Bệnh xoăn lá do đâu? cách trồng và và trị xoăn lá hiệu quả

Bệnh xoăn lá là một loại bệnh xảy ra rất phổ biến tại cây trồng, gây nên những thiệt hại lớn về kinh tế. Đây là một loại bệnh nguy hiểm cho virus gây ra với môi trường truyền bệnh là côn trùng.

Bệnh xoăn lá khi phát sinh để điều trị dứt điểm rất khó nên cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phòng và điều trị bệnh xoăn lá hiệu quả. Cùng #higlum tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về bệnh xoăn lá

Như đã nói ở trên, bệnh xoắn lá do virus gây ra với tác nhân truyền bệnh là côn trùng, đất và tàn dư của bệnh từ mùa trước. Khi cây bị nhiễm bệnh lá sẽ teo tóp và xoắn lại với nhau. Tình trạng này khiến cho cây bị mất đi khả năng phát triển bình thường. Một thời gian sau sẽ bị suy nhược và chết. Một số đặc điểm của bệnh này là:

  • Có thể tấn công cây từ khi cây còn non. Thời điểm cây bắt đầu ra hoa là thời điểm bệnh phát triển nặng nhất,
  • Dịch cây hạt giống, tàn dư bệnh và phấn chích hút truyền dịch là những chất lây lan bệnh.
  • Bệnh xoăn lá thường bắt đầu ở vụ sớm, điều kiện nhiệt độ lý tưởng là 28 – 35 độ C.
  • Bên cạnh đó, một số loại côn trùng hút chích như bọ phấn trắng, bọ trĩ, rầy mềm là các trung gian lây lan bệnh. Những tác động cơ học khi chăm sóc cây và qua hạt giống cũng làm lây lan bệnh.
  • Một số loại virus gây bệnh xoăn vàng lá ở cây cà chua đó là: CTV, ToMV, TSWV, CMV…
Bệnh xoăn lá trên cây cà chua
Bệnh xoăn lá trên cây cà chua (nguồn : higlumcom)

Nguyên nhân bị xoăn lá

Phần lá và đọt của cây là những bộ phận bị gây hại. Bệnh xoăn lá thường gây hại ở một số loại cây trồng như họ bầu bí, dưa leo, cà chua…Ngoài ra dưa hấu, dưa lê, đu đủ cũng là một số loại cây ăn quả dễ mắc bệnh xoăn lá.

Bệnh sẽ ngày càng lây lan và gây thiệt hại lớn nếu chúng ta không kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh và có biện pháp hiệu quả để trừ bệnh sớm.

Tên gọi khác của bệnh xoăn lá là bệnh khảm. Loại bệnh này do các loài côn trùng chích hút như rệp dưa, bù lạch và bọ trĩ gây ra. Ấu trùng và thành trúng có kích thước rất nhỏ, màu trắng hoặc vàng sống tập trung ở đọt non hoặc mặt dưới của lá cây. Chúng hút chích nhựa khiến cho cây bị xoăn lá lại. Bù lạch thường ẩn nấp trong rơm rạ hoặc các lá bị cuốn lại vào những ngày thời tiết nắng nóng.

Xem thêm  Sâu khoang có đặc điểm gì? cách nhận biết và diệt trừ

Triệu chứng bệnh xoăn lá

Một số triệu chứng bệnh điển hình là:

  • Kích thước lá ngắn lại, co rút, thể hiện triệu chứng gân trong
  • Phần rìa lá bị uốn cong, hướng vào trên trong, co cụm lá. Những lá bị bệnh trở nên dày và giòn hơn, có màu xanh đậm.

Các loại cây bị xoăn lá và cách điều trị

Bệnh xoăn lá cà chua

a. Biểu hiện hay triệu chứng của bệnh xoăn vàng lá cà chua khá dễ nhận biết:

  • Lá nhăn nheo, xoăn vàng, không rõ hình dạng.
  • Câu còi cọc, kém phát triển, không ra quả
  • Ở cây cá chua bệnh xoăn vàng lá có chu kỳ khá rõ ràng:
  • Năm đầu tiên bệnh xuất hiện ở các mép lá non và phần đầu lá bị cuốn lại. Nhiều trường hợp bệnh xuất hiện khiến có mặt trên lá có màu vàng còn mặt dưới lá có màu hồng. Ở các năm thứ 2, 3 các lá ở dưới thấp sẽ bắt đầu cuộn lại và lan dần lên trên.
  • Khi bị bệnh, lá chuyển sang màu vàng, nổi gân và trở nên giòn. Phần cuối lá dày hơn, duỗi thẳng tắp chọc đứng lên trời.
  • Cây bị bệnh xoăn lá vẫn sẽ tiếp tục ra hoa và quả nhưng quả khi đậu lại rụng nhiều, quả nhỏ, méo mó, biến dạng, chất lượng kém
  • Nếu cây bị xoăn đọt hay xoắn ngọn thì khả năng cao là cây cũng mắc bệnh xoăn lá.
Bệnh xoăn lá cà chua
Bệnh xoăn lá cà chua

