Cây sung có dễ trồng không? cách chăm sóc sung bonsai và lưu ý

Được mệnh danh là 1 trong 4 cây tứ quý nên cây sung được nhiều người yêu thích. Người ta tin rằng cây sung sẽ mang đến may mắn, sung túc cho người trồng nó. 

Muốn cây sung ra quả đúng vào dịp Tết thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé! Cách trồng cây sung bonsai không hề khó chút nào đâu mà còn có cả cách kích thích cây ra quả nữa đấy. Cùng #higlumcom khám phá ngay nào!

Cây sung có đặc điểm gì? Có nên trồng cây sung hay không?

Đặc điểm cây sung 

Cây sung có bộ rễ khỏe và ăn sâu và đất nên khả năng chịu hạn, chịu úng của cây rất tốt. Nên trồng ở nơi ẩm ướt như ao hồ hay hòn non bộ cũng được mà nơi đất không giữ ẩm tốt cũng được. 

Các cành già hay thân cây đều có khả năng ra quả. Những quả này cũng có khả năng hình thành hạt rồi mọc thành cây con mới. 

Muốn cây sung sinh trưởng và phát triển thì cần điều kiện nóng ẩm của khu vực nhiệt đới là tốt nhất. Nhưng không vì thế mà nó không chịu lạnh hay chịu hạn được. Thời tiết quá lạnh hay quá khô nó vẫn chống chọi được. Nếu gặp thời tiết khắc nghiệt tự bản thân cây sẽ sản sinh ra các vảy bạc bao bọc lấy thân và cành để ngăn không cho cây mất nước nhiều. 

Mẹo trồng và chăm sóc cây sung
Mẹo trồng và chăm sóc cây sung

Chính vì đặc tính này mà cây sung có mặt ở nhiều nơi, từ nơi có độ ẩm đất và không khí cao đến nơi có nhiệt độ thấp thời tiết khô hạn. Nhưng để cây phát triển tối đa thì nên trồng ở nơi nhiều ẩm nhiều nước như ven ao hồ hay hòn non bộ. 

Bản thân cây sung cảnh mặc dù là cây ưa sáng nhưng nếu dưới ánh nắng gắt quá lâu nó lại sinh trưởng kém và yếu đi. Trong khi nếu ánh nắng yếu và ánh sáng ít thì lá lại mỏng, không phân cành nhiều, các cành có mọc ra thì dài và mất dáng cây. Nhìn chung thì cây sung khá dễ tính, sống được ở nhiều loại đất khác nhau miễn sao đất không khô cằn là được. 

Xem thêm : cách trồng cây chuối cảnh

Có nên trồng cây sung trước nhà không?

Không gian sống hiện nay rất được quan tâm. Muốn có không gian thoáng mát, tươi xanh, hàm lượng oxy nhiều thì bạn cần bố trí cây cảnh khi trồng sao cho hợp lý là vấn đề thiết yếu.

Xem thêm  Cách trồng dưa bở tại nhà - cho quả siêu sớm

Trồng cây cảnh trước nhà không chỉ đơn thuần là việc thích thì trồng nữa mà nó còn là câu hỏi chung của vô vàn người vì nó ảnh hưởng tới phong thủy của gia đình. Đương nhiên khi trồng sung cảnh người ta cũng có thắc mắc như vậy.

Ví dụ như những cây có kích thước quá lớn, cành tán rậm rạp, vừa cản trở không khí vừa mang lại cảm giác tối tăm sẽ ảnh hưởng đến dương khí vào nhà. Hơn nữa những loại cây này khi có gió bão sẽ trở thành mối nguy hiểm hiển hiện đối với gia đình bạn nữa. 

Với nhiều người khi chọn trồng cây cảnh trước nhà thì cần chọn những cây khỏe mạnh, dáng đẹp, nhìn tươi tốt, sáng sủa để không gian cũng tươi sáng theo. Hơn nữa cũng cần chú ý kích thước sao cho phù hợp với ngôi nhà nữa. 

Theo đó những cây dáng ủ rũ hay nhìn có vẻ yếu đuối như thiết mộc lan hay dương thì được khuyên không nên trồng. Bạn có thể thay thế chúng bằng những cây to khỏe, chắc chắn mà vẫn mang ý nghĩa tương tự ví như cây sung bonsai cũng là một gợi ý tuyệt vời.

Cây sung có ý nghĩa phong thủy gì?
Cây sung có ý nghĩa phong thủy gì?

