Ốc bươu vàng có đặc điểm gì? cách phòng tránh và diệt trừ

Ốc bươu vàng có tên khoa học là Pomacea canaliculata Lamarck. Đây là một loài sinh vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập vào Philippines qua Đài Loan trong khoảng năm 1982 – 1984.

Một thời gian ngắn sau ốc bươu vàng xuất hiện rộng rãi khắp các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Ban đầu ốc bươu vàng được nhập về để làm nguồn thực phẩm giàu protein cho con người.

Tuy nhiên trái với mong muốn ban đầu, ốc bươu vàng phát triển nhanh chóng và trở thành dịch bệnh nguy hiểm phải diệt trừ. Cùng #higlumcom tìm hiểu nhiều thông tin hơn trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về ốc bươu vàng

Những đặc điểm nhận biết là ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng được mang vào Việt Nam từ những năm 80 với mục đích vô cùng tốt đẹp là cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người. Ban đầu nó thích nghi rất tốt với điều kiện tự nhiên của nước ta và sinh trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. 

Đặc điểm nhận biết ốc bươu vàng
Đặc điểm nhận biết ốc bươu vàng

Về ngoại hình, ốc bươu vàng có kích thước và hình dáng không sai biệt lắm với các loại ốc bươu bình thường, thân xoắn tròn bao lấy phần chân, xúc tu không đều với một bên dài, một bên ngắn. Phần chân ốc có hình dáng như một chiếc đĩa màu trắng kem. Khi di chuyển đầu ốc và thân sẽ chui ra ngoài để tiến về phía trước. Lớp vỏ có tác dụng là nơi ẩn náu và bảo vệ ốc bươu vàng trước sự tấn công của kẻ thù . 

Tuy nhiên nếu quan sát kĩ một chút ta có thể dễ dàng phân biệt ốc bươu và ốc bươu vàng. Phần mai của ốc bươu vàng có các đường vân rất rõ nét, trong khi đó ốc bươu có các đường vân trên mai khá mờ nhạt. 

Xem thêm  Bệnh rỉ sắt là gì? cách phòng và trị bệnh rỉ sắt hiệu quả

Nơi sinh sống của ốc bươu vàng

Nơi ở của ốc bươu vàng chính là dưới các lớp bùn ở ao, kênh rạch, mương nước,.. Khi trời về đêm chúng sẽ bò vào ruộng cắn ngang thân cây lúa khiến cho lúa bị chết hàng loạt. 

Tập tính sinh sản của ốc bươu vàng

Khả năng sinh sản của ốc bươu vàng rất mạnh. Chúng có thể tái sinh chỉ trong vòng 3 ngày. Một lần thụ tinh khoảng 70 đến 100 trứng và sau khi đẻ trứng sẽ bám vào các thực thể cao trên mặt nước.

Điều nguy hiểm của ốc bươu vàng chính là chúng có khả năng lai tạo với ốc bươu, ốc lác để sinh sản, tạo ra các cá thể gây hại cho mùa màng của người nông dân.

Ốc bươu vàng có khả năng sinh sản nhanh
Ốc bươu vàng có khả năng sinh sản nhanh

Ốc bươu vàng sinh sản nhiều vào mùa mưa và liên tục. Sau khi nở trứng ốc có màu đỏ nhạt và bám thành từng cụm. Trứng sẽ nở sau 2 tuần và trong vòng 7 ngày sẽ nở hết thành con. Khả năng nở thành ốc con của trứng khá cao, 100 con thì có đến 80 trứng nở thành công. 

Ăn ốc bươu vàng có được không?

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm vì có ý kiến cho rằng ốc bươu vàng có độc và không thể ăn. Tuy nhiên thực tế ốc bươu vàng được đưa về Việt Nam nuôi để làm nguồn thức ăn cho con người nên chúng hoàn toàn không có độc. Hơn nữa trong cơ thể chúng còn chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe của con người. 

Trong những năm 80 ốc bươu vàng được dùng làm thức ăn cho các loài gia cầm, động vật và à nguyên liệu chế biến thức ăn cho con người ở Việt Nam. Hơn nữa vì ít giun sán hơn ốc bươu, hương vị thơm ngon hơn nên nó rất được mọi người ưa thích.

Thế nhưng hiện nay do sự sinh sôi mất kiểm soát của ốc bươu vàng nên người nông dân có thể dụng các loại hóa chất để tiêu diệt chúng. Chính vì vậy các con ốc đó có thể đã bị ngấm hóa chất độc hại không tốt cho sức khỏe nếu con người ăn vào.

Xem thêm  17+ cách diệt ốc sên hiệu quả - hết sạch sau 3 ngày

Ốc bươu vàng ăn gì?

Thức ăn yêu thích của ốc bươu vàng chính các loài cây như cây lúa, mạ non hay rau muống. Đối với những cây mạ non chưa được 21 ngày có thể bị ốc bươu vàng xơi tái ngay lập tức.

Đặc điểm gây hại của ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng thường xuất hiện vào sáng sớm, chập tối hoặc giữa đêm khuya. Chúng sẽ cắn cây lúa từ khi còn là sạ đến khi được 30 ngày tuổi. Khi đi thăm ruộng nếu thấy cây lúa có đặc điểm cây lúa bị đứt ngang thân, lá và thân cây nổi lên trên mặt nước nghĩa là ruộng lúa bị ốc bươu vàng tấn công.

