Cây thằn lằn (hay còn được gọi là cây vảy ốc), là loại cây được trồng để trang trí – làm xanh mát không gian sống của ngôi nhà. Đặc biệt, bạn có thể thường xuyên bắt gặp cây thằn lằn tại các biệt thự cổ kính hay các khu vườn xưa.
Cây đẹp là như vậy, nhưng sự thật có nên trồng tại nhà không? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây thằn lằn như thế nào? Cùng higlum.com tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Table of Contents
Có nên trồng cây thằn lằn không?
Nếu không gian nhà bạn đủ lớn, hay có những bức tường phía trước sân hoặc sân sau đủ rộng thì bạn nên trồng loại cây này. Một số lợi ích của việc trồng cây thằn lằn có thể kể đến dưới đây:
Giúp làm xanh không gian nhà bạn
Đặc tính phát triển nhanh, bám chắc vào vật chủ và có màu xanh ngắt – tất cả đã giúp cây thằn lằn tạo thành một bức tường xanh đẹp vững chãi.
Giúp cho ngôi nhà của bạn thêm xanh mát, đầy sức sống. Bạn có thể tỉa và định hướng phát triển cho chúng thành những hình thù mang nhiều tính thẩm mỹ.
Có ý nghĩa phong thủy tốt
Như bạn đã biết, rễ của cây bám chắc vào tường, không dễ gì có thể tách rời. Ý nghĩa mang đến sự trường tồn vĩnh cửu, sự gắn kết của mọi thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, cây phát triển nhanh tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái.
Cây thằn lằn có thể sử dụng để trị bệnh
Ngoài việc đem lại tính thẩm mỹ cao, tạo không gian xanh mát thì cây thằn lằn còn được biết đến như vị thuốc chữa bệnh. Một số tác dụng trong y học của loại cây này có thể kể đến dưới đây:
- Hỗ trợ cơ thể thanh nhiệt: Quả của loại cây này có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Cách làm là chọn những quả chín đem rửa và xay nhuyễn. Tiếp đến cho một chút nước ấm và dùng túi vải ép lấy nước cốt. Phần nước này sẽ nhanh chóng đông lại thành 1 khối. Các bạn sử dụng vào những ngày nóng bức giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả.
- Giúp cải thiện và điều trị bệnh đau nhức xương khớp: Tương tự như cách làm bên trên. Sử dụng nước cô đặc từ quả thằn lằn thường xuyên giúp bạn cải thiện chức năng xương khớp hiệu quả.
- Ngoài ra, lá và cành của cây thằn lằn có có tác dụng trị liệt dương. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin này nếu có nhu cầu. Trong nội dung bài viết này higlum không đề cập cụ thể, do chúng tôi chưa có thông tin chính xác về vấn đề này.
Xem thêm:
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây thằn lằn (luôn xanh tốt)
Được đánh giá là cây dễ trồng, khả năng phát triển tốt nhưng không phải ai cũng nắm được thông tin này. Các bạn hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn các bước trồng và chăm sóc.
Bước 1: Thực hiện nhân giống
Thằn lằn được trồng từ hạt, các bạn chọn hạt tại các cơ sở giống cây uy tín hoặc các chợ hoa cây cảnh. Lựa hạt chắc khỏe, để giảm nguy cơ mắc sâu bệnh về sau.
Bên cạnh trồng từ hạt, cây thằn lằn cũng có thể được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Chọn những cành bánh tẻ, có chồi lá xanh tốt. Cắt những đoạn 20 đến 30cm để làm cành giâm.
Tiếp đến, chuẩn bị những chậu nhỏ chứa đất ẩm và cắm cành giâm vào. Giữ ẩm đất hàng ngày để cành phát triển rễ. Đặt chậu ở nơi thoáng gió, có nhiều ánh sáng. Tránh đặt ở vị trí chịu ánh nắng mặt trời trực tiếp cả ngày, cũng như không tưới quá nhiều nước dẫn đến cành giâm bị thối úng.
Bước 2: Tiến hành trồng cây
Sau một thời gian cành giâm ra rễ và phát triển lá non mới, bạn có thể đưa chúng ra vườn hoặc trồng ở chậu mới lớn hơn. Cây thằn lằn thích nghi với nhiều loại đất trồng, nhưng để cây phát triển nhanh thì nên chọn loại đất tơi xốp, chứa nhiều dinh dưỡng.
Một lưu ý nhỏ là khi trồng cây thằn lằn leo tường, dẫn đến tình trạng tường có thể xuất hiện những vết rễ cây bám. Tuy nhiên, điều này cũng dễ khắc phục bằng cách cạo sạch và sơn một lớp sơn mới phủ lên sau khi bạn không còn muốn trồng loại cây này nữa.
Như vậy higlum.com đã mang đến cho bạn những thông tin cơ bản về cây thằn lằn: ý nghĩa và tác dụng của loại cây này trong cuộc sống. Cùng với đó là cách trồng và chăm sóc giúp cây vảy ốc luôn xanh tốt.