Cây lộc vừng có ý nghĩa gì? cách trồng, chăm sóc và lưu ý

Cây lộc vừng là một loại cây đẹp, theo ý nghĩa phong thủy mang lại nhiều may mắn. Chính vì thế mà người ta hay trồng nó trong khuôn viên gia đình. Với mong muốn thịnh vượng, tài lộc,…

Ngoài cái tên là cây lộc vừng thì nhiều nơi còn gọi nó là cây Mưng. Cây này có nhiều công dụng khác nhau lắm đấy. Cùng higlumcom khám phá trong bài viết này nhé!

1. Tìm hiểu thông tin chung về cây lộc vừng

Đặc điểm

Đây là giống cây thân gỗ với chiều cao có thể đạt từ 9 đến 21m. Kích thước thân to. Nhìn chung chiều cao của cây có thể hơn còn tùy vào điều kiện trồng, chăm sóc. Nếu định trồng để lấy bóng mát thì cứ để cây phát triển tự nhiên. Còn trồng làm bonsai thì nên uốn, tỉa và định hình cho cây. Tùy vào sở thích người trồng. 

Có nên trồng cây lộc vừng không?
Có nên trồng cây lộc vừng không?

Thân cây lộc vừng thường có màu đen xám và sần sùi. Cây có lá dạng bầu dục với mép lá là các răng cưa không đều nhau. Mặt lá nổi rõ các gân hình mạng nhện. Thường thì mặt trên của lá nhẵn bóng. Lá lộc vừng là dạng lá đơn và thường mọc cách nhau 1 khoảng. 

Lá của cây khi còn non thì thường có máu trắng hơi xám cũng có thể làm tím nhạt. Còn khi già rồi thì lại có màu xanh đậm. Màu sắc của búp non được đánh là đẹp. Vì nó có màu tím hơi pha xanh. Cứ thấy búp lộc vừng là báo hiệu mùa xuân sắp về. 

Cây lộc vừng cho hoa thành từng chùm dài rủ xuống. Mỗi chuỗi hoa lại có nhiều hoa kết thành. Chiều dài thường lên đến 40cm. Hoa lộc vừng màu đỏ tươi với nhị vàng. Hoa có muf8i thơm nhẹ khá dễ chịu.

Khi hoa rụng sẽ tạo ra các quả cứng. Bề mặt quả lại có nhiều khe. Trong quả lại có nhiều hạt với kích thước nhỏ.

Khi quả mới nhú ra thì có màu xanh nhạt như bao quả khác. Nhưng khi già thì lại có màu vàng nâu.

Nên trồng cây lộc vừng ở đâu để mang tài lộc vào cho gia chủ

Theo quan niệm của các cụ xưa thì không trồng duy nhất 1 cây cổ thụ trong nhà. Do đó người ta sẽ trồng cây cổ thụ đó cùng với cây lộc vừng. Vì đây là cây sống lâu. Theo các cụ sẽ mang lại nhiều không khí trong lành. Do đó mà cây lộc vừng càng trồng lâu năm càng mang ý nghĩa to lớn đối với gia chủ. 

Xem thêm  Hoa loa kèn đỏ có gì hấp dẫn? cách trồng và chăm sóc
Cách trồng cây lộc vừng
Cách trồng cây lộc vừng

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp khuyên những gia đình đang có ý định trồng cây lộc vừng. Thì nên trồng nó ở trước nhà để năng lượng tích cực tăng lên. Năng lượng tiêu cực giảm đi. Đồng thời cửa chính cũng là nơi đón khí trời, vượng khí đến gia chủ ắt may mắn.

Cây lộc vừng nên được trồng ở nơi có đủ ánh sáng. Đất trồng đủ ẩm, đủ dinh dưỡng thì mới phát triển được. Cây cũng cho hoa đẹp mà năng lượng tích cực cũng theo đó mà tăng lên. Mang lại nhiều may mắn hơn.

Nếu gia chủ đã bố trí nhà ở theo phong thủy rồi thì nên tham khảo các chuyên gia phong thủy để tìm ra nơi trồng cây lộc vừng thích hợp nhất. Không chỉ có cây lộc vừng mà các cây khác. Để mang lại vượng khí cho ngôi nhà của bạn.

2. Có nên trồng cây lộc vừng không? Tác dụng của cây lộc vừng là gì?

2.1 Vai trò cây lộc vừng với không gian sống

Cây lộc vừng không chỉ là cây cho bóng mát mà còn là cây cảnh, cây tiểu cảnh được nhiều người yêu thích. Hiện nay nó đã trở thành loại cây được ưa chuộng và trồng nhiều trong các gia đình. Bởi vì nó có nhiều công dụng khác nhau. 

– Đây là loại cây được sử dụng để làm đẹp cho đô thị, công trình hay công viên. Bởi vì nó không chỉ cho hoa đẹp mà còn mang lại không khí trong lành cho nơi trồng nữa. Cũng vì lý do này mà hiện nay nhiều hộ kinh doanh cây lộc vừng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

– Không chỉ có các công trình lớn người ta mới dùng lộc vừng đâu. Mà đến các hộ gia đình người ta cũng trồng cây này. 

