Sâu đục thân do đâu? Nguyên nhân và cách diệt trừ dứt điểm

Sâu đục thân không phải 1 loại mà là nhiều loại chúng sẽ sẽ kí sinh ở thân hay cành cây và hại cây. Các loại này thường gây hại có cây ăn trái, các cây lương thực như lúa hay các cây công nghiệp như hồ tiêu. 

Trong bài viết này, cùng #higlumcom khám phá cách phòng và diệt trừ sâu đục thân hiệu quả.

Tìm hiểu về sâu đục thân

Sâu đục thân là gì?

Danh pháp của nó là Lophobaris piperis. Người ta tìm thấy nhiều sâu đục thân ở Malaysia hay Indonesia. Nó thường chọn chồi, hoa, cành, nhánh non hay trái để gây hại.

Ở Indonesia hay Malaysia thì sâu đục thân là loại sâu bọ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với người trồng hồ tiêu. Người ta tính được mỗi năm sâu này có thể gây thiệt hại tới 10 triệu đô.

Sâu đục thân gây nhiều phiền toái cho cây trồng
Sâu đục thân gây nhiều phiền toái cho cây trồng (nguồn : higlumcom)

Thời gian tồn tại của sâu đục thân

Sâu đục thân sẽ chọn các mô hư để đẻ trứng. Trứng nhỏ nối với nhau như một hình bầu dục dài màu trắng sữa. Chiều dài ổ trứng chỉ tầm 0,8mm mà thôi. Ổ trứng dễ dàng tìm thấy ở những đốt bị hại trên phần biểu bì. Một trùng có thể đẻ tới 200 trứng trong suốt vòng đời của nó. Tuy vậy mỗi lần nó lại chỉ đẻ đúng 2 hoặc 1 trứng thôi.

Thời gian trứng kéo dài chừng 7 ngày sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn sâu non rồi lớn lên trong thân cây đã đục. Khoảng 5 lần lột xác tức 35 ngày thì chúng sẽ chuyển sang giai đoạn nhộng. Giai đoạn này cỡ 1 tuần.

Tiếp theo sẽ từ nhộn chuyển thành bọ cánh cứng. Chúng sẽ lớn lên sau khoảng vài ba ngày rồi chui ra khỏi thân cây bị hại. Cuộc sống kéo dài đến thận 1 năm rưỡi nữa. Con trưởng thành dài chừng 5mm và thượng chọn các nơi non yếu như chồi, cành hay nhánh non để tấn công. 

Biểu hiện gây hại của sâu đục thân

Nếu là sâu non chúng sẽ chọn các đốt ở chồi và hoa để tấn công từ đó làm chúng héo đi. Sau đó các phần trên non sẽ bị gãy và chết. Con nào gây hại cho trái thì làm trái bị hỏng, nếu có phát triển cũng không đạt kích thước tiêu chuẩn.

Xem thêm  Bệnh rỉ sắt là gì? cách phòng và trị bệnh rỉ sắt hiệu quả

Các con cái sẽ đục vào vỏ thân thành từng lỗ rồi đẻ trứng vào đó. Phần xung quanh lỗ đục sẽ có màu đậm hơn chỗ khác và sau vài giờ sẽ chuyển sang màu đen.

Biểu hiện gây hại của sâu đục thân
Biểu hiện gây hại của sâu đục thân

Sâu đục thân gây hại vào thời điểm nào?

Vào mùa mưa dòi phát triển nhanh và mạnh. Đến mùa khô thì ít phát triển hơn. Càng cuối mùa mưa khi cây ra quả cũng là lúc sâu trưởng thành gây hại mạnh nhất. Chúng hoạt động chủ yếu vào sáng và tối. Còn buổi trưa sẽ tìm chỗ tránh nắng. 

Đối tượng bị sâu đục thân

Các cây dễ bị sâu đục thân làm hại là giống thuộc họ có múi như cam, chanh, bưởi, quýt,.. hay các loại cây cảnh như mai, đào… Không chỉ có sâu đục thân, đục cành, đục gộc mà còn bị nhiều loại khác tấn công nữa.

