Cách trồng cây sứ hoa nở đẹp đều – rực rỡ quanh năm

Hoa sứ là loài cây hoa rất phổ biến ở nước ta, được trồng rất nhiều trong sân vườn, đặc biệt là sân vườn nơi đền chùa, cơ quan. Cây sứ có thể trồng bằng hạt. Với cách trồng này, sau 8 – 12 tháng chăm sóc cây sẽ bắt đầu ra hoa. 

Hoa sứ khi nở có hình phễu, cánh to, mềm mại, xòe rộng như chiếc loa kèn rất đẹp. Bông hoa bình thường có 5 cánh, tuy nhiên có những bông hoa đột biến có tới  6 – 7 cánh.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa sứ
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa sứ

Hoa không mọc đơn lẻ mà mọc thành chum, mỗi chum hoa thường cố 3 – 10 bông. Mọc tập trung ỏ đỉnh. Hoa lớn sẽ nở trước, những bông nhỏ hơn sẽ nở sau. Hoa có thể duy trì dáng vẻ tươi tắn đến 10 ngày mới tàn. 

Do đó có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của hoa lâu. Nếu trồng và chăm sóc tốt, cây sẽ ra hoa gần như quanh năm. Bên cạnh những cây hoa 1 màu hoa, người trồng có thể lai ghép để tạo ra những cây hoa với nhiều màu hoa lạ mắt.

Trong bài viết hôm nay, cùng #higlum tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây hoa sao cho cây cho hoa đẹp nhé!

Cần chuẩn bị gì trước khi trồng cây hoa sứ?

Sứ là loài cây rất dễ trồng, sức sống khỏe và dẻo dai. Trên thân cây có nhiều nhánh nên có thể cho hoa quanh năm. Cây hoa có khả năng phân nhánh tốt, hoa nở đều, đẹp, tươi tắn với một hoặc nhiều màu hoa tùy theo giống cây.

Cây sứ không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc mà còn gây ấn tượng bởi bộ rễ rất đẹp. Nếu biết cách uốn tỉa từ sớm, cây hoa sẽ có hình dáng bắt mắt, độc đáo, có giá trị cao. 

Chính vì vậy, trong vườn cây của gia đình nào hầu như cũng đều có 1 – 2 cây sứ. Loài cây này không khó trồng, tuy nhiên để cây khỏe mạnh và cho hoa đẹp một số điều dưới đây bạn cần lưu ý.

Chuẩn bị đất trồng

Cây sứ là loại cây không kén đất. Dù là đất cát, đất thịt, đất thịt nhẹ, đất phù sa đều có thể trồng cây được. Tuy nhiên đất trồng phải đảm bảo tơi xốp và thoát nước tốt.

Bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp đất trồng như sau:

  • Đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất cát pha: 40 – 50 %
  • Chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục : 50 – 60 %

Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm phân lân, vôi nếu đất bị chua. Nên xử lý đất với một số thuốc trị nấm để hạn chế bệnh cho cây về sau. Bạn trộn đều hỗn hợp đất rồi ủ thành đống để dùng dần.

Xem thêm  Bí quyết trồng Địa Lan ra hoa đúng dịp - nở đều hoa

Chuẩn bị chậu trồng ( giá thể)

Đối với cây sứ, người ta thường trồng chúng trong chậu hơn là trồng trong sân vườn bởi khi trồng trong chậu sẽ dễ chăm sóc và uốn nắn hơn. Bên cạnh đó sau vài nắm đất trong chậu đã nghèo dinh dưỡng, rễ cây cũng phình to hơn. (Nguồn: higlum)

Đồng thời bạn có thể thay thế chậu trồng một cách dễ dàng để cây có không gian tốt nhất để phát triển. Tuy nhiên khi chuyển chậu bạn chú ý nâng bộ rễ lên cao hơn khỏi miệng chậu thì dáng cây mới đẹp và giá trị.

Bạn có thể chọn các loại chậu trồng khác nhau để trồng cây sứ. Tuy nhiên phải đảm bảo độ thông thoáng, lỗ thoát nước ở đáy chậu và kích thước chậu phù hợp với bộ rễ.

Ươm mầm cây hoa sứ
Ươm mầm cây hoa sứ

Cây sứ phát triển bộ rễ rất nhanh. Chỉ sau một thời gian ngắn rễ cây đã phình to. Do đó bạn cần lựa chọn chậu trồng có kích thước phù hợp. Nếu chọn chậu trồng chật chội, cây sẽ kém phát triển cho không có môi trường tốt. Hiện  nay có rất nhiều loại chậu cảnh bày bán trên thị trường, bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích hoặc phong thủy.

