Kim Điệp Xuân là loại lan gì? cách chăm sóc và lưu ý

Mỗi độ xuân về, bên cạnh những loài hoa đặc trưng của ngày tết là hoa đào miền bắc, hoa mai miền nam thì có một loài hoa cũng rất được yêu thích chính là kim điệp xuân. Kim điệp xuân mang sắc vàng tươi ấm áp, là biểu tượng cho tài lộc, may mắn và thịnh vượng.

Trong bài viết hôm nay, cùng #higlumcom tìm hiểu về loài cây kim điệp xuân này nhé!

Kim điệp xuân là hoa gì? Nguồn gốc – đặc điểm và phân loại

Nguồn gốc

Tên khoa học của kim điệp xuân là Dendrobium Capillipes. Loài cây này thường được tìm thấy ở những thân cây cổ thụ trong rừng sâu.

Đặc điểm của lan kim điệp
Đặc điểm của lan kim điệp

Đặc điểm của loài lan này là chúng sống ẩn dật trong rừng sâu từ rât lâu mới được phát hiện và thuần. Theo một nghiên cứu, phải đến năm 1867 kim điệp xuân mới được công bố rộng rãi ra bên ngoài và trồng phổ biến. Ở các nước Châu Á như Lào, Thái Lan và Việt Nam trồng loài lan đẹp này ất nhiều.

Lan kim điệp xuân phân bố chủ yếu ở các địa phương vùng Tây Nguyên. Hiện nay có 2 loại kim điệp xuân phổ biến. Một loại ra hoa vào mùa xuân và loại còn lại ra hoa vào mùa hè.

Đặc điểm

Kim điệp xuân là một giống lan thân hoàng thảo. Phẩn giả hành của chúng khá ngắn. Kim điệp xuân có chiều dài trung bình khoảng 15 – 20cm. Nếu được chăm sóc tốt cây có thể đạt chiều dài lên đến 30cm. Kim điệp xuân có thân cây màu vàng xanh, ở gần ngọn lá khá mỏng.

Hoa của kim điệp xuân có dáng vẻ rực rỡ. Phần môi xòe to và ở giữa có màu đậm hơn. Khi ra hoa cây thường rụng lá. Những chùm hoa giữ được màu khá lâu, có thể đến nửa tháng.

Cái tên kim điệp xuân còn bắt nguồn từ đặc điểm của cây thường ra hoa vào dịp tết và hay được người dân mua về trưng bày trong nhà vào dịp tết đến xuân về.

Xem thêm  Cách trồng đậu đen siêu đơn giản - nhiều quả - ít bệnh

Đặc tính của lan kim điệp xuân là chúng ưa nắng và không chịu đựng được môi trường quá ẩm ướt. Chính vì vậy, khi trồng bạn bắt buộc phải giữa cho bộ rễ của cây hoa luôn khô ráo. Bạn tốt nhất nên trồng chúng trong những khúc gỗ lũa. Ngoài ra bạn có thể trồng trong chậu gốm hoặc chậu nhựa. tuy nhiên phải chú ý chậu có lỗ thoát nước dưới đáy và xung quanh để đảm bảo sự thông thoáng cho cây phát triển.

Kim điệp xuân có mấy loại?

Có 2 loại kim điệp xuân phổ biến hiện nay. Mỗi loại cây có một đặc điểm riêng.

1. Lan kim diệp nhựa

Tên khoa học của kim điệp xuân nhựa là Dendrobium Trigonopus. Kim điệp nhựa còn được gọi với nhiều cái tne khác như kim điệp sáp hay kim điệp sơn. Lna kim điệp nhựa phân bố ở vùng tây nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar và cả Việt Nam.

Đặc tính của loài cây này là chúng ưa sống bám dựa vào các loại cây thân gốc cao trong rừng. Chúng ưa nắng ẩm nhưng lại không chịu được thời tiết nóng. Bạn có thể nhận biết cây kim điệp nhựa thông qua một số dấu hiệu như: Phần thân lá mập mạp, ngắn, gần giống như giống lan kim diệp xuân. Ở phần giữa thân phình to và có nhiều sọc trải dài từ ngọn xuống gốc. Trên mỗi thân cây có khoảng 3 – 6 lá. Lá thường tập trung mọc ở phần ngọn cây.

Cánh hoa kim diệp xuân dày và nhọn. Mặt cánh hoa hơi bóng khiến cho người nhìn thoáng qua tưởng hoa nhựa. Đây cũng là nguồn gốc của cái tên kim diệp xuân nhựa. Cánh hoa có màu vàng kim và ở họng phớt xanh lục. Hoa kim diệp xuân nhựa mọc thành chùm. Mỗi chùm hoa khá nhỏ, có có 1 – 4 bông thôi. Thông thường những giống lan cánh càng dày thì càng giữ màu lâu, cánh càng mỏng lại càng chóng tàn.

Bên cạnh màu sắc thì hương thơm cũng là một nét quyến rũ của lan kim diệp xuân. Kim diệp xuân có mùi hương vô cùng đặc biệt, bạn chỉ cần ngửi 1 lần là sẽ nhớ mãi. Hương thơm ngang ngửa với lan cả trầm, đai châu hay giả hạc nổi tiếng. Kim diệp xuân nhựa là một trong những loài lan hiếm hoi vừa có mùi thơm nồng vừa giữ được màu lâu.