b. Tác hại của bệnh

Đặc tính của bệnh xoăn lá là lây lan và phát sinh nhanh chóng. Chúng phát triển và gây bệnh hầu như quanh năm khiến cho cây bị giảm năng suất và chất lượng. Tác nhân gây bệnh và lây lan bệnh chính là côn trùng. Côn trùng hút dịch nhựa cây này rồi truyền sang cây khác nên khả năng lây lan từ vườn này sang vườn khác lá rất lớn.

Để khống chế hoàn toàn dịch là rất khó. Người làm làm phun thuốc trên diện rộng. Tuy nhiên việc phun thuốc khiến cho các loài côn trùng có lợi, thiên địch tự nhiên của loài côn trùng gây bệnh này bị bị tiêu diệt gây khó khăn trong việc duy trì và bảo vệ hệ sinh thái cây trồng.

Trường hợp trị được bệnh cho cây cũng rất khó để cây lấy lại thể chất như lúc đầu. Những cây có tiền sử bị bệnh thường yếu đi rất lâu, chất lượng quả cũng không bằng các cây khỏe mạnh. Chính vì vậy mà thiệt hại do bệnh xoăn vàng lá gây ra là lâu dài và rất lớn.

Xem thêm  Rệp sáp là gì? nguyên nhân và thuốc trị rệp sáp hiệu quả

c. Cách chữa bệnh 

Bạn có thể ra các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp để mưa hóa chất phun diệt các mầm bệnh và côn trùng gây hại để chữa bệnh xoắn lá cà chua. Khu mới chớm bạn nên xử lý tốt, phun thuốc diệt trừ để tránh dịch bùng phát mạnh khó kiểm soát.

d. Cách phòng tránh bệnh

  • Khi chọn giống cây, bạn nên chọn những loại giống có khả năng chống chịu bệnh cao, ít nhiễm bệnh.
  • Xây dựng vườn ươm chú ý thiết kế khô ráo, thoáng mát. Các vật liệu ươm phải phơi khô và xử lý kỹ. Thiết kế lưới chống côn trùng ở vườn.
  • Xử lý hạt giống trước khi trồng bằng cách ngâm 2 giờ trong dung dịch Na2PO4 (100%) và sau 40 phút xả lại với nước lạnh rồi thấm nước bằng giấy hút ẩm.
  • Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một số loại thuốc phòng ngừa côn trùng như:  Actara 25 WG,  Oshin 20WP, Sokupi 0,36AS…Khi phun chú ý nồng độ và thời gian, khoảng 5 – 7 ngày phun 1 lần.
  • Đất trồng cây bạn ưu tiên những loại đất thịt pha cát hoặc đất đỏ bazan. Nồng độ pH từ 5,5 – 6,5. Đất nên được bón phân lót trước để gia tăng độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó nên làm luống cao để tránh bị ngập nước khi mưa. 
  • Bạn thực hiện vun với và phá váng sau 7 – 19 ngày trồng. Tiếp tục thực hiện vun cao luống sau 20 – 25 ngày trồng.
  • Bạn có thể sử dụng bẫy để tiêu diệt các loại côn trùng là trung gian truyền bệnh
  • Bên cạnh việc dùng lưới quây để ngăn không cho côn trùng vào vườn bạn có thể sử dụng giấy bạc để khi ánh nắng mặt trời chiếu vào tạo ra khúc xạ ánh ánh khiến côn trùng hoảng sợ tránh xa.
  • Bạn không nên lạm dụng các loại thuốc hóa học bởi sẽ gây hại về lâu dài cho đất.
  • Để trừ côn trùng sớm bạn nên sử dụng một số loại thuộc như: Sokupi 0,36AS,  Oshin 20WP, Actara 25WG 
Bệnh xoăn lá ớt
Bệnh xoăn lá ớt

Bệnh xoăn lá ớt

a. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh xoăn lá ớt cũng do virus gây ra. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, giống ớt và chủng virus mà biểu hiện và thời gian phát bệnh cũng khác nhau. 