– Người ta còn dùng cây lộc vừng vào việc chữa bệnh. Điển hình như rễ hay vỏ cây, hạt cây có thể tận dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Thậm chí tây y cũng dùng nó để điều trị 1 số bệnh về da, giảm viêm nhiễm cũng như các bệnh khác. Đương nhiên trong đông y thì nó cũng là vị thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau. 

– Hiện nay bonsai đang là loại cây được ưa chuộng rất là nhiều. Chính vì thế cây lộc vừng cũng được các nghệ nhân tận dụng để làm bonsai. Có lẽ bởi vì cây có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước cho thích hợp chăng? 

Hướng dẫn chăm sóc cây lộc vừng cho hoa đẹp
Hướng dẫn chăm sóc cây lộc vừng cho hoa đẹp

2.2 Tác dụng phong thủy to lớn của cây lộc vừng

Ngay từ cái tên của nó cũng đã toát lên sự phú quý, tài lộc rồi. Có lẽ đây cũng là lý do đầu tiên để nó trở thành cây phong thủy được nhiều người yêu thích. 

Cây lộc vừng cho hoa màu đỏ nên nó là đại diện cho tài lộc, an khang, hạnh phúc và may mắn. 

Cây lộc vừng cho hoa màu đỏ. Mà từ trước đến nay màu đỏ là màu đại diện cho may mắn. Chính vì thế mà khi tân gia, chúc mừng ,.. người ta hay tặng nhau cây lộc vừng. Với mong muốn người nhận luôn may mắn.

Xem thêm  Cách trồng cây Thường Xuân đơn giản - lợi ích và ý nghĩa

Hoa lộc vừng được đánh giá là có mùi thơm rất riêng. Không nồng nàn mà thoang thoảng. Chỉ cần thoáng qua cũng có thể cảm nhận được. Chính mùi thơm này khiến người ta thấy thoải mái. Một vài chiếc bánh quy, cốc trà, ngắm hoa lộc vừng nở là thú vui tao nhã của thi nhân xưa. 

2.3 Tác dụng của cây lộc vừng trong ẩm thực

Không chỉ mang giá trị về kinh tế và tinh thần. Cây lộc vừng còn có giá trị về mặt ẩm thực nữa. Vì có nhiều giá trị dinh dưỡng. Với hương vị lạ miệng nó có thể kết hợp với nhiều món ăn khác nhau. Tạo nên hương vị rất riêng mà ai cũng mê. 

Cây lộc vừng người ta hay dùng lá và búp non của cây. Các món ăn như gỏi cá hay thịt mà có thêm lá lộc vừng thì không còn gì bằng.

Hoặc lá và búp non đem nấu canh chua thì cũng tuyệt vời không kém đâu.  

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lộc vừng

So với nhiều cây khác chỉ cần đảm bảo cây có đủ ánh sáng thì cây sẽ sinh trưởng tốt. Thời gian chăm sóc cũng không cần quá nhiều. 

3.1 Hướng dẫn nhân giống cây lộc vừng

Cũng như nhiều cây khác, cây lộc vừng có 2 cách là nhân giống hữu tính và vô tính. 

Nhân giống lộc vừng từ hạt

– Cách này sẽ lấy hạt của quả đã chín. Chỉ cần tách lấy hạt để gieo là được. 

– Hạt được chọn làm giống nên chọn từ cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không có sâu bệnh.

– Đầu tiên nên ngâm hạt với nước ấm 1 thời gian cho tăng độ nảy mầm rồi mới gieo. Hoặc bạn cũng có thể dùng thêm thuốc kích thích ra mầm nếu muốn hạt mau nảy mầm. 

Nhân giống cây từ cành ( chiết hoặc ghép)

Phương pháp này vừa nhanh mà cây ra cũng mau lớn hơn. Nhưng nó cũng có nhược điểm là cây hay bị bệnh, bị nấm. 

Tùy vào từng thời điểm mà bạn chọn cách giâm hay chiết cành cho thích hợp .  

  • Thường là người ta dùng cách chiết cành vào mùa nóng sẽ thích hợp hơn.
  • Còn vào khi thời tiết lạnh và khô thì bạn nên chọn cách giâm cành để đảm bảo độ thành công cao. 

Kể cả bạn giâm hay chiết cây đúng cách thì 1 thời gian sau nó cũng không bật chồi non ra luôn đâu. Thường thì đến mùa xuân hoặc khi thời tiết mát mẻ mới có được.

Bạn cần chú ý nên dùng cách nhân giống vô tính thì cành mẹ cần là cành khỏe, không sâu bệnh. Nên chọn cành ở giữa thân là tốt nhất. Và cần nhất là cành nhiều nhựa và có lớp vỏ dày. 

Các bước chiết cây bao gồm

– Nếu bạn dùng cành lộc vừng thì lấy dao khoanh vỏ của cành.

– Dùng dao sạch làm sạch hết tơ ở chỗ khoanh vỏ. Đợi 8 đến 9 ngày sau thì sẽ thấy có sẹo xuất hiện. Đây là dấu hiệu cho thấy rễ mới sẽ được sinh ra.