Xem thêm  Kim điệp nhựa có gì hấp dẫn? cách trồng và chăm sóc

2. Kim diệp vàng

Lan kim diệp vàng cũng là một giống lan kim diệp rất phổ biến hiện nay. Bên cạnh tên kim diệp vàng người ta còn gọi nó với nhiều cái tên khác như kim diệp vàng, kim diệp giấy hay kim diệp thường. Đất nước ta có điều kiện tự nhiên phù hợp cho lan kim diệp vàng phát triển. Tuy nhiên vùng Tây Nguyên là nơi tập trung đông nhất.

Giống kim điệp xuân có phần giả hành không dài, trung bình chỉ từ 10 – 20cm. Tuy nhiên nếu được chăm sóc tốt chúng có thể phát triển đến 25 – 30cm nhưng rất ít. Thân cây có màu vàng xanh. Phần ngọn thuôn nhỏ. Đỉnh có nhiều lá. So với phần giữa thì phần gốc và đỉnh thuôn nhỏ hơn, có luống rãnh.

Lan kim diệp xuân có màu vàng tươi rất bắt mắt. Cánh hoa tròn, mỏng, môi hoa lớn và có lớp lông tơ mềm mại. Mỗi khi bung nở tỏa hương thơm lôi cuốn lòng người.

Nếu chỉ nhìn qua bạn sẽ thấy loài lan này có hình dáng gần giống với lan vảy rồng hoặc lan hoàng lạp. Tuy nhiên nhìn kỹ vào cánh hoa bạn sẽ thấy điểm khác nhau rất rõ rệt ở độ dày.

Giá của lan kim điệp xuân tương đối cao. Trung bình 1 cây dao động từ 500.000 – 800.000đ/ Những cây có dáng đẹp còn có giá cao hơn nữa.

Bí quyết trồng và chăm sóc Kim điệp xuân siêu chuẩn – hoa nở quanh năm

Chọn thời điểm bắt đầu

Khi cây lan có chồi nụ cũng là thời điểm tốt nhất để bạn trồng kim điệp xuân. Tuy nhiên thời gian trước đó bạn phải tiến hành cắt tỉa những phần rễ già và bị dập thối, giã nát. Đồng thời bạn cũng nên cắt bỏ nụ. Tiếp theo bạn pha loãng dung dịch physan rồi cho cây ngâm vào trong 20 phút rồi đem ra phơi cho khô trong vài ngày.

Tháng 10, 11 âm lịch là thời điểm lý tưởng để trồng lan kim điệp. Bạn chăm sóc tốt cây sẽ ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.

Xem thêm  Có nên trồng [ Cây Hồng Môn ] không? ý nghĩa và cách chăm sóc

Bạn có thể trồng lan kim điệp bằng gỗ lũa hoặc trong chậu đều được. Ngoài ra tùy theo sở thích và điều kiện mà bạn lựa chọn nguyên liệu trồng cho phù hợp. Tuy nhiên phải đảm bảo khả năng thoát nước tốt và khô thoáng cho cây. Chẳng hạn như khi trồng trong chậu đất nung bạn cần đập nhỏ than, dớn sợi hoặc vỏ thông để giữ ẩm cho cây mà vẫn đảm bảo sự khô thoáng.

Nhân giống

Có nhiều cách nhân giống lan kim diệp nhưng phổ biến nhất là ghép cành. Bạn chọn những cành to mập, khỏe mạnh để trồng. Ngoài ra cũng không nên chọn những cành có chồi vì khi trồng vào giá thể mới những chồi này sẽ rất khó sống.

Hướng dẫn trồng

Bạn chú ý phải cố định gốc ghép vào giá thể cho thật chắc chắn. Bên cạnh đó khi ghép vào gốc lũa bạn nên sử dụng đinh nhọn và dây thép để cố định gốc không bị đổ. Bạn cũng có thể khaonr thêm nhiều đốt nhỏ vào gốc lá để rễ về sau phát triển bám chặt vào gỗ lũa tạo độ bền chắc cho cây.

Việc ghép cây đã hoàn thành bạn mang cây ra chỗ thoáng mát treo lên, phơi khoảng 1 tuần cho cây quen với môi trường mới, dần trở nên cứng cáp hơn. Ban đầu bạn chỉ để nắng khoảng 50 %. Về sau bạn có thể tăng nắng lên khoảng 70%.

Ở miền bắc thường có mưa phùn và sương giá nên khi trồng bạn nên làm một giàn lưới mắt cáo đen cho cây. Bạn để cây ở nơi thoáng mát để tránh cây bị tổn thương cho thời tiết khắc nghiệt là được. Trong điều kiện chăm sóc chu đáo và môi trường lý tưởng cây sẽ rất nhanh hồi phục, đâm chồi nảy lộc và phát triển khỏe mạnh bình thường.

Nước tưới và dinh dưỡng

Bạn phải chăm sóc cẩn thận trong thời kỳ đầu. Khi cây đã ổn định việc chăm sóc sẽ nhàn hơn. Bón phân phù hợp với thời kỳ sinh trưởng của cây. 

Bạn có thể tưới các loại phân B1 vào thân để nhân giống cây trong thời kỳ cây nghỉ đông, Bạn cũng phải chú ý phải pha thật loãng và tưới 1 tuần 1 lần lên thân cây để kích thích mầm cây phát triển mầm con thay vì hoa. (nguồn : higlumcom)

 Lời kết

Hoa kim diệp xuân nhựa cho hoa khá lâu, độ bền màu giữ được khoảng 2 tháng nếu thời tiết lý tưởng.

Bạn có thể dễ dàng chăm sóc để cây ra đúng dịp Tết trưng nhà nhé!

4.4/5 - (5 votes)