Những cây bị nhiễm bệnh thông thường kém phát triển, lùn thấp, sinh trưởng yếu ớt. Lá cây bị loang lổ, teo nhỏ, nhăn nheo, biến dạng. Các triệu chứng sẽ phức tạp và khó đoán hơn nếu cây bị nhiễm cùng lúc nhiều loại virus.

b. Khả năng gây hại

Trong thời kỳ cây còn nhỏ,, thời gian ủ bệnh ngắn và cây phát bệnh sớm nếu bị nhiễm virus sớm. Nên phát bệnh muộn hơn thậm chí là không khát bệnh ở những cây trưởng thành bị nhiễm bệnh do sức đề kháng của cây lúc đó cao hơn.

Nếu cây bị bệnh hại sớm sẽ chịu thiệt hại sớm, thậm chí là không thể thu hoạch được. Vì cây lùn thấp, lá quăn queo nên khả năng quang hợp cũng giảm sút, chất lượng và năng suất cũng giảm hẳn.

Xem thêm  Rầy xanh do đâu? Dấu hiệu và cách diệt trừ dứt điểm

c. Phòng trừ bệnh xoăn lá ớt

Một số biện pháp phòng trừ bệnh xoăn lá ớt:

  • Trước khi trồng vụ mới phải dọn dẹp và tiêu hủy sạch tàn dư cây trồng ở vụ trước
  • Trông trồng cây gần ruộng cây trồng khoai tây, thuốc lá, bầu bì, cà chua đang ở giai đoạn lớn và chuẩn bị thu hoạch.
  • Tìm những giống cây có khả năng kháng virus và sâu bệnh tốt
  • Thu gom những cây bị bệnh rồi đem đi tiêu hủy ở nơi xa vườn trồng
  • Khi trồng và chăm sóc hạn chế làm xây xát cây.
  • Khi bón phân chú ý bón đúng liều lượng, đúng thời gian, không bón thừa. Có thể tăng khả năng chống chịu của cây bằng cách sử dụng phân bón lá Polyfeed 19-19-19.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn, theo dõi sự xuất hiện và phát triển của các loại sâu để có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là thời điểm 25 – 30 ngày sau khi mọc bởi đây là giai đoạn quyết định mức độ và tỷ lệ mắc bệnh của cây.
  • Dầu khoáng SK Enspray 99EC là loại thuốc được sử dụng để trừ các loại sâu chích hút hiện nay.

Bệnh xoăn lá chanh dây (chanh leo)

a. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh xoăn lá chanh dây do virus Papaya leaf curl gây ra. Loại bẹnh này lan truyền qua rầy phấn trắng (whitefly) Bemisia tabaci. Ngoài ra các côn trùng chích hút như bọ trĩ, bọ phấn, rệp,…cũng là trung gian truyền bệnh.

Khi bị bệnh lá sẽ nhăn nheo, cong xoắn không rõ hình dạng. Kích thước lá, đặc biệt là chiều dài và lóng thân bị ngắn lại. Phần rìa mép là hướng vào trong, uống cong xuống. Những lá bị bệnh sẽ trở bên dày, giòn hơn và chuyển màu xanh đậm.

  1. Phòng trừ bệnh xoăn lá chanh dây
  • Chuẩn bị giống tốt trước khi trồng, chọn những loại giống có sức kháng bệnh cao.
  • Với những cây bị nhiễm bệnh nên thu gom lại một chỗ và tiêu hủy sạch sẽ ở nơi xa vườn trồng.
  • Lựa chọn kỹ càng và sử dụng các loại giống cây có khả năng kháng bệnh.
  • Sử dụng vải màn hoặc lưới để quây cây con nhằm tránh côn trùng gây hại.
  • Tránh trồng chung cây chanh leo với các cây chủ là mục tiêu ưa thích của rầy trắng như cà chua, thuốc lá, cây họ bầu bí…
  • Phun thuốc diệt côn trùng định kỳ để bảo vệ cây
  • Sử dụng thuốc  MIG-29 điều trị khi cây bị nhiễm bệnh.

Bệnh xoăn lá đào

a. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh xoăn lá đào do nấm Taphrina deformans Berk Tul gây nên. 

Nấm bệnh tấn công vào ngọn lá và mép lá khiến cho một phần hoặc cả lá có màu xanh xám và dày lên. Một thời gian sau đó những phần dày này xoăn lại và biến thành màu đỏ dạng túi, có một lớp bột trắng xám bao phủ trên mặt lá. Cây bị bệnh lá chuyển màu nâu, khô dần và rụng. Trường hợp nặng cây sẽ chết nhanh chóng. (nguồn : higlumcom)

b. Phòng trừ bệnh xoăn lá đào

Dùng phân bón hữu cơ, không nên bón nhiều phân đạm

Phun thuốc cho cây 2 – 3 lần bằng hợp chất vôi – lưu huỳnh vào đầu mùa xuân

Phun phòng bệnh cho cây bằng thuốc RIDOMIL GOLD 68WP.

4.2/5 - (4 votes)