Cách phòng tránh rầy nâu và thuốc diệt trừ hiệu quả

Khi trồng lúa để đảm bảo vụ lúa thắng lợi thì cần nắm vững những sâu bệnh gây hại cũng như cách phòng trừ. Nhất là rầy nâu.

Bài viết này, #higlumcom sẽ giúp bà con nhận biết rầy nâu cũng như cách phòng trừ chúng hiệu quả để đảm bảo lúa tốc cũng như tránh được một số bệnh liên quan do loại rầy này gây ra. 

Đặc điểm của rầy nâu

Đặc điểm hình thái của rầy nâu

Rầy đẻ trứng thành từng ổ mỗi ổ có 5 đến 12 quả. Đẻ ổ trứng rất sát nhau. Hình dạng nhỏ, dài và hơi nhọn khá giống quả chuối tiêu. Ổ trứng trong suốt, lúc gần nở chuyển vàng và xuất hiện 2 điểm mắt đỏ. 

Rầy non tầm 5 ngày tuổi thần mũm. Khi mới ra đời có màu trắng sữa, sang ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sẽ có màu nâu vàng. Lúc này chúng đã rất hoạt bát rồi. 

Rầy trưởng thành chia thành loại cánh dài hay cánh ngắn nhưng dù dạng nào cũng thể thấy con đực nhỏ hơn con cái. 

Bệnh rầy nâu khá phổ biến trên cây lúa - cần được diệt trừ kịp thời
Bệnh rầy nâu khá phổ biến trên cây lúa – cần được diệt trừ kịp thời (nguồn : higlumcom)

Đặc điểm sinh thái

Vòng đời của chúng chỉ từ 25 đến 30 ngày chia thành từng giai đoạn như sau. Trứng kéo dài 6 đến 8 ngày. Ấu trùng từ 12 đến 15 ngày và rầy trưởng thành chỉ tầm 4 đến 5 ngày. 

Chúng hoạt động chủ yếu về ban chiều tối, sẽ bò lên thân và lá, còn ban ngày ít hoạt động hơn. 

Tùy vào nhiệt độ, độ ẩm hay dinh dưỡng mà rầy sẽ phát sinh loại cánh dài hay cánh ngắn.

Thường thì nhiệt độ thấp, thức ăn nhiều, độ ẩm lớn thì đa phần sẽ là rầy cánh ngắn.

Nhiệt độ cao, độ ẩm ít, thức ăn không có nhiều sẽ là rầy cánh dài. 

Ở điều kiện bình thường thì các con cánh dài chia tỉ lệ đực cái cân bằng. Còn ở môi trường lí tưởng thì rầy cắn ngắn cái chỉ bằng ⅓ rầy đực mà thôi.

Xem thêm  Bệnh đạo ôn hại lúa là gì? nhận biết và cách phòng tránh

Đối với miền Nam thì rầy gây hại cả vụ lúa nhưng miền bắc rầy thường diễn ra vào vụ xuân tầm tháng 5 và vụ mùa tầm tháng 9 đến tháng 10. 

Hình ảnh rầy nâu
Hình ảnh rầy nâu

Đặc điểm gây hại của rầy nâu

Dù là rầy non hay trưởng thành thì đều hút nhựa từ cây non hay lá.

Chúng có thể xâm nhập ngay từ thời kỳ mạ.

Vào lúc đẻ nhánh lúa nhiễm bệnh sẽ có các vệt nâu đậm ở thân. Cây nào nặng thì vàng vọt, còi cọc rồi chết. 

Khi đến thời kỳ làm đòng rầy sẽ gây hại trên bông lúa làm bông lép đen, cây khô héo.

Chúng là nguyên nhân truyền các bệnh như vàng lùn, xoăn lá lúa. Chúng sẽ làm cho lá chuyển màu vàng, cây gầy còi không phát triển được dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng trên ruộng lúa.

Đặc điểm truyền bệnh

Loại này có đặc điểm là phải có nguồn bệnh mới truyền bệnh được. Những nguồn bệnh này có thể là lúa bệnh, cỏ bệnh và đang tồn tại trên ruộng.

