Rầy xanh do đâu? Dấu hiệu và cách diệt trừ dứt điểm

Rầy xanh là một loại côn trùng gây hại cho lá và búp chè, hậu quả là khiến lá cây bị khô phần chóp và búp chè bị nhỏ lại, phát triển chậm hơn và thâm đen phần lá. Vì vậy cần có biện pháp để giải quyết và khắc phục.

Trong bài viết này #higlum xin chia sẻ một số kiến thức cần thiết dành cho mọi người!

Rầy xanh là gì? đặc điểm và cách nhận biết

Rầy xanh là gì?

Chlorita flavescens Fabr là tên khoa học của rầy xanh. Ở nước ta hiện nay rầy xanh xuất hiện nhiều ở các vùng chuyên canh chè hay và nhiều khu vực khác trên khắp đất nước.

Nếu nó xuất hiện nhiều có thể gây ra lá non bị khô cháy, cong và rụng nhiều, có nhiều trường hợp khiến cây bị gầy guộc, kém phát triển gây ra sự giảm mạnh về chất lượng và thất thu về kinh tế.

Rầy xanh là loại côn trùng gây nhiều phiền toái cho nông nghiệp
Rầy xanh là loại côn trùng gây nhiều phiền toái cho nông nghiệp (nguồn : higlumcom)

Ngoại trừ chè thì loài rầy này còn gây hại đến các loài cây khác như cây lương thực, các loại rau hay các loại cây công nghiệp. Đó chính là lý do khiến công việc phòng trừ chúng gặp không ít khó khăn vì nguồn thức ăn của chung hiện diện khắp nơi trên các cánh đồng. 

Triệu chứng khi cây bị rầy xanh và mức độ gây hại của chúng

Cách thức rầy xanh hút dịch chính là tập trung hút ở một chỗ, có thể là dịch tế bào ở cuống búp hay gân lá ở mặt dưới của những chiếc lá non. Để lại những lỗ nhỏ li ti  chuyển màu nâu sẫm. 

Hậu quả của việc này là làm cho hệ thống mạch dẫn của cuống búp và gân lá bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận của cây, khiến búp chè rũ xuống.

Xem thêm  Cách phòng tránh rầy nâu và thuốc diệt trừ hiệu quả

Nếu thời tiết khô nóng cây còn có thể bị khô héo từ búp, lá xuống đến thân cây. Nếu bạn thấy cây bị rụng hết lá chỉ còn lại cuộn của búp chè thì nghĩa là cây đã bị rầy xanh gây hại rất nặng. Một đồi chè xanh chỉ còn lại màu vàng đỏ cằn cỗi, xấu xí. 

Những cây chè con khi bị rầy xanh ăn sẽ bị khô đọt, thiếu dinh dưỡng nên sinh trưởng kém và có thể bị chết, tạo ra các khoảng trống trên luống chè mới trồng. 

Nhận biết rầy xanh

  • Rầy xanh con sau khi nở ra có màu xanh lục chỉ dài khoảng 1mm, cánh rất nhỏ, dần dần sẽ chuyển màu và dài thêm 2 đến 3mm nữa. 
  • Rầy xanh sau khi trưởng thành có thể dài từ 2,5 đến 4mm, toàn thân có màu xanh lá non trừ phần bên trong cánh có màu xanh lục, cụp xuống hình mái nhà.
  • Rầy xanh đẻ trứng, trứng của nó thuôn dài như chuối tiêu khoảng 0,8mm, khi mới đẻ có màu trắng sữa, dần dần sẽ chuyển sang màu xanh hay nâu nhạt, đây dấu hiệu cho thấy trứng chuẩn bị nở.

Sự phát triển của rầy xanh

Rầy xanh sinh trưởng và kiếm ăn quanh năm, mỗi năm có khoảng 10 lứa rầy xuất hiện. Đặc biệt trong các tháng 3,4,5 và các tháng 9,10,11. Từ tháng 3 đến tháng 5 cây chè có khả năng nguy hiểm hơn vì mật độ dày cũng như sức chịu đựng của cây chè còn yếu vì chúng đang trong quá trình phục hồi sau đợt thu hoạch cuối năm trước. 

Trong thực tế ghi nhận được thì những đồng chè non sẽ có xu hướng bị phá hoại nhiều hơn là những nương chè trưởng thành, lâu năm, những đồng chè bị đốn phớt bị rầy xanh gây hại nhiều hơn những đồng chè đốn đau.

Những đồng chè ở ven rừng sẽ bị rầy phá hoại nhiều hơn những nương chè nằm ở vị trí xa xôi hay những đồng chè bị đốn sớm vào tháng 12 thì vụ chè Xuân trong năm sau ít gặp rầy xanh gây hại hơn những đồng chè đốn muộn.