Trong đó thì nhóm đục thân, cành, gốc hay còn gọi là nhóm Bore là đáng sợ nhất. 

Các loài cây bị sâu đục thân

Sâu đục thân ở cây lúa

Sâu đục thân ở lúa chia làm 4 loại. Đầu tiên là loại năm vạch đầu đen, tiếp theo là hai chấm, tiếp theo nữa là loại đầu nâu và cuối cùng là loại cú mèo. Trong 4 loại thì loại 2 chấm chiếm tới 95 đến 98%. 

a. Đặc điểm sâu đục thân ở lúa

– Ổ trứng hình bầu dục dài, được bao bởi lớp lông tơ vàng nhạt. Ổ trứng hơi nhô ở giữa.

– Khi mới đẻ trứng có màu trắng sữa sau đó dần chuyển sang vàng nhạt. Lúc gần nở sẽ có màu đen. 

– Sâu non trưởng thành dài chừng 2,5cm màu trắng như sữa trong khi đầu nhỏ màu vàng nâu. 

– Các con đực có cánh trước cũng như đầu ngực màu nâu nhạt. Có chấm đen giữa cánh.Sâu cái dài hơn 1cm, thân trắng vàng hoặc hơi vàng nhạt. Phần cuối bụng nhô lên chút lông tơ vàng nhạt. Cánh trước ở giữa cũng có một chấm đen.

– Trong điều kiện lí tưởng từ 26 đến 30 độ thì trứng trụ được 7 ngày, sâu non được 25 đến 33 ngày trong khi bướm đẻ trứng chỉ 3 ngày.

Biểu hiện của cây bị hại

– Cây mạ non bị sâu đục thân hại có thể chết khô, còn cây lớn bị sâu tấn công khi nhổ mạ rất dễ bị đứt gốc. 

– Vào thời kỳ lúa đẻ nhánh sâu đục thân sẽ ở thân dưới, làm đứt các dây dẫn nhựa cho lá cây bên trên. Đầu tiên lá cuốn lại rồi có màu xanh tái đậm chứ không tươi non, cuối cùng thì vàng và héo. 

– Khi lúa vào giai đoạn lúa làm đòng thì chúng lại gây hại trong bẹ lúa thậm chí đục thẳng vào ống. 

– Khi cây ra bông thì nó đục ở cuống bông, không cho bông nhận dinh dưỡng nữa. Các con nhỏ hơn thì phát nát ruộng, lúa không trổ bông được mà nếu có trổ thì hạt cũng lép.

Cách phòng bệnh

– Sau mỗi vụ mùa cần cày bừa để lật gốc rạ xuống đồng thời làm sạch đồng trước khi vào vụ mới. 

– Khi gieo mạ nên gieo thành từng khoảng, mỗi khoảng mỗi giống để tiện chăm sóc.

– Chú ý thời vụ gieo mạ cũng như cây để tránh lúc sâu phát sinh mạnh nhất. Lứa 2 và lứa 5 của sâu bà con cần đặc biệt chú ý. Tốt nhất là để lúa trổ xong hết thì bướm mới rộ. Như vậy là an toàn nhất. Do đó thời vụ gieo trồng rất quan trọng. 

Xem thêm  Nhện đỏ là gì? Thuốc đặc trị nhện đỏ và một số lưu ý

– Cân đối lượng phân bón. Không bón thừa đạm hay không cân bằng phân theo đúng quy trình.

– Khi sâu đục thân đẻ trứng khoảng nửa ổ trên 1m2 lại đúng vào giai đoạn lúa làm đòng thì cần chú ý tới lúc chúng vũ hóa. Trước khi lúa trỗ chừng 1 tuần thì dùng thuốc tiêu trừ. 

