Rầy chổng cánh là rầy gì? nguyên nhân và cách diệt trừ

Các loại cây như cam quýt, chanh hay bưởi cũng như các loại cây cảnh như cần thăng, nguyệt ưới hay kim quýt rất hay gặp rầy chổng cánh tấn công. 

Đây cũng là nỗi lo của những người trồng cây. Chúng không chỉ gây hại trực tiếp cho cây mà còn là trung gian gây ra bệnh vàng lá cam hay vàng gân xanh cho cây nữa. Cùng #higlumcom tìm hiểu thêm trong bài viết này!

Tìm hiểu về rầy chổng cánh

Danh pháp của rầy chổng cánh là Diaphorina citri Kuwayana. Chúng là động vật thuộc họ Psyllidae và bộ Homoptera.

Nguyên nhân dẫn đến rầy chổng cánh phát triển là gì?
Nguyên nhân dẫn đến rầy chổng cánh phát triển là gì? (nguồn : higlumcom)

Đặc điểm hình thái của rầy chổng cánh

a. Trứng

Trứng giống quả lê và cỡ 0,3mm. Đầu trứng nhọn và hơi cuốn lại màu vàng. Các ổ trứng được con cái đẻ ở nách lá hoặc trên các lá của chồi non.

b. Ấu trùng

Chúng có hình bầu dục và dẹp, khi ,mới thành hình sẽ có màu vàng tươi. Khi được 5 ngày tuổi thì sẽ chuyển màu hai lượt. Lúc chỉ 2 đến 3 ngày chúng có màu xanh lục và từ tuổi ngày 4 đến tuổi ngày 5 chuyển thành màu nâu vàng. Nơi sống chủ yếu là các đọt hay lá non. Chúng tiết ra các chất dịch màu trăng bao phủ lấy lá hay chồi.

c. Rầy trưởng thành

Một con trưởng thành dài từ 2 đến 3mm. Mỗi con đều có cánh nâu vàng trong khi chân xám nâu. Trên các cánh sẽ điểm các đốm nâu kích thước nhỏ. Đầu chúng nhọn với mắt đỏ và có màu nâu nhạt. 

Khi con cái sắp đẻ sẽ có bụng màu hồng trong khi bụng con đực có màu xanh nhạt và nhọn hơn.

Sở dĩ chúng được gọi là rầy chổng cánh vì khi đậu chúng nhổm bụng cao 1 góc 30 độ so với bề mặt nên mới có tên như vậy.

Xem thêm  Bệnh sương mai là gì? cách phòng và trị bệnh trên các loại cây
Cách nhận biết và phân biệt rầy chổng cánh
Cách nhận biết và phân biệt rầy chổng cánh

Một số đặc điểm sinh thái

  • Một con rầy có vòng đời từ 20 đến 38 ngày. Theo đó trứng nở trong 4 đến 6 ngày rồi lưu thành dạng sâu non trong 12 đến 20 ngày và thành trùng trưởng thành có thể sống đến 8 tuần. 
  • Khi chúng đã thành trùng từ 4 đến 5 ngày thì sẽ bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Các con cái sẽ đẻ trứng thành từng ổ ở nách lá hoặc ở các lá cuộn chồi non.
  • Mỗi con cái đẻ từ 200 đến 800 trứng và chỉ đẻ vào ban ngày. Mỗi lần ấp trừng từ 3 đến 7 ngày.  Sau đó sẽ thành dòi chừng 5 ngày và phát triển tiếp thành con trưởng thành trong 18 đến 25 ngày tiếp theo. 
  • Các con dòi sẽ sống thành từng đám ở trên các đọt non.

Khi rầy chổng cánh gây hại

  • Khi rầy còn ở dạng ấu trùng và đã thành trùng thì chúng sẽ hút dinh dưỡng từ các lá non hay chồi non để làm thức ăn. Sau đó cá clas này sẽ nhỏ và quăn lại, các chồi không lớn được nữa.
  • Rầy chổng cánh là trung gian truyền bệnh vàng lá gân xanh cho cây. Đồng thời loại này cũng hấp dẫn nấm bồ hóng tấn công cây làm giảm khả năng quang hợp.
  • Khi các cây ra chồi non vào mùa mưa thì rầy chổng cánh xuất hiện càng nhiều.
  • Cây bệnh cho quả nhỏ, không có giá trị, cây cũng cằn cỗi không tái sử dụng được. 

Cách phòng trừ rầy chổng cánh hiệu quả

Áp dụng các biện pháp canh tác

  • Làm sạch vườn ruộng bằng cách chặt bỏ cây bệnh hay tàn dư của vụ trước rồi mới đem cây sạch bệnh vào trồng. 
  • Xung quanh vườn cần thêm cây chắn gió để ngăn rầy theo gió từ các nơi khác đến. Hơn nữa chúng cũng dễ dàng làm cho rầy phát tán mạnh sang các cây khỏe trong vườn hơn. 
  • Nếu trồng cam quýt thì không trồng kim quýt, cần thăng hay nguyệt quới gần đó vì nó sẽ hấp dẫn rầy chổng cánh đến gây bệnh.
  • Cây giống cần đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh, trước khi vận chuyển cần được xử lý thuốc khoa học. 
  • Phân bón và nước tưới cần đảm bảo thích hợp để các cây ra chồi cùng đợt sẽ tiện cho việc chăm sóc, phòng và trừ bệnh.
  • Vào thời kỳ cây ra chồi hay lá non cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện rầy cũng như tìm cách diệt trừ sớm nhất.
  • Trông xen ổi cùng với cam quý để ngăn rầy tấn công vườn cam quýt. Ổi cần trồng trước cam quýt chừng 6 tháng. 
Xem thêm  Bệnh đạo ôn hại lúa là gì? nhận biết và cách phòng tránh

