Cây cẩm nhung có ý nghĩa gì? cách trồng và chăm sóc

Cẩm nhung là một loài cây đẹp, được nhiều người yêu thích trồng trong sân vườn để làm cảnh hay làm quà tặng trong những dịp đặc biệt như khai trương, tân gia hay lễ tết. Loài cây này có hình dáng nhỏ nhắn, vẻ ngoài xinh đẹp mỹ miều và chứa đựng giá trị phong thủy to lớn. Người ta tin rằng nếu trồng cây cẩm nhung trong nhà sẽ giúp mang đến may mắn, tài lộc.

Cây cẩm nhung không có trồng nhưng chúng sẽ không phát triển đẹp nếu bạn không nắm vững đặc điểm và cách chăm sóc cây. Trong bài viết hôm nay,  cùng #higlumcom tìm hiểu về loài cây này nhé!

Có nên trồng cây cẩm nhung hay không? đặc điểm và ý nghĩa

Cẩm nhung còn được gọi theo tên dân gian là cây may mắn. Loài cây này có thân ngắn, lá mỏng, màu sắc tươi tắn. Cây cẩm nhung có sức sống khỏe, dễ trồng nên bạn không cần phải chăm sóc nhiều. Chính vì vậy cây cẩm nhung thường được đặt ở văn phòng, trường học. Cẩm nhung có màu sắc lá và đường vân rất đẹp khiến cho góc không gian bình thường bỗng trở nên rực rỡ, tràn đầy sức sống.

Bí quyết chăm sóc cây cẩm nhung
Bí quyết chăm sóc cây cẩm nhung

Cây cẩm nhung trong phong thủy được là một vật mang lại may mắn và tài lộc. Do đó nhiều gia đình đã trồng cây này trong nhà, đặt trên kệ tủ, kệ sửa sổ hoặc bàn làm việc với hàm ý mong muốn may mắn vào nhà.

Đặc điểm cây cẩm nhung

Cây cẩm nhung có hình dáng bên ngoài nhỏ nhăn. Thân cây mềm, mảnh mai. Trên thân có các đốt do quá trình thay lá để lại. Thân cây phân nhánh, phần lớn là thân bò.

Cây cẩm nhung thuộc kiểu lá kém. Trên mặt lá có lớp phân trắng. Lá cây mọc đối diện nhau, mặt lá tuy nhỏ nhưng khá dày dặn. Phiến là nhẵn và phần mép không có răng cưa.

Những đốm đỏ trắng hay xanh trắng trên mặt lá cây cẩm nhung đan xen vào với nhau rất đẹp mắt. Đây cũng là điểm thu hút của cây và là dấu hiệu để phân loại cây cẩm nhung đỏ hay cây cẩm nhung xanh.

Cẩm nhung ra hoa với nhiều màu sắc khác nhau. Hoa mọc thành từng chùm với nhiều bông khác nhau hoặc mọc thành đơn lẻ. Hoa mọc ra từ phần nách lá.

Xem thêm  Hoa lồng đèn - đặc điểm, cách nhân giống và chăm sóc

Tên khoa học của cây cẩm nhung là Fittonia. Đây là loại cây bản địa của rừng mưa nhiệt đới ở châu Nam Mỹ, xuất hiện ở nhiều quốc gia trong đó nổi tiếng nhất ở Peru. Cây cẩm nhung du nhập vào Việt Nam từ lâu và nhanh chóng trở thành loại cây cảnh được yêu thích.

Nếu được chăm sóc tốt, cây phát triển khỏe mạnh lá sẽ trở nên cứng cáp và phía mặt sau của lá có một lớp lông mịn. Phiến lá thuôn tròn mềm mại, bên mép lá có màu xanh thẫm hoặc màu đen. Các đường gân là nổi bật với màu xanh hay tím phản quang dưới nắng rất đẹp mắt.

Có nên trồng cây cẩm nhung tại nhà không?
Có nên trồng cây cẩm nhung tại nhà không?

Chiều cao của cây cẩm nhung không quá nổi bật. Thay vào đó chúng có thân rễ phát triển mạnh và có xu hướng lan rộng các nhánh cây.

Rễ cây cẩm nhung là rễ chùm. Rễ khỏe phát triển mạnh và ăn sâu vào lòng đất để lấy chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây cẩm nhung không mọc đơn lẻ mà thường mọc thành bụi nhỏ, các tán lá đối xứng với nhau. Cẩm nhưng không chỉ có một mà có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh bạc hà, tím hồng đẹp mắt. Bạn có thể chọn các màu sắc theo ý thích và phong thủy.