Không chỉ có thể bạn cũng cần lựa chọn nơi trồng, vị trí cũng như không gian trồng ra sao và hướng nhà như thế nào để trồng sung vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa phong thủy. Những điều này quyết định rất lớn đến yếu tố phong thủy của gia chủ. 

Bất cứ cây nào có kích thước lớn thì chẳng ai trồng ở chính giữa lối đi hay trước cửa nhà cả. Một phần vì nó vướng víu trong việc đi lại, phần khác, kích thước của nó sẽ ngăn trở sự lưu thông khí mang đến cảm giác u ám, ngăn trở may vào nhà. Nên khi trồng sung người ta còn quan tâm nhiều đến tuổi tác gia chủ nữa. 

Trước khi trồng sung cảnh bạn nên xem xem sung có hợp mệnh gia chủ hay hướng nhà không? Nếu hợp thì trồng cây trước nhà hoàn toàn được nha (nguồn : higlum.com)

Có mấy loại sung? Phân loại và đặc điểm

Ban đầu nói cây sung ai cũng có thể mường tượng ra được cây sung trong đầu, bởi vì khi đó chỉ có 1 loại sung thôi và nó đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng hiện tại khi nói đến sung người ta cần phân biệt rõ sung ta và sung Mỹ vì 2 loại này khác nhau lắm.

Thông thường sung ta được trồng để lấy bóng mát hay trồng làm cảnh, trang trí rất đẹp. Còn sung Mỹ phần lớn khi trồng thì mục đích chính và gần như duy nhất của nó là lấy quả.

Không chỉ có 2 loại sung lớn này mà trong sung ta người ta còn chia thành 2 loại nhỏ nữa là sung nếp và sung tẻ. Sung nếp có quả nhỏ, mềm, xanh nhạt hơn, các quả tròn đều. Dù là hay quả đều có vị đậm và không chát. Chính vì ưu điểm này mà sung nếp được ưa chuộng hơn hẳn sung tẻ.

Xem thêm  Lan Hoàng Hậu - kỹ thuật trồng và chăm sóc chuẩn

2. Kỹ thuật trồng sung cảnh cho người mới

Chuẩn bị đất trồng

Cây sung cảnh cũng vậy mà cây cảnh khác cũng thế, trước khi trồng cần chú ý chuẩn bị đất trồng sao cho thích hợp để cây có điều kiện tốt nhất phát triển. Theo tự nhiên thì cây sung phát triển mạnh ở những nơi có bờ ao, bờ hồ hay những nơi ẩm ướt. Bởi vì bản thân cây sung là loại rất háo nước.

Chính vì thế, cây sung cảnh trồng trong chậu nên càng cần chú ý vấn đề đất trồng cho cây. Đất cần đảm bảo phải có khả năng giữ nước giữ ẩm tốt. Nếu được bạn có thể trồng ở hòn non bộ hoặc những chậu có nhiều nước và ít đất cũng được.

Cần đặc biệt chú ý không được trồng sung cảnh trên đất cát hay đất sỏi hoặc bất cứ loại đất nào mà không giữ nước được.

Chuẩn bị giống

Đối với cây sung cảnh nói riêng và các loại cây cảnh nói chung thì khi trồng cần đặc biệt chú ý tới việc chọn giống. Có thể nói công đoạn này quyết định cực kỳ lớn tới sự hình thành và phát triển của cây. Những cây sung giống được chọn nên là những cây có chiều cao thấp nhất là 15 hoặc 20cm. 

Trước khi tiến hành trồng cây sung cảnh thì cần loại bỏ hết những lá non trên cây rồi mới cho vào chậu. Sau đó dùng đất đã chuẩn bị vun lên đến cổ rễ và ấn chặt lại. Mỗi tuần tưới cho cây từ 1 đến 2 lần là được. 

Không chỉ phát triển nhanh nếu người trồng loại bớt cành lá trên cây mà việc băm gốc và thân tưởng chừng có hại cho cây cũng là cách kích thích cây tăng trưởng. Công đoạn này nên tiến hành vào độ tháng 9 đến tháng 10 hằng năm.

Hướng dẫn trồng

Sung cảnh có thể chịu hạn nhưng cần nhớ kỹ đây là loại cây háo nước. Chính vì thế khi trồng sung cảnh cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây, lượng nước chắc chắn nhiều hơn so với các loại cây cảnh khác. Khi thấy cành và thần cây có các vảy bạc xuất hiện bao bọc lấy thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo cây đang thiếu nước. Bởi vì các vảy bọc này chính là lớp màng ngăn cây thoát nước ra ngoài. 

