Bệnh bạc lá lúa do đâu? Thuốc trị dứt điểm sau 3 ngày

Bệnh bạc lúa có tên khoa học là Xanthomonas oryzae. Dân gian còn gọi loại bệnh này là bệnh cháy bìa lá lúa. Đây là một loại bệnh gây hại điển hình do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, hại diện rộng ở nhiều vùng trồng lúa ở khắp cả nước.

Trong bài viết hôm nay, cùng #higlumcom tìm hiểu về bệnh bạc lúa nhé!

Tìm hiểu về bệnh bạc lúa

Bệnh bạc lúa được phát hiện đầu tiên vào những năm 1884 – 1885 ở Nhật Bản. Đây là loại bệnh xuất hiện rất phổ biến ở các quốc gia có nền văn minh lúa nước, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Xaay Lan, Philippines…

Bệnh bạc lúa cũng xuất hiện ở Việt Nam khá lâu trên các giống lúa mùa cũ. Trong những năm 1965-1966 trở lại đây bệnh bạc lá xuất hiện phổ biến hơn và gây hại nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa ở nước ta, đặc biệt là các giống lúa nhập nội trong các vụ mùa và vụ chiêm xuân.

Năng suất lúa bị ảnh hưởng lớn do bệnh bạc lá
Năng suất lúa bị ảnh hưởng lớn do bệnh bạc lá (nguồn : higlumcom)

Tùy thuộc vào giống lúa và thời kỳ bị bệnh sớm hay muộn, mức độ nặng hay nhẹ mà ảnh hưởng của bệnh bạc lá cũng khác nhau. Khi lúa mắc bệnh, lá đòng sẽ sớm tàn, sau đó nhanh chóng khô và chết, tỷ lệ hạt lép cao khiến cho năng suất giảm sút rõ rệt.

Tìm hiểu về triệu chứng gây hại của bệnh bạc lúa

Trong suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín bệnh bạc lá có thể xuất hiện và phá hại bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, từ say khi lúa đẻ – trỗ – chín- sữa các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn:

Trong giai đoạn mạ biểu hiện của bệnh không rõ rệt như ở giai đoạn trên lúa. Chính vì vậy mà người nông dân sẽ dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng khô đầu lá do sinh lý. Vị trí mà vi khuẩn hại mạ biểu hiện các triệu trứng là ở phần mép lá, mút lá với những vệt dài ngắn khác nhau. Có những vệt màu xanh vàng, cúng có những vệt màu nâu bạc. Lá sau đó sẽ khô xác dần đi.

Xem thêm  Sâu đục thân bướm hai chấm và những điều cần biết

Trong giai đoạn sinh trường, triệu chứng bệnh bạc lá xuất hiện rõ rệt hơn. Tuy nhiên tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường mà các triệu chứng có thể thay đổi ít nhiều. Các vết bệnh lan từ mép lá vào trong phiến lá hay kéo dài theo cả gân chính. Tuy nhiên cũng có những vết bệnh lan từ ngay giữa phiến lá rồi rộng thêm ra. Vết bệnh khiến cho lá đổi màu, khô xác.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bạc lá lúa
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bạc lá lúa

Nguyên nhân gây bệnh bạc lá lúa

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh bạc lá. Một số nguyên nhân chính đó là:

  • Giống cây trồng mẫn cảm với bệnh bạc lá, đặc biệt là giống tạp giao và một số giống chất lượng cao.
  • Trong thời kỳ cây lúa cần quang hợp cao thời tiết chuyển sang nóng ẩm, mưa gió lớn
  • Trước khi trồng làm đất không kỹ. Khi cây lúa ra lá non gặp trời mưa giông không khí ẩm ướt sẽ dễ mắc bệnh bạc lá.
  • Nếu bón phân đạm nhiều, bón không cân đối dinh dưỡng, thời gian không hợp lý cũng dễ khiến cây lúa mắc bệnh bạc lá.

Thêm một nguyên nhân nữa là do kỹ thuật thâm canh, gieo cấy mắc phải một số lỗi như:

  • Vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống dẫn nhựa của cây lúa khi nhổ mạ bị đứt rễ hoặc lá bị tổn thương trong quá trình nhổ cây mạ.
  • Lúa cấy dày, mật độ cao, giống lúa trồng không đảm bảo chất lượng
  • Trên hạt giống, cỏ dại hoặc tàn dư có nguồn bệnh.

Tìm hiểu về đặc điểm phát triển bệnh và mức độ lây lan bệnh gây nên

Bệnh bạc lá có thể phát sinh ở tất cả các vùng trồng lúa ở miền bắc nước lá. Vào vụ chiêm xuân, bệnh thường phát sinh vào tháng 3,4 và tháng 5,6 khi lúa chiêm xuân trỗ và chín bệnh lại càng hại nặng hơn.

Xem thêm  Bệnh xoăn lá do đâu? cách trồng và và trị xoăn lá hiệu quả

Tuy nhiên ở vụ chiêm xuân mức độ bệnh chưa thực sự nghiêm trọng, tác hại cũng ít hơn so với vụ mùa. Tuy nhiên ở một số giống lúa xuân cất muộn, nhiễm bệnh ngay từ khi lúa làm đòng thì tác hại của bệnh sẽ lớn hơn.