Chọn và nhân giống

Hiện nay có 3 cách trồng cây sứ phổ biến là gieo hạt, giâm cành và chiết cành. So với phương pháp gieo hạt thì phương pháp giâm cành và chiết cành cây có khả năng sống cao hơn, thời gian nhanh hơn thao tác thực hiện cũng đơn giản hơn. Do đó người ta thường dùng 2 cách này để trồng cây sứ.

Phương pháp giâm cành

Với phương pháp giâm cành, bạn lấy nhánh sứ gài đem phơi cho rút nhựa rồi trồng vào đất. Khi trồng bạn nên nén chặt gốc để nhánh cây không bị đổ do gió. Thời gian đầu nên thường xuyên tưới  nước để cây có đủ độ ẩm cần thiết và che chắn nếu trời nắng gắt, mưa nhiều giúp cây nhanh hồi sức và bén rễ.

Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp giâm cành này là tốc độ nhân giống chậm, cành giá cũng chậm phát triển và không thể lai tạo các giống sứ mới bằng phương pháp này.

Phương pháp chiết cành

Để phương pháp chiết cành thành công, trước tiên bạn phải chọn những nhánh chiết có đủ độ già, phần vỏ ngả sang màu xám, khi cắt có nhựa trắng tiết ra. Bạn nên dùng dao sắc đã được khử trùng để cắt nhánh cây. Bạn để con dao nghiêng 1 góc 45 độ với nhánh cây theo hướng từ dưới lên, vết cắt chiếm ½ hoặc 2/3 nhánh sứ.

Bạn lấy 1 miếng nhựa sạch đặt vào vết cắt sẽ giúp cho vết cắt không bị “khép lại”. Sau 3 – 5 ngày nhánh cây sẽ rút nhựa. Bạn có thể dùng bột dừa hoặc rễ lục bình để bó chỗ vết ghép lại để tránh cây bị mất nước. Ngoài ra nên nhúng nhánh cây vào thuốc kích thích để cây nhanh phát triển.

Xem thêm  Hoàng Thảo Kèn có nên trồng không? cách chăm sóc và lưu ý

Khoảng 30 – 40 ngày sau khi trồng rễ con sẽ bắt đầu nứt ra. Bạn đã có thể cắt nhánh chiết, chờ cho nhánh cây rút nhựa rồi đem trồng trên đất.

Phương pháp gieo hạt

Đối với phương pháp gieo hạt, trước khi gieo bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm tù 6 – 8 giờ. Những hạt lép nổi lên mặt nước bạn tiến hành loại bỏ, chỉ giữ lại những hạt khỏe mạnh.

Bạn dùng một chiếc que tạo rãnh rồi gieo hạt xuống. Nên để hạt nằm ngang sẽ tang tỷ lệ nảy mầm hơn. Bạn có thể tiến hành gieo hạt trong chậu nhựa hoặc khay ươm, mỗi một khay ươm có khoảng 1 – 2 hạt. Khi cây sứ con mọc mầm, phát triển chiều cao đến 4 – 5cm thì bạn tách ra thành các chậu nhỏ có sẵn chất trồng, tưới nước và chăm sóc như bình thường.

Xem thêm:

Cách trồng cây sứ đẹp chuẩn – cây nhanh phát triển

Cây sứ không chịu được ngập úng nên bạn phải chọn loại chậu có đục lỗ ở đáy để thoát nước khi cần. Ngoài ra bạn có thể để một vài viên đá sỏi hoặc gạch vụn dưới đáy chậu để tránh khi tưới cây khiến đất làm bít lỗ đáy chậu hoặc rễ cây phát triển vượt khỏi ngoài lỗ thoát nước gây bít lỗ thoát nước.

Đất trồng cây bạn nên dùng đất trồng cây hoang cảnh Compomix Đầu Trâu đổ khoảng 2/3 chậu. Bạn cho cây sứ vào giữa chậu đất, để bộ rễ xòe ra cân đối rồi tiếp tục đổ đất vào ao cho đất chỉ ngập một phần rễ và ngang miệng chậu, Bạn lưu ý phải đặt bộ củ rễ cây trên miệng chậu, để đất trồng thấp hơn miệng chậu, vừa để lộ bộ rễ đẹp ra ngoài, vừa đảm bảo nước khi bị chảy ra ngoài khi tưới nước.

Bộ rễ của cây sẽ phình to nếu trồng lâu ngày. Do đó sau một thời gian bạn nên thay chậu mới cho cây, đồng thời nâng bộ rễ lên cao hơn miệng chậu một chút để tạo dáng đẹp cho cây.