Có nên trồng không? ý nghĩa cây cẩm nhung là gì?

Cẩm nhung là loài cây chứa đựng nhiều ý nghĩa đặc biệt. Với hình dáng nhỏ nhắn nhưng khỏe mạnh, cẩm nhung biểu tượng cho tình bạn keo sơn, vững bền theo thời gian, luôn gắn bó và sẻ chia cùng nhau. Nhiều người truyền tai nhau rằng cẩm nhung khi nở mang ý nghĩa gửi gắm về một tình yêu trong sáng và thuần khiết. Ngắm nhìn sắc màu rực rỡ của cây cẩm nhung giúp bạn cảm thấy vui vẻ và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Vì những giá trị ý nghĩa đặc biệt nên cẩm nhung thường được lựa chọn làm món quà tặng trong những dịp đặc biệt như thăng chức, khai trương hay lễ tết. Người nhận hiểu được ý nghĩa của cây cẩm nhung sẽ rất vui khi nhận được món quà này đó.

Không chỉ dừng lại ở nghĩ nghĩa về tình bạn hay may mắn, cây cẩm nhung còn giúp giải tỏa căng thẳng, stress, khơi gợi những cảm xúc tích cực. Chính vì vậy cây cẩm nhung được tin rằng có thể hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm hay các bệnh về tâm lý hiệu quả. Cây cẩm nhung thay gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và may mắn của người gửi đến người nhận một cách tinh tế và đẹp đẽ.

Ý nghĩa thực tiễn: Theo các chuyên gia, cây cẩm nhung hiệu quả trong việc hấp thụ các tia điện tử từ các thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính, hạn chế ảnh hưởng của các tia này đến não bộ của con người hay gây ra các bệnh nguy hiểm cho mắt, da. Chính vì điều đó mà cây cẩm nhung thường được đặt gần máy tính trên bàn làm việc.

Xem thêm  Cây Trúc Nhật có dễ trồng không? cách chăm sóc và ý nghĩa

Hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn nên cây cẩm nhung thích hợp để trang trí không gian trong văn phòng, phòng làm việc, phòng khách. Dù đặt trên bàn, trên kệ cửa sổ, kệ sách…loài cây này vẫn làm sáng và tươi mới không gian một cách kỳ lạ. Những lúc mệt mỏi, căng thẳng ngắm nhìn màu sắc rực rỡ, khỏe khoắn của cây cẩm nhung sẽ giúp bạn cảm thấy phấn chấn hơn đó!

Hướng dẫn trồng cây cẩm nhung – phong thủy cho gia đình

Nên đặt cây cẩm nhung ở vị trí nào?

Cẩm nhung là loại cây cảnh để bàn rất được yêu thích bởi hình dáng nhỏ nhắn và màu sắc đẹp mắt. Cây cẩm nhung sống rất khỏe, phát triển tốt nên bạn không cần mất công chăm sóc nhiều.

Dù là thời tiết thay đổi thất thường, nắng hay mưa, bạn chỉ cần duy trì đủ ánh sáng là cây có thể sống khỏe. Chính vì vậy bạn cần chú ý đến vị trí đặt cây cẩm nhung.

Trước tiên cây cẩm nhung có thể đặt trên bàn phòng khách, bàn làm việc, phòng sách, phòng bếp hay phòng ngủ…Vì cây cẩm nhung có tác dụng hấp thụ các tia điện tử nên bạn có thể đặt cây cẩm nhung gần máy tính, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng… để bảo vệ sức khỏe.

Cây cẩm nhung sống được trong môi trường ẩm ướt và thiếu sáng nên bạn có thể trồng cây trong phòng vệ sinh. Bên cạnh đó cây cẩm nhung còn có tác dụng xua đuổi côn trùng nên đặt ở phòng vệ sinh rất thích hợp.

Bí quyết trồng cẩm nhung

Trong quá trình trồng cây cẩm nhung đất trồng là yếu tố rất quan trọng. Bạn nên lựa chọn loại đất nhiều dinh dưỡng, độ ẩm cao nhưng đất thịt kết hợp với mùn tha, phân vi sinh và mùn lá…Hỗn hợp đất trồng này sẽ cung cấp dinh dưỡng và tạo điều kiện để cây phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng cần quan tâm đến yếu tố thoáng khí và thoát nước bởi cây không chịu được ngập úng.

Cây cẩm nhung thường được trồng bằng hạt hoặc ngọn cây. Mỗi cách trồng có yêu cầu kỹ thuật và ưu, nhược điểm riêng.