Nhiều người khi trồng sung cảnh cũng lo lắng rằng tưới nhiều nước sẽ làm sung dễ chết vì ngập úng. Song đừng lo quá vì sung có bộ rễ khỏe và ăn sâu xuống đất nên khả năng chịu úng của nó rất tốt. Cũng chính vì có bộ rễ khỏe mạnh như thế nên ở những nơi đất ẩm nhiều nước nước gần bờ ao, bờ hồ hay các hòn non bộ vẫn có thể trồng sung được. 

Thêm một đặc điểm nữa của sung cảnh chính là loại cây ưa sáng. Do đó khi trồng cần để cây ở nơi có nhiều ánh sáng chứ không phải có nhiều ánh nắng gắt. Nắng gắt đối với bất cứ loại cây nào cũng sẽ ngăn trở sự hình thành và phát triển của cây. Ngược lại nếu quá ít nắng cây sung sẽ phân cành ít, lá rất mỏng, cành nhỏ và dài không đẹp.

Xem thêm  Lan trúc phật bà có dễ trồng không? cách chăm sóc và lưu ý

Phương pháp chăm sóc sung cảnh bonsai (bí mật nhà vườn)

Kỹ thuật xử lý lá sung (cho lá bé lại)

Không như trồng sung ăn quả, sung bonsai đòi hỏi rất nhiều về kích thước thân và lá của cây. Đấy mới là cái hồn của sung bonsai. Các loại cây bonsai nếu cứ để phát triển tự nhiên, nhất là sung thì lá sẽ to hơn rất nhiều, không còn thích hợp với dáng cây bonsai nữa.

Chính vì để tạo ra được một cây bonsai có kích thước thân và lá tuyệt vời các nghệ nhân làm vườn đã nghĩ ra cách khiến lá sung dần dần cứng và bé lại. Đầu tiên sẽ ngắt hết lá cây cây và chỉ giữ lại cuống lá. Đợi vài ngày đến khi cuống lá dần rụng hoàn toàn thì sẽ ngừng hoàn toàn việc tưới nước cho cây.

Sau khoảng 7 ngày bạn sẽ thấy những chiếc lá non mới nhú ra. Cần đặc biệt lưu ý lúc này không được phép tưới nước dù ít hay nhiều. Bởi vì bản thân sung cảnh thiếu nước lá non sẽ tự khắc nhỏ đi và dần dần cứng lại. Đợi đến khi toàn bộ lá đã cứng già và không còn phát triển, có màu xanh thẫm nữa thì lức này mới tiến hành các công đoạn chăm sóc sung như bình thường. 

Nhìn chung cách này mình không đồng tình lắm nhưng dù sao người ta cũng đã ép được nhưng chiếc lá non thành những lá già và cứng nhưng vẫn đảm bảo được hồn cốt của sung bonsai. 

Mẹo kích thích cây ra trái

Theo kinh nghiệm của nhiều người từng trồng sung cảnh thì cách kích thích trái mau ra cực kỳ đơn giản. Theo đó, muốn cây cho trái vào dịp nào thì trước đó chừng 2 đến 3 tuần ngừng tưới nước cho cây là được, cùng với đó là vặt bỏ lá của cây đi. Khi nào thấy cây đã có đợt lá mới thì tiến hành chăm sóc cây như bình thường. Lúc ấy cây sẽ ra nụ rồi đậu quả. Thông thường thì người ta thực hiện cách này vào tháng 6 đến tháng 8 thì đến cuối năm cây sẽ cho ra quả nhiều. 

Hoặc cũng có cách kích thích cây ra quả khác đó là dùng dao khía vài đường ở phần dưới gần gốc cây để tăng nhựa chảy ra. Như vậy cây cũng sẽ mau chóng ra quả hơn. Còn nếu sung cảnh đang được trồng chậu thì bạn đảo chậu cho cây, chậu mới to hơn chậu cũ rồi ngưng tưới nước, bón phân. Chừng 2 đến 3 tháng sau cây sẽ bắt đầu ra lá và ra quả.

Lời kết

Cây sung không chỉ là loại cây cảnh đẹp, được nhiều người ưu ái mà trên hết nó cũng là một loại cây phong thủy với mong muốn mang lại sự sung túc, no đủ. Người ta tin rằng, mỗi gia đình mà có một cây sung sẽ luôn vui vẻ, đầy đủ suốt năm.

Chính vì thế còn chờ đợi gì nữa mà không tự tay sắm ngay cho mình một cây sung cảnh mini để trưng bày trong nhà nhỉ?

4.7/5 - (6 votes)