Khi chuyển sang chậu mới bạn nên đặt cây cho ngay ngắn, khi nâng bộ rễ lên cần kết hợp với việc uốn nắn lại dáng cây theo ý muốn của người chơi. Bạn đổ đất ngang miệng chậu, tưới nước đầy đủ để đảm bảo độ ẩm cho cây.

Hướng dẫn chăm sóc cây sứ đơn giản – cho hoa đúng dịp

Chế độ nước tưới

Cây sứ chịu nắng rất tốt, do đó chúng phát triển khỏe mạnh ở điều kiện thời tiết miền Nam. Nó sợ ngập úng nên bạn chỉ cần tưới nước khi thấy đất khô là được.

Với những cây sứ mới trồng hoặc mới sang chậu bạn không nên tưới nhiều. Khi tưới bạn dùng vòi phun sương hoặc bình phun, không nên tưới nước ồ ạt.

Xem thêm  Cách trồng đậu bắp đơn giản - cho năng suất cao và nhanh thu

Tạo hình bộ rễ

Giá trị của chậu cây nằm ở bộ rễ. Do đó bạn cần tạo hình bộ rễ cho cây từ sớm. Sau 1- 2 năm trồng cây sẽ có bộ rễ khác, bạn nên uốn sửa lại cho đẹp. Rễ của cây sứ không có uống sữa, đặc biệt là những cây trồng từ hạt hạt phần giữa thân và bộ rễ không có eo như cây trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành.

Cây sứ trồng từ hạt có bộ rễ phát triển to, đầy đặn, chia thành các nhánh nhỏ như thân người đang quỳ, đang múa. Bạn có thể tiến hành nâng bộ rễ lên vào mùa nắng để cây càng có dáng đẹp.’

Bạn sắp xếp vị trí của các rễ cái, rễ con sao cho hợp lý, những rễ cây yếu hoặc dư thừa thì cắt bỏ đi nhưng phải bôi vôi vào vết cắt. Bạn uốn nắn tùy ý theo sở thích dáng cây của mình. Tuy nhiên chú ý khi sửa rễ thì không tưới nước, chỉ tưới nước lại khi vết cắt hình thành mô sẹo.

Ngoài ra bạn cũng có thể nhổ hết cả cây sứ lên, rũ cho sạch đất, để nơi râm mát cho rễ mềm rồi sửa. Bạn có thể uốn sửa, cắt tỉa thành các hình thù theo ý tưởng. Khi vết cắt lành sẹo bạn trồng cây vào chậu đất mới, để nơi râm mát. Khi cây đâm chồi mới bạn mag cây phơi nắng và chăm sóc như bình thường.

Bạn phải uốn sửa cẩn thận nếu muốn cây hoa sứ có dáng đẹp. Những cây hoa sứ lý năm, cành lá xum xuê, thân gốc cổ thụ, uống thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Để cây càng đẹp hơn bạn nên tỉa bớt những cành dư thừa, uốn lại theo đúng thế.

Bí quyết giúp cây sứ ra hoa đúng dịp

Bí quyết để cây sứ cho nhiều hoa chính là không để cho cành quá dài. Sau mỗi đợt hoa tàn bạn nên cắt tỉa bớt, từ nhiều đoạn ngắn đó sẽ nảy ra nhiều nhánh mới, từ các nhánh mới sẽ nở ra nhiều hoa mới.

Để cây sứ ra hoa đúng vào dịp tết bạn nên chú ý một vài điểm sau. Nên cắt tỉa từ tháng 7 âm lịch nếu năm đó mưa đều, khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Nếu năm đó mưa ít, nắng nhiều, có hạn hán kéo dài thì nên cắt tỉa muộn hơn 1 tháng.

Ngoài ra bạn nên kết hợp với việc phun các loại phân bón lá như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901 là những có hàm lượng lân và kali cao.

Khi thấy lá từ màu xanh chuyển sang màu vàng rồi rụng, đầu đọt ngưng phát triển lá non và có những mụn lốm đốm là cây đang trong thời kỳ hình thành nụ.

Sâu bệnh hại

Nếu không chăm sóc tốt, cây rất dễ bị bệnh. Cách tốt nhất mà bạn hay lựa chọn những loại thuốc trừ sâu phù hợp.

Lời kết

Cây hoa sứ được nhiều người yêu thích bởi hình dáng đẹp, dùng trang trí không gian nhà cửa, cơ quan rất phù hợp. Bạn nên dành nhiều thời gian để uốn tỉa chăm sóc cây sẽ phát triển rất đẹp.

Xem thêm:

5/5 - (3 votes)