– Bầu đất nên trộn thêm rơm, mùn, phân hữu cơ hoai mục. Sau đó lại thành bầu tùy kích thước bạn muốn. Cuối cùng bó bầu đất vào chỗ sẹo trên cành cây.

Xem thêm  [ Lan Quân Tử ] có ý nghĩa gì? hướng dẫn trồng và chăm sóc

– Dùng giấy và nilon để quấn bên ngoài bầu đất đó. 

Sau khoảng 1 đến 3 tháng nếu không có gì thay đổi sẽ có rễ mới nhú ra. Lúc đó bạn cắt bọc ra và thay bằng bọc mới để rễ ra thêm. 

3.2 Hướng dẫn trồng lộc vừng

Chọn vị trí trồng

  • Cây lộc vừng cần được trồng ở nơi thoáng mát và có nhiều ánh sáng. Như vậy vừa dễ chăm mà cây cũng mau lớn nữa. 
  • Nếu định trồng cây để làm cảnh thì những khu vực thích hợp chính là sân nhà. Vừa có vẻ đẹp lại cũng dễ chăm nữa.

Thực hiện trồng

Cây lộc vừng thích hợp với đất thịt nhẹ với độ mùn tốt. Chỉ cần thêm phân chuồng đã ủ ải rồi trộn vào đất là được. Đồng thời đất cũng cần đảm bảo thoát nước tốt để cây không bị ngập úng. 

Cây khi vừa trồng cần tưới nước vừa đủ để cây không bị thiếu nước. Diện tích hố trồng tùy thuộc vào diện tích của cây mà thiết kế.

Khi trồng cây thì chỉ cần gỡ lớp giấy hoặc túi nilon ở bầu đất rồi thêm đất đã trộn phân vào. Ấn chặt gốc cây vào là được. 

Làm sạch cỏ xung quanh rồi tưới nước vừa đủ vào gốc cây.

3.3 Phương pháp chăm sóc cây lộc vừng

Tỉa cảnh, tưới nước

Muốn biết cây đủ hay thiếu nước thì cần quan sát cây thường xuyên. Nếu cây mới trồng nên duy trì lượng nước vừa đủ thường xuyên cho cây. Nhưng đừng tưới nhiều kẻo cây bị ngập rễ mà chết.

Đồng thời cũng cần chú ý về tình trạng sâu bệnh để có biện pháp kịp thời. 

Trồng ngoài sân vườn thì không sao nhưng nếu trồng trong chậu kệ bạn nhớ dùng thêm phân hữu cơ cho cây nhé! Có như vậy cây mới phát triển được. 

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Khi trồng cây lộc vừng thì bệnh hay gặp nhất chính là sâu đục thân. Ngoài ra cũng có thể có thêm các bệnh như rệp hay sâu ăn lá. Nhưng 2 bệnh sau thì ít gặp hơn. 

Cách nhận biết sâu đục thân rất đơn giản. Nếu thấy trên thân cây có các lỗ nhỏ. Đồng thời có các mùn gỗ vụn từ lỗ rơi ra ngoài.

Để hạn chế bệnh nặng hơn thì bạn nên thường xuyên quan sát cây. Nếu chỉ cần thấy có các lỗ nhỏ hoặc có mùn gỗ rơi ra ngoài. Thì nên dùng thuốc để điều trị ngay. Tránh bệnh nặng thêm.

Hoặc bạn cũng có thể dùng thuốc Basudin bón vào gốc cây cũng có thể được. Thuốc ngấm vào cây và tiêu diệt sâu đục thân từ bên trong.

Còn nếu đã phát bệnh rồi thì bạn dùng VIMBAM để điều trị. Cách làm rất đơn giản. Chỉ cần đưa trực tiếp vào các lỗ trên thân cây bằng ống tiêm là được. Rồi dùng bông hoặc giấy để bịt lỗ đó lại. Ưu điểm của cách này là sâu sẽ chết mà cây vẫn phát triển bình thường. 

3.4 Lưu ý giúp cây lộc vừng ra hoa đẹp

Cây lộc vừng sẽ cho hoa đẹp khi bạn dùng natri đặc hoặc kali với nồng độ vừa phải để phun cho cây.

Thường thì 4 ngày sau khi cây rụng lá hết thì bạn sẽ tiến hành tưới cho cây. Đầu tiên là dùng nước vo gạo để cung cấp dưỡng chất cho cây. Như vậy cây mau ra lá hơn. Thường thì 1 tháng sao đã có lá và mầm hoa mới rồi. Lúc nào hoa tàn bạn sẽ áp dụng cách trên để cây cho hoa đợt mới. 

Kết

Vậy là bạn đã biết được lý do vì sao mà cây lộc vừng được nhiều người yêu thích đến vậy rồi đúng không? Không chỉ làm cảnh đẹp mà nó còn là vị thuốc chữa bệnh tốt nữa đúng không?

#higlumcom hy vọng đây chính là cuốn cẩm nang hữu ích cho những ai đang tìm hiểu về loại thực vật này. 

5/5 - (1 vote)