Các biện pháp sinh học loại trừ rầy chổng cánh

  •  Dùng thiên địch vừa an toàn lại bảo vệ môi trường.
  • Các loại thiên địch có khả năng bắt môi như kiến vàng, bọ rùa hay nhện,…
  • Các loại thiên địch ký sinh cũng được khuyến cáo nên dùng như ong thuộc họ Eulopidae hay Encyrtidae thường ký sinh ở các con rầy non. Hay các loại nấm tua thường ký sinh trên rầy trưởng thành. 
  • Dùng bẫy vàng tiêu diệt rầy trưởng thành và ấy non. Mỗi vườn cần 5 bẫy để theo dõi mật độ rầy. 
  • Có thể dùng thêm thuốc Enspray 99,9 EC bằng cách hòa 40ml thuốc với 8l nước để phun khi cây vừa ra chồi. Khi nào chồi ra thêm mới phun tiếp.
  • Nếu định dùng dầu khoáng tưới cho cây thì từ hôm trướ cphair phun nước cho cây rồi, hôm sau mới phun dầu. 

Sử dụng các biện pháp hóa học hợp lý.

  • Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự phát triển của rầy để dùng thuốc kịp thời và đúng. Theo hướng dẫn sau:

– Những cây từ 0 đến 7 tháng tuổi thì hòa 50ml nước với 3ml thuốc Confidor rồi tưới cách gốc chừng 10cm. Mỗi tháng tưới 1 lần là được.

– Cây từ 7 đến 12 tháng tuổi thì không cần tưới thuốc nữa mà nên dùng sơn quét lên gốc cây từ mắt ghép đổ xuống là được. Mỗi lần quét cách nhau 1 tháng. Mỗi lần 1,5ml sơn là được. 

– Nếu cây từ 2 tuổi trở lên thì tăng lượng sơn quét trên gốc lên 2ml và chu kỳ quét cũng 1 tháng 1 lần. 

– Khi cây bắt đầu ra đọt non thì dùng một trong các thuốc sau để trừ rầy. 

  • Hòa 8l nước với 10 đến 15ml thuốc Supracide 40 ND
  • Pha 1g thuốc Actara 25 WG với 8l nước. 
  • Hòa 10 đến 15ml thuốc Trebon 10 ND cùng 8l nước.
  • Dùng C-Tron Plus 98.8EC để phun trên lá cây. 
  • Những loại thuốc có tính lưu dẫn cao như Thiamethoaxam, Imidacloprid, hay Clothianidin được khuyến cáo tưới quanh gốc cây theo liều lượng cho phép.
Xem thêm  Bọ xít xanh - đặc điểm, nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Cách tưới rất đơn giản. Lấy cào răng thưa xới nhẹ đất ở chỗ gốc cây. Không xớt sát gốc mà cách ra chừng 10cm đến khi xới vào tầng rễ mềm rồi mới tưới thuốc lên. Dùng cào lấp đất che phủ thuốc lại là được.

Một số cách khác

a. Chặt bỏ nguồn bệnh xung quanh

  • Những cây bị bệnh cần được chặt bỏ khỏi vườn. Kể cả những cây không nằm trong phạm vi vườn cũng cần loại bỏ triệt để và đem tiêu hủy trước khi trồng các cây giống sạch bệnh vào. 
  • Cây giống nên chọn các cây được ươm trong nhà lưới 2 cửa, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và xử lý bệnh trước khi vận chuyển. 
  • Chú ý phân bón cũng như tỉa cành sao cho các cây ra đọt non cùng thời điểm sẽ dễ chăm sóc, theo dõi bệnh tật và phòng trừ bệnh tốt hơn.
  • Xung quanh vườn nên trồng các cây chắn gió để ngăn sự xâm nhập rầy từ các khu khác đến. Vì rầy theo gió mà di chuyển đi được xa. 
  • Nếu đã trồng cam quýt thì xung quanh vườn không trồng thêm nguyệt quới, cần thăng hay kim quýt nữa. Vì đây là những loại cây cũng thu hút sự chú ý của rầy chổng cánh. Nếu trồng sản xuất cây giống càng không trồng gần các cây này. (nguồn : higlumcom)

b. Phòng rầy chổng cánh bằng cây trồng xen ổi

  • Giống ổi trồng xen cùng họ cam quýt nên chọn ổi xá lỵ nghệ bằng cách ghép hay chiết cành sẽ đạt hiệu quả tốt.
  • Giống cây cam quýt cần đảm bảo sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh. 
  • Không trồng ổi và cam quýt cùng lúc. Ổi trồng trước cam quýt ít nhất 6 tháng.
  • Mỗi cây ổi cách nhau chiều dài rộng là 2,5×2,5m hoặc 3x3m.
  • Khoảng cách giữa các cây cam quýt tương tự như ổi nhưng bưởi thì rộng hơn chừng 5x5m hoặc 6x6m.
  • Đảm bảo chiều cao cây ổi thấp hơn cam quýt từ 20 đến 30cm.
  • Hệ thống thoát nước cần được đảm bảo tốt. 
  • Để phòng bệnh thối rễ ở cây cam quýt thì dùng gốc ghép bưởi Lông Cổ Cò là tốt nhất..

Kết

Với mức độ gây hại như vậy nên rầy chổng cánh cần được điều trị ngay từ khi chúng mới thành hình. Như vậy sẽ đảm bảo được hiệu quả cao và bảo vệ được năng suất cây trồng. 

Chúc bà con thành công!

4.7/5 - (6 votes)