Cúc thân gỗ – đặc điểm, cách chăm sóc và ý nghĩa

Nhắc đến Hoa Cúc thì mỗi chúng ta không còn xa lạ gì, hình ảnh hoa cúc có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ nơi đâu. Đây được đánh giá là loài hoa thanh cao, với vẻ đẹp thuần khiết, đặc biệt không thể thiếu trong đời sống tâm linh việt.

Tuy nhiên, hoa cúc thân gỗ thì chỉ mới du nhập vào nước ta cách đây không lâu. Một số cái tên khác là cúc trường thọ hay cúc vạn niên. Được đánh giá là loài hoa dễ trồng, tuổi thọ cao, có thể cho hoa quanh năm cũng như cây dễ dàng tạo dáng bonsai độc đáo. 

Cách trồng và chăm sóc cúc thân gỗ
Cách trồng và chăm sóc cúc thân gỗ

Hơn nữa, loài cây này thích nghi tốt với tất cả điều kiện khí hậu nóng hoặc lạnh, cho nên chúng có thể trồng ở bất cứ khu vực nào.

Trong bài viết này, cùng higlum.com tìm hiểu đặc điểm, cách trồng – chăm sóc cùng với những lợi ích khi trồng loài hoa thanh cao này nhé.

Đặc điểm của cây Cúc Thân Gỗ

Có nguồn gốc xuất phát từ một số quốc gia Trung Phi, Nam Phi, cúc thân gỗ dễ chăm sóc và có khả năng chịu hạn tốt. Từ khi du nhập vào nước ta, được giới chơi cây đánh giá khá cao.

Xem thêm  Hoa Giấy Ngũ Sắc nhân giống như thế nào? giá bao nhiêu tiền

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, Hoa Cúc đã đóng một vai trò rất quan trọng. Những dịp lễ tết đặc biệt, hoa cúc để trang trí bàn thờ là không thể thiếu.

Hiện nay, có rất nhiều loại cúc được biết đến và mỗi loài đều có đặc điểm cuốn hút riêng. Cúc đại đóa với những bông hoa to quyến rũ, cúc mâm xôi thì tràn đầy sự e ấp dưới vẻ đẹp mỹ miều, cúc họa mi với hình dáng nhỏ bé quyến rũ.

Hoa cúc thân gỗ với màu vàng rực rỡ, mỗi bông hoa nhỏ xíu như những ngôi sao chi chít trên cây. Đường kính của mỗi cánh hoa chỉ đạt từ 1-3cm.

Hình ảnh cúc thân gỗ
Hình ảnh cúc thân gỗ

Lá cúc thân gỗ gần giống lá cây rau cải cúc. Thân lá dày hơn và viền có răng cưa nhỏ sắc.

Xem thêm: cách trồng hoa tigon cho hoa nở quanh năm.

Có nên trồng cúc thân gỗ không?

Là một loài cây thân gỗ nên loài cúc này được ưa chuộng trong việc trang trí cảnh quan, làm đẹp không gian sống. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và những dáng thế bonsai, cho hoa quanh năm nên việc loài hoa này được nhiều người trồng là điều dễ hiểu.

Mặc dù là cây thân gỗ, nhưng đường kính cây chỉ vừa phải nên việc trồng trong chậu hay trong đất đều đẹp. Bạn có thể đặt chậu hoa cúc thân gỗ tại sân trước nhà, ban công, sân thượng đều sang trọng và đẹp mắt.

Xem thêm  Phân bón lá là gì? công dụng, cách dùng và những lưu ý

Màu vàng đại diện cho sự may mắn, tràn đầy sức sống – hoa cúc tượng trưng mang đến cát tường cho gia chủ. Hơn nữa, đây là loài cây ít sâu bệnh, hoa nhiều quanh năm – rất nên trồng các bạn ạ.

Có nên trồng cúc thân gỗ không?
Có nên trồng cúc thân gỗ không?

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cúc thân gỗ

Chuẩn bị

Để cây có không gian lâu năm phát triển, bạn nên chuẩn bị những chậu trồng có độ sâu và đường kính tối thiểu là 50cm.

Có nguồn gốc từ châu Phi nên cúc thân gỗ có khả năng chịu hạn tốt và đặc biệt ưa nắng. Nên đặt chậu tại những nơi có ánh sáng chiếu vào 6-8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, mấy ngày đầu sau khi trồng thì bạn nên đặt chậu trong bóng mát, dần dần chuyển ra nắng.

Mặc dù thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tuy nhiên để cây luôn xanh tốt + cho hoa đều đặn thì bạn nên trồng trong đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và giàu dinh dưỡng.

Có thể bón lót một số loại phân chuồng hoai mục dưới đáy chậu để bổ sung dinh dưỡng lâu dài. Cách này cũng thường được áp dụng trong việc trồng hoa giấy ngũ sắc.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cúc thân gỗ
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cúc thân gỗ

Thực hiện trồng

Thời điểm thích hợp trồng là buổi sáng hoặc chiều mát.

Sau khi chuẩn bị đất và mua được cây giống, bạn đặt cây vào trong chậu rồi lấp đất. Bề mặt giá thể cách thành chậu khoảng 2-3cm. Sau khi trồng nên tưới đủ ẩm để cây nhanh hồi phục.

Xem thêm  Đinh lăng có tác dụng gì? cách dùng trị bệnh và lưu ý

Đặt cây ở vị trí có bóng mát, hoặc mái che khoảng 7-10 ngày trước khi đem cây ra nơi có ánh nắng trực tiếp.

Chăm sóc cúc thân gỗ

Tương tự như cúc vạn thọ, chăm sóc cúc thân gỗ khá đơn giản. Tưới nước đủ ẩm cho phần đất xung quanh gốc, tránh tưới ngập úng làm cây bị thối rễ.

Bạn có thể bón thêm dinh dưỡng (phân sinh học hoặc phân hữu cơ) nếu như muốn cây phát triển nhanh và cho nhiều hoa.

Sau vài năm trồng, nên tỉa bớt cành già và tạo dáng bonsai như ý muốn của bạn.

Lời kết

Như vậy là higlum.com đã cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm loài cúc thân gỗ – giống cúc mới du nhập vào nước ta cách đây vài năm. Bên cạnh đó là những lưu ý trong quá trình trồng, chăm sóc và lợi ích của loài cúc này mang lại. 

Nếu có thời gian, bạn hãy bắt tay vào trồng thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa thanh cao này nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết chia sẻ về cây bạch thiên hương.

Rate this post