Bệnh cháy lá là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở cây trồng, phát sinh thường vào đầu vào mùa, khi thời tiết nắng mưa xen kẽ thất thường.
Tên khoa học của loại bệnh này là Pestalotia funereal. Tại các vườn ươm đây được coi là loại bệnh hại nguy hiểm nhất. Thiệt hại gây ra lên đến 40 – 50%. Chúng làm chết lá, rụng cành khiến cho năng suất sản phẩm giảm sút.
Table of Contents
Bệnh cháy lá trên cây mai
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân của bệnh cháy lá do nấm Pestalotia funerea gây ra
Một số triệu chứng thường gặp ở cây mắc bệnh như: Lá xuất hiện các vệt màu nâu ở chóp lá và mép lá. Bệnh lan nhanh vào phiến lá tạo thành các mảng màu nâu lớn như lá bị đốt cháy.
Khi bệnh hại nặng hơn một phần nửa diện tích phiến lá bị cháy khiến cho lá mất đi chất diệp lục, chuyển màu vàng và rụng nhanh chóng. Loại bệnh này thường xuất hiện nhiều vào cuối mùa thu ở các cây lá già, khiến cho cây sinh trưởng chậm và thiếu dinh dưỡng.
Biện pháp phòng tránh
Để phòng chống bệnh cháy lá bạn áp dụng các phương pháp sau”
- Bón phân đầy đủ, hợp lý để gia tăng độ dinh dưỡng cho đất.
- Với những cây bị hại bạn ngắt bỏ lá bệnh, thu gom lá rụng dước gốc rồi tập trung tiêu hủy ở xa cây trồng.
- Tiến hành phun một số loại thuốc sau:
Thuốc hóa học
Loại thuốc hóa học mà bạn có thể sử dụng là Coc 85 WP. Loại thuốc này phòng trị các loại nấm bệnh và diệt trừ vi khuẩn từ gốc đồng rất hiệu quả. thuốc có dạng bột mịn, bám dính tốt và khó rửa trôi. Đồng thời loại thuốc này cũng cung cấp một phần vi lượng đồng giúp cho cây hoa ra bông nhiều hơn.
Coc 85 WP là thuốc phòng trị nấm bệnh, diệt khuẩn từ gốc Đồng, dạng bột mịn, loang trải đều, bám dính tốt, không rửa trôi. Cung cấp một phần vi lượng Cu cho hồng giúp cho hoa ra nhiều hơn.
Nhờ vào khả năng chống rửa trôi mà khi sử dụng bạn sẽ không phải lo lắng nhiều đến việc thuốc bị rửa trôi khi trời mưa hay ảnh hưởng đến nước sinh hoạt.
Thành phần trong thuốc có chứa hoạt chất Copper Oxychloride.
Cách sử dụng: Bạn pha 5g thuốc với 20l nước rồi dùng bình xịt phun đều trên lá mỗi tuần 1 lần.
Bệnh cháy lá trên cây lúa
Bệnh cháy lá trên cây lúa có nguyên nhân do vi khuẩn Xanthomonas 0ryzae pv. Oryzae gây ra. Bệnh thường nặng hơn khi độ ẩm trong không khí cao, thời tiết âm u, mưa nhiều, đặc biệt là mùa mưa bão.
Ở nhiệt độ 26 – 30 độ C, độ ẩm không khí cao từ 90% trở lên bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh.
Cách nhận biết
Thông thường bệnh sẽ phát triển ở hai bìa lá. Mới đầu chóp lá sẽ bị tấn công đầu tiên sau đó mới lan dần xuống bìa lá.
Ban đầu chỉ có những vệt nhỏ trong suốt nằm giữa các gân lá xuất hiện. Nhưng về sau bệnh lan nhanh và chuyển sang màu vàng nâu.
Những vị trí bị bệnh thường chuyển màu trắng mờ, dịch vi khuẩn có chứa bên trong và vào sáng sớm, chiều tối và ban đên thường nhỏ giọt ra ngoài, lá bị khô, chuyển màu và mất đi khả năng quang hợp.
Vào thời kỳ cây lúa đứng cái, làm đòng và trổ bông bệnh hại nặng nhất. Những đường gợn sóng ở hai bìa lá sẽ xuất hiện khi bệnh nặng.
Phương pháp điều trị
Dùng giống lúa khỏe, có khả năng chống chịu tốt để gieo trồng, đồng thời sạ thưa
Cải tạo, vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng vụ mới để tránh vi khuẩn sinh sôi.
Bón phân hợp lý dựa trên màu lúa.
Mực nước trong ruộng giữa ở mức 5 – 10cm so với cây lúa.
Tiến hành rút hết nước trong ruộng và rắc vôi với liều lượng 10 – 20kg/1.000m2 khi mới phát hiện bệnh,
Để điều trị bệnh chát lá trên lúa có thể sử dụng thuốc TT Basu 250WP. Đây là loại thuốc đặc trị bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra.
Bệnh cháy lá trên cây cà phê
Nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiêu là môi trường ẩm ướt khi nấm lây lan bệnh nhanh chóng.
Bệnh khiến lá rụng sớm, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và kết quả, làm giảm năng suất khi thu hoạch. (nguồn : higlumcom)
Cách phòng tránh và điều trị
Cần tới nước thường xuyên cho cây nhưng vẫn đảm bảo độ ẩm vừa đủ. Đồng thời phải duy trì khoảng khách hợp lý giữa các cây.
Kết bài
Bệnh cháy lá gây ra nhiều tác hại cho cây. Bạn nên có kế hoạch phòng ngừa và điều trị kịp thời để bảo vệ cây trồng.