2.2 Đối với cây lộc vừng

a. Triệu chứng của cây bị hại

Gây hại cho cây lộc vừng thì sâu sẽ đùn mùn gỗ qua các lỗ ở trên cây. Quan sát 1 chút là thấy các lỗ từ dưới lớp mùn đó.

b. Cách phòng ngừa sâu đục thân ở cây lộc vừng

  •  Thường xuyên tỉa cành lá tạo độ thông thoáng cho cây.
  • Dọn cỏ thường xuyên quanh gốc để phát hiện phân do sâu để lại sớm nhất. 
  • Chừng 20 ngày kiểm tra quanh thân cây 1 lượt để tìm các vết hay lỗ hổng. Nếu có cần xử lý ngay lập tức. Nếu để mụn mới điều trị là lúc cây bị hại nặng rồi. 
  • Có thể dùng Basudin có tính dẫn lưu để bón cho cây với mục đích phòng bệnh. Thuốc sẽ từ từ ngấm vào cây và khi sâu gặm phải sẽ trúng độc mà chết. Cách này chỉ áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ vì nó gây hại cho người.
  •  Khi sâu đã làm hại cần dùng VIBAM để diệt tuyến trùng. Cũng có thể dùng thuốc có chứa hoạt chất Cypermethrin hay Rotenone để làm thuốc chính. Cách thực hiện rất đơn giản. Dùng phanh xe hay dây mây luồn rào lỗ sâu đục và chọc chết sâu. Sau đó bơm thuốc vào lỗ đó và nhúng bông tẩm thuốc nhét vào. Cuối cùng dùng đất bịt lại là được.

Cây bưởi bị sâu đục thân

a. Triệu chứng của cây bị hại

Ngay khi vừa làm hại cây, sâu đã đùn ra 1 lớp mùn gỗ màu trắng ngả nâu bám ở gốc. Chỉ cần gạt nhẹ lớp mùn là thấy các vết do sâu ăn để lại rõ ràng trên vỏ cây. 

Khi nhận thấy cành to hay cả cây có dấu hiệu cằn cỗi, lá không xanh mướt thì cũng là lúc sâu đã lớn mạnh rồi. Chúng đục thân, cành to hay gốc khiến phân rơi đây quanh chỗ đục. 

b. Cách ngăn ngừa sâu đục thân

  • Vệ sinh gốc cây, nhặt cỏ dại xung quanh đều đặn để mau chóng phát hiện được vết cắn do sâu để lại cũng như mùn gỗ do chúng đùn ra.Như vậy sẽ có biện pháp điều trị kịp thời. 
  • Mỗi lần quét vôi cách nhau chừng 1 đến 2 tháng để đảm bảo cây hạn chế bị sâu tấn công. Khi quét thì quét từ gốc đến 1 đoạn chwufng 1 mét trên thân cây. Cashc này cũng ngăn không cho chúng đẻ trứng trong thân. 
  • Bón cân đối đạm, lân cũng như kali cho cây. Không bón quá nhiều đạm sẽ kích thích sâu đến làm tổ gây hại. 
  • Có thể dùng dao, phanh xe đạp hay ngọn mây luồn qua các lỗ có sâu đục thân để giết sâu ở gốc hoặc ở cành.
  • Dùng các loại thuốc tiếp xúc mạnh với nồng độ từ 5 đến 10% để diệt sâu. Nhưng phải đảm bảo ít độc cho người. Ví dụ như Sherpa 25EC, Sokupi 0,36 AS, Abamectin 36EC,… sau đó tiêm vào các lỗ có sâu đục thân.
Xem thêm  Các loại bọ cánh cứng - đặc điểm, phân loại và cách diệt trừ

Sâu đục thân ở cây xoài

a. Triệu chứng cây bệnh

Triệu chứng gây bệnh của sâu đục thân quả thực rất khó phát hiện. Bởi vfi chúng tấn công trong cây, sâu đẻ trứng trong thân và không đùn phân ra ngoài. Thông thường người ta chỉ quan sát các lỗ xuất hiện trên thân hoặc cành cây khiến nơi đó héo chết mà thôi.

