạch. Chính vì vậy mức độ gây hại của nó là rất lớn. Trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa là thời điểm mà rệp gây hại nặng nhất, nhất là sau những cơn mưa trong mùa khô.
Tuy nhiên khi mùa mưa bắt đầu, độ ẩm trong không khí cao thì số lượng rệp lại giảm hẳn. Khi quả được thu hoạch hết, loài rệp chuyển sang ký sinh trên những cụm hoa chưa nở ở đầu cành, chúng đẻ trứng ở đó khiến cho quả non bị rụng và cành non chết.
Bên cạnh đó rệp sáp và kiến có mối quan hệ cộng sinh. Biểu hiện rõ rệt nhất là khi rệp sáp hại quả phát triển mạnh thì sau đó loài nấm muội đen phát triển ngày càng nhiều. Tuy nhiên với loại nấm muội đen này bạn không cần phun thuốc diệt trừ. Chúng xuất hiện dựa vào loài rệp sáp nên khi bạn tiêu diệt được rệp sát thì loài nấm muội đen này cũng tự nhiên và biến mất theo.
Kẽ lá, nụ hoa và chùm quả non là những vị trí mà rệp hay đẻ trứng. Một con rệp cái một lần đẻ đến 500 trứng theo từng lúa và trứng sẽ được ấp ở chính bụng của rệp cái. Sau 2 – 3 ngày nở rệp non sẽ bò ra và tìm nơi ở cố định nhanh chóng. Giai đoạn trứng sẽ kéo dài 5 – 7 ngày, vòng đời của một con rệp sẽ kéo dài khoảng 26- 40 ngày.
Phòng trừ
Với loại rệp sáp hại quả bạn cần phải thường xuyên theo dõi sự xuất hiện của rệp để nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nếu rệp chỉ mới xuất với mức độ hại còn thấp thì bạn có thể cắt bỏ cành bị rệp đó rồi gom lại đốt nơi xa khu vực trồng. Nếu rệp gây hại ở mức độ nặng thì ngoài biện pháp thủ công bẹn nên sử dụng thuốc hóa học.
Khi phun thuốc bạn chú ý phải phun thật kỹ vào những chùm quả, kẽ lá nơi có rệp sinh sống. Nguyên nhân rệp ký sinh ở vị trí khuất tầm mắt lại có lớp sáp không thấm nước bao bọc bên ngoài.
Với loại rệp sáp hại quả này bạn nên sử dụng những loại thuốc có hiệu lực cao như Tricel 48EC. Phun với liều lượng 30ml/16 lít, lần thứ hai cách lần thứ nhất 5 – 7 ngày.
Phòng trừ rệp sáp hại rễ
Loài rệp sáp hại rễ cùng có lớp sáp màu trắng bao bọc bên ngoài thân. Loại rệp sáp hại quả có thân mỏng hơn loài rệp sáp hại rễ. Gọi là rệp sáp hại rễ bởi chúng thường thích hút nhựa ở phần cổ rễ. Vào mùa mưa khi độ ẩm trong không khí cao chúng lại càng phát triển mạnh. Sau khi được ấp dưới bụng mẹ 2 – 3 ngày rệp con sẽ bò đi nơi khác sinh sống.
Gặp điều kiện môi trường thuận lợi mật độ rệp phát triển dày, lan dần sang các rễ ngang và rễ tơ, chúng kết hợp cả với loài nấm Bornetina Corium tạo thành măng-sông bao quanh rễ cây. Đây là nguyên nhân khiến cho rễ cây bị hư hỏng. Các vết hút chích của rệp sẽ tạo ra các vết thương thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập gây bệnh hại như thối kế.
Kiến là loài cộng sinh và hỗ trợ rệp, khi có động chúng sẽ tha rệp đi trốn và khi yên tĩnh trở lại chúng lại tha rệp về chỗ cũ để tiếp tục hút chích nhựa.
Một con rệp sáp hại rễ có vòng đời khoảng 20 – 50 ngày và biến động theo mùa, nó khác với loài rệp hại quả không đẻ trứng mà đẻ con. Khả năng sinh sản của rệp sáp hại rễ cũng cao, một con mẹ có thể đẻ khoảng 200 con và không chỉ đẻ một lứa.
Phòng trừ
Để phòng từ rệp sáp, trong mùa mưa bạn cần kiểm tra thường xuyên phần cổ rễ dưới mặt đất để phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp.
Sử dụng các loại thuộc như TRICEL 48EC, với liều lượng 40ml/4 lít nước để phun trừ nếu thấy mật độ rệp cao và có nguy cơ lây lan xuống rễ. Khi phun bạn đào đất lên và phun đến đâu đào đất lên rồi lấp ngay đất lại.