Mức độ thiệt hại của ruộng lúa như sau: Đối với 1 m2 ruộng có 2 đến 3 con ốc bươu vàng gây hại trong khoảng từ 3 đến 20 ngày sẽ làm năng suất lúa giảm 15 đến 20%. Nếu mật độ tăng lên 6 con trên 1m2 thì ruộng lúa có thể bị mất trắng hoàn toàn chỉ sau 1 đêm.

Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng

Biện pháp canh tác, thủ công

  • Cuốc đất cẩn thận, dàn phẳng đất tránh để lại những ô trũng trên ruộng.
  • Cẩn thận trong khâu chọn lựa giống, chọn những giống cây có tỷ lệ nảy mầm cao.
  • Sau khi cấy 21 ngày, bón phân Urea, NPK (60 – 70kg) + Hợp Trí Super Humic (2 – 3 kg)/ ha. Phân bón sẽ giúp cây khỏe mạnh hơn và giảm thiểu số lượng ốc bươu vàng phá hoại. 
  • Khi thấy ốc bươu vàng hãy bắt ốc hay trứng bằng tay, chú ý vào những lúc sáng sớm hoặc chiều chiều.
  • Khi thấy phần lúa bị gây hại, làm bờ xung quanh bằng tro hoặc vôi để ngăn chặn ốc. Ốc bươu sẽ bị chết do mất nước khi bò vào. 

Biện pháp sinh học

a. Phương pháp dẫn dụ sinh học

– Người nông dân có thể dùng vịt để giảm số lượng ốc bươu vàng. Lùa vịt vào ruộng sau khi bừa lần cuối hoặc sau khi vừa thu hoạch. Số lượng cần thiết là 20 con trên 1000m2. 

– Hái xơ mít, lá sắn, lá đu đủ, lá chuối… rồi bó thành bó và thả xuống nước, ốc bươu vàng sẽ bám xung quanh tạo thuận lợi cho chúng ta thu bắt.

Xem thêm  Các loại bọ cánh cứng - đặc điểm, phân loại và cách diệt trừ

– Nếu có cây xương rồng hãy chặt rồi thả vào nước, nhựa chảy ra từ thân cây sẽ làm ốc bươu vàng say và nổi lên trên mặt nước, giúp chúng ta bắt chúng dễ dàng hơn. 

b. Dùng bẫy ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng có đặc tính ẩn náu, vì vậy có thể dùng cỏ đắp thành một cái mô trên thửa ruộng, đợi ốc chui vào rồi sau đó chúng ta chỉ cần đến thu bắt. 

c. Dùng thảo mộc làm thuốc diệt ốc bươu vàng

Nguyên liệu cần có cho 1 ha: 30kg lá cây trúc đào, 20kg hạt xoan, 30kg rễ cây thuốc cá. Phơi khô 3 loại trên rồi nghiền nát, sau đó rải lên trên ruộng, đồng thời giữ mực nước ở mức 3 – 5 cm. Sau khi ăn phải loại thuốc này ốc sẽ chết.

3.3. Biện pháp hóa học

Có 3 loại thuốc có thể sử dụng để loại trừ ốc bươu vàng:

a. Mossade 700WP

Thuốc này có tác dụng xông hơi và vị độc. Khi ốc dính thuốc sẽ nhanh chóng bị ức chế men hô hấp và tiêu hoá. Dẫn đến sự trao đổi chất bị ức chế và ốc sẽ chết ngay.

b. Viniclo 70WP

Thuốc này có dạng bột, cũng có tác động đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.

Sau khi nhiễm thuốc ốc sẽ chết trong vòng 24h.

c. PISANA 700WP

Loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa của ốc bươu vàng, làm ức chế men hô hấp và trao đổi chất. Từ đó tiêu diệt loài ốc này rất nhanh ngay khi bị dính thuốc.

PISANA 700WP tan nhanh và phân tán rộng trong môi trường nước, tiêu diệt triệt để các loại ốc to, ốc nhỏ và cả trứng ốc bươu vàng chỉ sau 1 lần phun thuốc. Từ đó giúp  giảm thiểu thiệt hại cho ruộng lúa ngay từ đầu.

d. Một số lưu ý

Khi dùng thuốc để diệt ốc bươu vàng cần chú ý bốn điểm sau: 

  • Không trộn chung với phân để rải ruộng vì cách này sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
  • Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào mực nước trong ruộng:

       + Khi mực nước ruộng cao từ 3 – 4 cm, sử dụng liều lượng thuốc: 25 – 30 g/1000 m2

         + Khi mực nước ruộng cao hơn 5cm, liều lượng sử dụng là 35 g/1000 m2.

  • Cuối cùng không được trộn thuốc với giống sẽ làm ảnh hưởng đến mầm lúa. (nguồn : higlumcom)

Kết Luận

Ốc bươu vàng hiện nay đã không còn phổ biến ở nước ta vì sức phá hoại mạnh mẽ của chúng. Biết được đặc điểm tự nhiên và cách phòng tránh sẽ vô cùng hữu ích không chỉ với người nông dân mà còn với tất cả mọi người.

4.9/5 - (9 votes)