Xem thêm  Bọ trĩ nguy hiểm như thế nào? thuốc trị bọ trĩ hiệu quả

Không chỉ vậy, các đồng chè không có cây che thường xuất hiện nhiều rầy xanh hơn đồng chè có trồng cây che bóng râm xung quanh. Các đồng chè áp dụng phương pháp hái khoảng 5 đến 7 ngày một lần (hái trật) thường bị rầy xanh phá hoại nhiều hơn các đồng chè 30 ngày mới hái 1 lần (hái theo lứa) 

Rầy xanh gây hại cây chè

Triệu chứng

Lá chè non bị rầy xanh hút nhựa và dịch tế bào sẽ cong lại thành hình bát úp, viền lá khô héo cằn lại. 

Nếu như bị gây hại nặng, phàn chóp lá sẽ khô và chuyển màu thâm đen lan tràn xuống 2 bên mép. Mọi người gọi đây là trường hợp ”cháy rầy”.

Cây chè là đối tượng rất dễ bị rầy tấn công
Cây chè là đối tượng rất dễ bị rầy tấn công

Những yếu tố tạo điều kiện rầy xanh phát sinh

Như đã nói ở trên tùy vào điều kiện sinh trưởng và tình hình thu hoạch mà khả năng bị gây hại của cây chè khác nhau, ví dụ: 

  • Các đồng chè còn non bị hại nặng hơn đồng chè lâu năm.
  • Các đồng chè ít được chăm sóc, có nhiều cỏ dại cũng bị rầy tàn phá nhiều. 
  • Rầy xanh xuất hiện ở các đồng chè được khuất gió.
  • Nếu thời tiết khắc nghiệt như có mưa to kéo dài hay khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sự phát triển của rầy xanh. 
  • Khi thời tiết bắt đầu giao mùa thì rầy xanh sẽ sinh trưởng mạnh mẽ. 

Tác hại của rầy xanh

Rầy xanh hút nhựa và dịch tế bào của cây khiến chúng bị tổn thương tế bào, gián đoạn quá trình vận chuyển nước. Từ đó cây bị chậm phát triển, còi cọc và thiệt hại nặng đến năng suất vụ mùa.

Các biện pháp giúp phòng trừ rầy xanh

Biện pháp canh tác

Đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là làm tốt các biện pháp về kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây như tưới nước, bón phân khi cần thiết, làm sạch cỏ dại, tỉa cây đúng thời gian,… những việc này sẽ giúp cây chè được khỏe mạnh, sức đề kháng cao để cho năng suất tốt nhất.

Xem thêm  Bệnh xoăn lá do đâu? cách trồng và và trị xoăn lá hiệu quả

Nên đốn cây chè đúng thời điểm từ cuối tháng 12 đến đầu năm sau, không nên đốn muộn. 

Nên trồng thêm cây bóng mát xung quanh ruộng chè để vừa giữ độ ẩm cho đất, vừa tạo nơi ở cho các loài thiên địch của rầy xanh. 

Cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách phù hợp để bảo vệ cây chè cũng như sức khỏe của người sử dụng chè. Lạm dụng thuốc hóa học còn gây nguy hiểm cho chính những người nông dân trồng chè.

Nên quan tâm và kiểm tra đồng chè thường xuyên. Đặc biệt là vào thời điểm rầy xanh xuất hiện nhiều. 

Biện pháp lợi dụng thiên địch

Đây là biện pháp phổ biến được nhiều người sử dụng. Các loài sinh vật sống trên trái đất hầu hết đều có thiên địch riêng của mình. Con người sẽ vận dụng nó để phòng tránh sự gây hại của rầy xanh. Đó chính là nhện bắt mồi, bọ rùa hay chuồn chuồn,… Các loài ong ký sinh trứng rầy cũng là thiên địch của rầy xanh. 

Do đó khi dùng thuốc bảo vệ thực vật cần cẩn thận tránh làm mất nguồn thức ăn cũng như ảnh hưởng đến tính mạng của các loài thiên địch này. 

Các biện pháp sinh học

– Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sử dụng thuốc được kiểm định chất lượng, không có nồng độ chất độc hại quá ngưỡng cho phép, có phổ tác động vừa phải tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

–  Bảo vệ các loài thiên địch trên đồng, ruộng, nương.

– Có thể nghiên cứu đến việc nuôi các loài bắt mồi như bọ rùa,… sau đó thả chúng vào đồng chè để hạn chế số lượng rầy xanh. 

Các biện pháp hóa học

Cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau đây khi dùng thuốc hóa học: 

– Các hoạt chất và thuốc thành phẩm tương ứng có thể tìm thấy trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt nam. Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

– Chỉ sử dụng khi thật cần thiết để trừ hại rầy xanh. 

– Cẩn thận khi chọn loại thuốc sử dụng.

– Nên dùng một trong các loại thuốc có chứa các hoạt chất sau: Acetamiprid, Thiamethoxam, Buprofezin, Pymetrozine, Nitenpyram, Chlorpyrifos…

Kết Luận

Rầy xanh là loài côn trùng gây hại cho đồng chè. Vì vậy cần áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả các biện pháp nêu trên để hạn chế số lượng và sự gây hại của rầy xanh, bảo vệ cây chè phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.

4.3/5 - (9 votes)