Nó sẽ chích hút từ những cây lúa vàng, thấp còi sau đó sẽ ủ bệnh trong cơ thể và truyền sang cây khỏe mạnh hơn. Chúng có khả năng truyền bệnh đến tận khi chết. (nguồn : higlumcom)

Những biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa

Biện pháp canh tác

  • Chọn giống khỏe mạnh có khả năng chịu rầy tốt.
  • Làm sạch cỏ, gốc rạ, lúa chét trên ruộng cũng như quanh bờ.
  • Nên sạ thưa hoặc vừa phải, mỗi ha chỉ cần 100 đến 120 cân thóc là được. Sạ hàng thì giảm xuống còn 70 đến 80 cân. 
  • Mỗi lần sạ thì cần gieo tập trung và đồng thời điểm trên một mảnh ruộng lớn. 
  • Cân đối phân đạm, lân, kali bón cho ruộng.
  • Khi lúa lên tốt cần tỉa bớt, dọn cỏ để ruộng thông thoáng, tránh rầy làm tổ. 
  • Kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện rầy kịp thời và có biện pháp phòng trừ.
  • Cách ly 2 lần lúa tối thiểu là 1 tháng chứ không trồng liên tục. 
  • Ổn định mực nước để hạn chế rầy chích hút nhựa thù thân cây.

Biện pháp sinh học

Dùng thiên địch với rầy là nhện Araneus inustus hoặc Pardosa pseudoannulata.

Biện pháp hóa học

Giai đoạn lúa đầu vụ

Nếu rầy chỉ là rấy mới nở hoặc rầy non thì dùng loại Butyl 10WP với mỗi bình 8l sẽ dùng 20g. Hoặc dùng Butyl 40WDG mỗi bình 8l pha 4g. Cũng có thể dùng Butyl 400SC mỗi bình 8l pha 4ml.

Xem thêm  Rệp sáp là gì? nguyên nhân và thuốc trị rệp sáp hiệu quả

Nếu ruộng lẫn cả rầy trưởng thành thì lại dùng Bascide 50EC mỗi bình 8l pha từ 20 đến 30ml. Cũng có thể dùng hỗn hợp Butyl cùng với Bascide sau đó phun mỗi lần khoảng 5 đến 6 bình cho 1 lần công ruộng. 

Giai đoạn lúa phát triển

Nếu lẫn rầy trưởng thành và rầy non hoặc chỉ rầy trưởng thành thì dùng Dragon 585EC. Cashc pha 8l nước với 15 đến 20ml thuốc rồi mỗi ruộng phun từ 4 đến 5 bình tùy tình trạng rầy.

Cũng có thể pha thêm 25 đến 30ml dầu khoáng SK-Enspray 99EC cho mỗi bình để đạt hiệu quả cao hơn. 

Cũng có thể dùng Bascide 50EC với cách pha 20 đến 30ml cho 8l nước và phun 5 đến 6 bình 1 ruộng. Hoặc dùng Mipcide 50WP với cách pha 8l cùng với 20g thuốc và phun mỗi ruộng từ 4 đến 5 bình. 

Giai đoạn sau khi lúa trổ

Khi mật độ rầy lớn, gồm cả con non và con trưởng thành thì tốt nhất nên dùng Actara 25WDG rồi pha 8l nước với 1g thuốc. Một hecta ruộng cần khoảng 25 đến 80g. Hoặc dùng Amira 25WDG với cách pha tương tự. 

Lưu ý khi phun thuốc

Khi cây đang nở hoa hay thụ phấn tuyệt đối không phun thuốc.

Khi rầy mới nở phun là tốt nhất. 

Sáng sớm và chiều mát là lúc rầy bò ra nhiều, phun lúc này là rầy chết nhiều nhất. 

Nên cho nước vào ruộng trước khi phun để rầy bò lên cao dễ gặp thuốc hơn. Thời gian cách ly khi phun tầm 10 ngày. 