Trong vụ mùa, bệnh bạc lá phát triển và gây hại trên diện rộng. Bệnh có thể phát sinh sớm khi lúa trổ đòng, trỗ – chín sớm sữa với các loại lúa sớm vào khoảng tháng 8. Đặc biệt bệnh sẽ phát sinh sớm và nặng với các giống lúa mẫn cảm khiến cho năng suất lúa bị giảm nhiều. Bệnh sẽ nhẹ hơn, tác hại cũng ít hơn với các trà lúa trổ muộn vào tháng 10.

Nhìn chung vào giai đoạn lúa làm đòng và chín sữa là giai đoạn bệnh phát triển mạnh và cây lúa cũng dễ nhiễm bệnh nhất.

Nếu trồng lúa ở nơi đất chua, ngập úng nước, đất hẩu, nhiều mùn, lúa bị bóng cây che sẽ khiến cho bệnh dễ tấn công hơn.

Vào thời kỳ mạ đến khi lúa đẻ nhánh bệnh sẽ tương đối ít hơn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

Các biện pháp phòng trừ bệnh bạc lúa

Bệnh bạc lúa hiện nay chưa có loại thuốc nào trừ đặc biệt. Mới cho có loại thuốc với khả năng phòng bệnh tốt, trừ được bệnh khi mới phát ở cập bệnh nhẹ. Chính vì vậy cần chú trọng nhiều hơn đến biện pháp phòng bệnh cho cây. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn:

Biện pháp canh tác, kỹ thuật 

Lựa chọn những giống lúa có sức chống chịu bệnh tốt để gieo trồng. Trước khi trồng nếu lô hạt bị nhiễm bắt buộc phải xử lý xong mới tiến hành gieo trồng.

Điều chỉnh sự sinh trưởng của cây tránh giai đoạn lúa làm đòng – trỗ trùng với những điều kiện phù hợp cho bệnh phát triển ở cây.

Bón phân đúng giai đoạn, đúng kỹ thuật. Chú ý với phân đạm bón nặng đầu nhẹ cuối. Khi bón thúc sớm cần cân đối với tỷ lệ phân kali.

Xem thêm  Bọ nhảy nguy hại như thế nào? cách nhận biết và diệt trừ

Nước ở ruộng cần điều chỉnh ở mức thích hợp. Sau khi lúa đẻ nhánh tốt nhất nên để mức nước nông, khoảng 5 – 10cm. Khi phát hiện bệnh mới chớm xuất hiện phái tiến hành rút nước, tháo nước ngay. Ruộng để khô trong 2 – 3 ngày để hạn chế sự sinh trưởng của cây,

Chăm sóc lúa theo đúng kỹ thuật canh tác giống lúa cải tiến SRI. Các giống lúa lai trong vụ ở các tỉnh phía bắc phải chú ý bố trí cơ cấu mùa vụ và xác định cụ thể các vùng sản xuất. Không nên bố trí diện tích lúa lai lớn trong vụ mùa. Còn với các giống lúa chất lượng gieo cấy trong vụ mùa nên đẩy lùi thời vụ vào khoảng cuối tháng 7. Bệnh bạc lá sẽ ít hơn nếu lúa trỗ trong khoảng thời gian từ 25/9 – 5/10.

Một biện pháp giảm nhẹ bệnh nữa là bạn nên cấy mạ đủ tuổi.

Khi bón phân chú ý bón cân đối phân NPK, không bón thừa hay bón muộn. Với phân kali không nên bón vào lúc lúa đứng cái. Nguyên nhân là lúc này lúa bị huy động đạm nên rất dễ bị bệnh bạc lá.

Nên dùng vôi hoặc tro bếp bón cho đất, khi làm đất phải đủ ngấu nếu không rễ sẽ bị ngộ độc.

Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, đặc biệt sau những ngày mưa giông kéo dài. Dừng ngay việc bón phân đạm nếu bệnh xuất hiện và không phun các loại phân bón lá, thuộc kích thích sinh trưởng.

Biện pháp hóa học phòng 

Thuốc hóa học thường không thực sự hiệu quả nếu bệnh đã phát triển nặng trên đồng ruộng. Tuy nhiên bạn có thể phòng bệnh bằng cách phun một số loại thuốc có hoạt chất Streptomycin sulfate, Quaternary Ammonium Salts, Salicylic acid,  Kasugamycin, Gentamicin sulfate,, Fosetyl Aluminium… (nguồn : higlumcom)

Biện pháp kỹ thuật bón phân cho lúa 

Ưu tiên chọn những  giống lúa sạch bệnh hoặc giống lúa có khả năng chống chịu bệnh tốt,

Xây dựng cơ cấu lúa lai mùa vụ hợp lý, xác định khu vực sản xuất cụ thể pử các tỉnh phía bắc. Trong vụ mùa không nên bố trí nhiều diện tích lúa lai.

Trước khi trồng phải tiến hành xử lú đất, làm đất phải để cho ngấu để tránh rễ cây bị ngộ độc hay nhiễm bệnh vàng lá.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi đồng ruộng, nhất là sau đợt mưa giông.

4.8/5 - (9 votes)