Phương pháp 1: Trồng cẩm nhung từ hạt

Chọn hạt trồng cây bạn chọn những hạt lấy từ cây mẹ đẹp. Khi cây ra hoa, kết quả và đậu hạt già có thể thu hoạch để làm hạt giống trồng cây mới. Thời điểm thích hợp nhất để gieo hạt là khoảng thời gian đầu mùa mưa, đất ẩm và khí hậu mát mẻ giúp tăng khả năng sống sót của cây và đẩy nhanh quá trình sinh trưởng.

Bạn xới đất cho tơi xốp rồi gieo hạt lên trên. Bạn có thể xử lý hạt giống trước bằng cách ngâm hạt trong nước ấm để kích thích cây nhanh nứt mầm. Bạn tiến hành phủ một lớp cát mỏng lên trên sau khi gieo hạt và sử dụng rơm rạ mục phủ lên để tạo độ ẩm và tránh nước mưa làm rửa trôi hạt giống.

Xem thêm  Hoa ngọc thảo có dễ chăm không? đặc điểm và lưu ý

Sau 2 – 3 tuần từ khi gieo giống cây non sẽ nảy mầm. Bạn để cây phát triển tự nhiên trong chậu trước rồi mới chuyển sang chậu mới để cây được ổn định.

Phương pháp 2: Trồng cẩm nhung từ cành

Bên cạnh cách trồng bằng hạt cây cẩm nhung có thể trồng bằng cách giâm cành. Bạn chọn những cây mẹ khỏe mạnh rồi tách lấy những cành con khỏe mạnh, mập mạp, không bị sâu bệnh để trồng. 

Chiều dài nhánh cây giâm khoảng 4 – 6cm la được. Bạn cắm xuống đất đã xử lý rồi tưới nước cho cây thường xuyên. Bạn có thể giữ ẩm cho cây bằng cách để cây vào trong bình thủy tinh, sau 2 – 3 tuần cây sẽ nứt rễ mới.

Cách đơn giản hơn là bạn tách những nhánh cây con từ cây mẹ rồi cắm xuống đất. Cách này cây lớn rất nhanh, tỷ lệ sống sót cũng cao nếu chăm sóc tốt.

Bí quyết chăm sóc cẩm nhung đẹp như nhà vườn

Cây cẩm nhung là giống cây có khả năng tinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh kể cả trong điều kiện môi trường thiếu sáng và nhiều tia điện tử. Điều đó giải thích vì sao cây cẩm nhung thường được lựa chọn trồng trong phòng làm việc hoặc phòng máy tính. 

Cây cẩm nhung có màu sắc lá sặc sỡ nên để đâu cũng đẹp. Bạn có thể đặt ở những nơi thoáng mát nhiều năng như bệ cửa sổ, ban công. Nên thường xuyên mang cây ra phơi nắng nếu trồng cây trong môi trường thiếu ánh sáng.

Phương pháp nhân giống phổ biến nhất với cây cẩm nhung là tách cây con. Phương pháp này có ưu điểm là cây phát triển nhanh, sinh trưởng khỏe mạnh, đẻ nhánh cũng nhanh, chẳng mấy chốc lại trở thành bụi cây cẩm nhung tuyệt sắc.

Điều kiện nhiệt độ ánh sáng

Nhiệt độ thích hợp nhất để cây cẩm nhung phát triển khỏe mạnh là 18 – 25 độ C. Chính vì vậy trong quá trình trồng bạn cố gắng duy trì nhiệt độ lý tưởng này cho cây nhé!

Bạn nên giữ giữ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất vào ban đêm. Bên cạnh đó nên mang cây ra ngoài trời thường xuyên, không nên để liên tục trong môi trường quá kín.

Vào ban đêm, nên t, nếu có điều kiện không nên để cây trong điều kiện quá kín vào ban đêm, mang chúng ra đặt ngoài trời cũng là một giải pháp nhé. Thời điểm thích hợp để phơi nắng là buổi sáng sớm hoặc xế chiều. Nắng gắt buổi trưa không thích hợp cho cây.

Nước tưới

Bạn nên tưới nước hằng ngày cho cây để cấp ẩm đầy đủ. Tuy nhiên bạn không nên đổ nước mạnh và hãy sử dụng bình xịt phun sương nhé!

Đất trồng và dinh dưỡng

Bạn sử dụng đất tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt như đất thịt để trồng cây. Đồng thời cũng nên bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. (nguồn : higlumcom)

Lời kết

Cẩm nhung là một loài cây đẹp và mang nhiều ý nghĩa. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ chăm sóc tốt cho cây cẩm nhung nhé!

4.6/5 - (9 votes)