Nếu ruộng lúa tốt quá thì rẽ thành từng băng một và phun. Mỗi băng chừng 1 đến 1,5m sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Khi phun thì phun vào thân, gốc và căn cố định mức nước chừng 2 đến 3 cm là được. 

Rầy lưng trắng gây hại cho cây

Đặc điểm hình thái:

– Cũng giống rầy nâu, trứng của rầy lưng trắng giống quả chuối tiêu nhưng nhỏ hơn. Chiều dài cũng lớn hơn và đầu cũng nhọn hơn. Chúng sẽ đẻ trứng và làm tổ dọc theo thân lá hoặc cũng có thể ẩn trong bẹ hoặc làm tổ trên gân lá. Mỗi ổ trứng chỉ tầm 2 đến 7 quả mà thôi.

– Những con rầy mới nở có màu trắng hơi đụng, khi đến 3 ngày tuổi sẽ có vết vằn trắng xuất hiện trên lưng. 

Xem thêm  Phòng trị tuyến trùng như thế nào? nguyên nhân và cách diệt trừ

– Khi trưởng thành chuyển sang màu nâu đen và có sọc trắng ở lưng. Bụng màu đen nhưng cơ thể lại có màu trắng sữa. Con cái chia thành hai dạng tùy theo độ dài cánh là cánh dài hay cánh ngắn. Con đực chỉ có cánh dài mà thôi. 

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

Đối với rầy lưng trắng vòng đời chri từ 24 đến 28 ngày. 

Rầy cái trưởng thành thì mỗi lần có thể đẻ liên tục 6 ngày, lần nào đẻ cũng tầm 150 đến 350 trứng. Các con trưởng thành đều có tính hướng về nơi ánh sáng nhiều mạnh. 

Tương tự rầy nâu rầy lưng trúng thích nơi nóng ẩm, độ ẩm lớn, nhất là thời tiết mưa nắng đan xen. 

Diện tích phân bố của rầy lưng trắng cao, khả năng di chuyển lớn nên du nhập cũng cao. 

Chúng gây hại theo cách là rầy con hay rầy trưởng thành đều sẽ hút nhựa từ thân là lá lúa. Nếu thời điểm đó là giai đoạn trổ bông thì số lượng bông cũng như chiều dài bông giảm rõ rệt, hạt lúa không mẩy, chín chậm. Các giống lúa lai, nhiễm dày, lúa dùng nhiều đạm hay cấy sát nhau là nơi rầy lưng trắng gây hại nhiều nhất.

Đây là nguyên nhân truyền virus lùn sọc đen cho lúa nên cần đặc biệt chú ý. 

Các biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng 

– Chọn cây giống có khả năng chống chịu với rầy.

– Thời gian cách ly tối thiểu giữa hai vụ mùa là 1 tháng. Đồng thời cũng không để vụ lúa chết trong năm.

– Trồng lúa khoảng cách vừa đủ, dùng đủ lượng phân NPK. Không nên bón thừa đạm cho ruộng. 

– Tốt nhất sau khi sạ xong thì cho nước vào ruộng để đảm bảo lúa non không bị rầy tấn công và duy trì mức nước này ổn định. 

– Kiểm tra đồng thường xuyên để đảm bảo rầy không có cơ hội phát triển mạnh cũng như có biện pháp xử lý kịp thời. Kiểm tra tại các gốc lúa để biết. 

– Nếu mật độ rầy đạt từ 2000 con trên 1m2 nhất là khi lúa vào giai đoạn đẻ nhánh hay làm đòng hoặc 3000 con trên 1m2 thì vào thời kỳ làm đòng trổ bông thì cần phun thuốc ngay. Nhớ phun theo quy tắc đúng liều đúng thuốc, đúng lúc và đúng cách. 

Kết Luận

Rầy nâu là loại động vật gây hại nhiều cho mùa màng. Chính vì thế bạn cần có những biện pháp chữa trị kịp thời để đảm bảo vụ mùa được năng suất cao, bằng những biện pháp chúng mình đã nêu ở trên.

4/5 - (3 votes)