Cách gây hại của chúng là đục đường hầm trong thân hay cành cây rồi đẻ trứng vào trong đó gây hại. 

b. Cách ngăn ngừa sâu đục thân ở cây xoài

  •  Nhiều người hay có thói quen chặt hay băm vỏ cây để thúc cây ra trái. Nhưng cách này vô tình lại khiến cho sâu cái đến đẻ trứng vào thân cây hơn. 
  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện các cây bị sâu đục lỗ. Lúc này nhét thuốc trừ sâu hạt vào lỗ đó và dùng bùn hoặc đất để bịt lại.
  • Cây nào bị sâu hại nặng thì lấy dao men theo các đường đen lộ rõ ở vỏ cây để tìm vết đục ở trong thân cây.
  • Khi tìm được thì lấy thuốc hạt ví dụ như Regent 800WG, Furadan 3H hay Basudin 10H cho vào vải mỏng rồi nhét vào lỗ sâu đã đục và dùng bùn đất bịt kín lỗ lại là được.
  • Cành nào bị hại nhiều thì chặt bỏ rồi mang đi tiêu hủy xa nơi trồng. Cũng có thể áp dụng cách dùng đèn để bắt trùng cái cũng được.

Cách phòng sâu đục thân cho cây trồng

Vệ sinh vườn sạch sẽ

Những cành hay nhánh hay bộ phận bị sâu gây hại cần được cắt bỏ và tiêu hủy đúng cách để tránh lây lan bệnh. 

Dùng các loại thuốc hóa học

Nếu dùng thuốc hóa học thì có thể dùng thuốc có chứa hoạt chất Dimethoate nồng độ 0,05%.  Thuốc này rất hiệu quả đối với sâu đục thân. Mỗi năm thì dùng Carbofuran để xử lý đất từ 2 đến 4 lần. Nếu tiêu dưới 2 năm tuổi thì dùng liều 10 đến 20g. Còn tiêu trên 2 năm tuổi dùng 120g. Trước khi thu hoạch 3 tháng thì tiến hành phun xen kẽ 2 tuần 1 lần thuốc Cypermethrin (EC 16%) với liều 600ml cho 1 ha.

Áp dụng các phương pháp sinh học

Trong số các loại nấm tốt thì nấm Beauvaria bassiana được đánh giá là có khả năng kiểm soát sâu đục thân tốt. Sản phẩm này được khuyên dùng vào buổi sáng cho cây hồ tiêu, với khả năng điều trị sâu đục thân vào cỡ 37%.

Chọn giống tốt có khả năng kháng bệnh

Trong 1 số tài liệu nước ngoài có ghi giống hồ tiêu Natar1 được xem là loại có khả năng kháng bệnh sâu đục thân tốt. Đồng thời nếu có bị ấn công cũng mau chóng hồi phục. Vì vậy các chuyên gia khuyên nên trồng giống cây này ở nơi có dịch bệnh hay xảy ra. Không nên để hoa tiêu ra quanh năm. Vì đây là nguồn thức ăn cho sâu và sẽ kích thích sâu sinh sản nhanh. 

Không phải đợi đến lúc sâu hoành hành thì mới tiến hành xử lý. Công việc này cần được áp dụng thường xuyên và đồng loạt trên diện tích rộng thì mới mang lại hiệu quả điều trị tốt. Đồng thời tránh được nơi di trú của sâu, không phát tán rộng, không lây lan sang các khu vực cây trồng khỏe mạnh khác. (nguồn : higlumcom)

Lời kết

Vậy là #higlum đã cung cấp toàn bộ những thông tin về sâu đục thân cũng như các biện pháp có thể ngăn ngừa chúng hiệu quả rồi. Tùy vào cây trồng mà bạn áp dụng cách nào cho hợp lý, để cây trồng khỏe mạnh cũng như mang lại vụ mùa bội thu nhé!

4.7/5 - (3 votes)