Nghe đến cái tên cây Tha La chắc hẳn vẫn còn lạ lẫm với rất nhiều người, tuy nhiên đây lại là cây trồng khá phổ biến. Cây có ý nghĩa biểu trưng cho Đức Phật, thể hiện một tâm bình an, thánh thiện.
Tuy hoa có màu không sặc sỡ, nhưng lại có vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng. Cây được sử dụng nhiều để trang trí trong các khu di tích, khuôn viên nơi công cộng, cảnh quan đô thị, …
Trong bài viết này, cùng higlum.com tìm hiểu đặc điểm – cách nhận biết và tác dụng của cây tha la.
Table of Contents
Cây Tha La là cây gì? đặc điểm và cách nhận biết
Cây có sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt ở nhiều môi trường đất khác nhau. Không cần quá nhiều công chăm sóc cây vẫn sinh trưởng tốt, tuy nhiên tốc độ phát triển khá chậm. Cây thích hợp ở môi trường nắng gió, ưa sáng.
Thân cây: Là một cây thân gỗ nên nếu trong điều kiện lý tưởng, cây có thể đạt tới độ cao 40m. Vỏ bên ngoài có màu nâu xám, thân cây cứng – thẳng đứng và có nhiều nhánh trên thân chính.
Lá: Lá với gân nổi rõ, lá đơn với mép lá nguyên có màu xanh thẫm. Lá dài khoảng 6 đến 11cm, rộng 4-5cm với cuống lá dài khoảng 1 đốt tay.
Hoa: Không giống như những cây thân gỗ khác, hoa tha la có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau từ ngọn, cành, gốc, thân cây, … Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có chiều dài khoảng 1 – 1.5m. Bên ngoài cánh có màu vàng nhẹ, bên trong màu đỏ hồng.
Trên mỗi bông thường gồm 6 cánh xếp đều nhau, đài hoa chứa các hạt phấn màu vàng đẹp mắt.
Hoa tha la nở quanh năm, mùi thơm dịu nhẹ lan tỏa tới hàng km.
Quả: Sau thời gian hoa nở, quả bắt đầu hình thành. Chúng có hình tròn, màu nâu đậm với kích thước chiều ngang có thể bằng một gang tay. Hình dáng như một quả sung phóng to. Có rất nhiều hạt bên trong quả.
Nhân giống cây tha la như thế nào?
Cây tha la có thể nhân giống từ việc giâm cành, hay giâm rễ. Nhưng phương pháp phổ biến nhất là nhân giống từ hạt. Lý do cũng khá dễ hiểu, bởi cây cho trái lớn bên trong có rất nhiều hạt.
Nếu như bạn bắt đầu trồng, muốn thử nghiệm loại cây này thì phương pháp tốt nhất là mua cây giống. Cây tha la giống rất sẵn tại các cửa hàng nông nghiệp, chọn cây khỏe mạnh, lá xanh tốt.
Thực hiện trồng cây tha la
Tuy cây có sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt trong mọi loại đất trồng. Nhưng để cây có thể sinh trưởng nhanh thì vẫn cần chuẩn bị một môi trường đất giàu chất dinh dưỡng. Thêm phân chuồng, tro hoặc mùn cưa giúp đất thêm tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.
Thực hiện đào một hố vừa bằng bầu cây, tháo bỏ lớp nilon bên ngoài. Đặt bầu cây xuống hố và nền đất đủ chặt ở xung quanh.
Có thể sử dụng que chống để cây không bị nghiêng ngả. Đồng thời tưới nước nhẹ đủ ẩm xung quanh gốc. Nếu trời quá nắng, cần che lưới đen để bảo vệ cây.
Chăm sóc cây tha la như thế nào?
Nước rất quan trọng cho sự phát triển của cây trồng. Tùy thuộc vào tình hình thời tiết, cần giữ cho đất xung quanh gốc luôn đủ ẩm. Mùa nắng bạn có thể tưới mỗi ngày một lần, còn mùa mưa thì tùy theo.
Dinh dưỡng: Bổ sung thêm phân định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa. Có thể sử dụng phân NPK hoặc phân hữu cơ, bón xung quanh gốc với liều lượng phù hợp.
Mỗi năm thực hiện việc tỉa cành, tạo thế một lần. Loại bỏ những cành già, cành mọc ngang giúp cây thêm khỏe mạnh, dồn chất dinh dưỡng phát triển cành chính.
Nhìn chung đây là loài cây ít sâu bệnh hại, hay nói cách khác là cây có khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên, cây vẫn có khả năng mắc một số bệnh như sâu ăn lá, sâu đục thân. Sử dụng vôi để quét quanh gốc, giúp hạn chế sâu phá hoại (nguồn : higlum.com).
Có nên trồng cây tha la không? lợi ích của cây tha la là gì?
Giúp trang trí không gian sống
Cây có mùi hương dịu nhẹ, tán cao và rộng rất thích hợp cho việc trồng làm bóng mát. Trang trí không gian của khuôn viên các công trình công cộng, khu di tích, …
Cây xanh góp phần lọc không khí khỏi những chất ô nhiễm mà mắt thường không thấy được. Muốn tạo nên một thế giới xanh, đa dạng sinh học thì cây tha la là một lựa chọn trồng đáng cân nhắc.
Là một cây mang ý nghĩa tâm linh
Cây tha la được trồng nhiều trong khuôn viên của nhà chùa, những nơi linh thiêng. Cây mang tính biểu tượng của Phật Pháp, đem tới sự bình an – thánh thiện.
Cũng chính vì lý do trên mà mỗi khi đi chùa, đứng dưới tán cây tha la tĩnh lặng. Con người như cảm thấy tâm tư được rũ bỏ muộn phiền, thấy thanh thản nhẹ nhàng hơn.
Sử dụng làm thuốc
Ngoài việc trang trí không gian sống, cây tha la còn được biết đến như một vị thuốc trong y học.
Sử dụng lá để đun lấy nước tắm, có tác dụng tốt trong việc trị viêm da, ngứa, lở loét. Bên cạnh đó, những lá non có thể sử dụng để trị bệnh về răng miệng.
Trong thành phần của quả, có chất tạo thành các chế phẩm làm thuốc kháng sinh. Giúp giảm triệu các cơn đau dạ dày, ngoài ra còn có thể hỗ trợ giải cảm.
Tuy nhiên, tất cả chỉ mang tính lý thuyết. Để áp dụng thực tế, bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lời kết
Là một cây trồng lấy bóng mát, trang trí không gian – cây tha la ngày càng được nhiều người quan tâm. Cách trồng và chăm sóc loài cây này khá đơn giản, bạn không cần mất quá nhiều thời gian để cây có thể sinh trưởng tốt.
Higlum.com cảm ơn bạn đã đọc bài, hẹn gặp bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo.