Cách trồng sắn dây đơn giản – củ to, nhanh được thu

Cây sắn dây không còn quá xa lạ với người dân nước ta. Ngày trước thì hầu như gia đình nông dân nào cũng sử sở hữu một vài gốc sắn, với những hộ kinh doanh thì có đến cả chục – trăm gốc.

Củ sắn dây với hình thù nâu đen, xù xì nhưng bên trong chứa đựng rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đây là loại nguyên liệu thường xuyên có mặt trong các bài thuốc đông y trị nhiều bệnh.

Kinh nghiệm trồng sắn dây cho hiệu quả kinh tế cao
Kinh nghiệm trồng sắn dây cho hiệu quả kinh tế cao

Có nhiều lợi ích như vậy, nên nếu có một diện tích nhỏ còn dư chưa sử dụng đến thì bạn có thể tham khảo cách trồng cây sắn dây trong thùng xốp được higlum mang đến trong bài viết này. Đơn giản và nhanh cho thu hoạch củ to, không làm bạn thất vọng.

Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng

Là một cây có sức sống mãnh liệt, có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Nên hầu như loại đất nào thì sắn dây cũng có thể phát triển. Nhưng để đạt được hiệu quả cao, bạn nên chọn khu vực đất có độ tơi xốp, nhiều chất mùn và dinh dưỡng.

Đất trồng thường được mua tại các cửa hàng bán cây giống, vật tư nông nghiệp. Hoặc bạn có thể tự làm đất trồng bằng cách trộn đất cùng phân trùn quế – phân bò hoai mục, xơ dừa, …. Trộn thêm cùng với vôi bột và phơi ải khoảng 1 đến 2 tuần trước khi trồng để hạn chế mầm bệnh có trong đất.

Xem thêm  Chuối Sứ là chuối gì? cách trồng - chăm sóc và tác dụng

Dụng cụ trồng khá đơn giản, bạn có thể sử dụng một trong những chậu, vỏ bao tải, vỏ bao xi măng, thùng xốp, … có sẵn trong gia đình hoặc khu vực đất nhỏ trong vườn là thích hợp nhất.

Nếu như chọn khay hoặc chậu trồng thì cần đảm bảo độ sâu của chúng khoảng 1m trở nên. Lý do là như vậy mới đủ không gian để chứa củ sau khi cây trưởng thành. Ngoài ra dưới đáy khay chậu trồng cần khoét những lỗ nhỏ để cây thoát nước, đảm bảo đất luôn được thông thoáng (nguồn : higlum.com)

Hướng đi phát triển kinh tế đúng đắn cho bà con
Hướng đi phát triển kinh tế đúng đắn cho bà con

Chuẩn bị giống

Cây sắn dây có thể nhân giống từ củ giống hoặc hom. Với việc trồng từ hom (thân cây) bạn nên chọn những đoạn thân bánh tẻ – cắt đoạn có độ dài 0.5 đến 1m. 

Để giúp đoạn hom giâm tránh nấm bệnh và được tươi lâu thì bạn nên chấm vôi vào 2 đầu dây sau khi vừa cắt xong.

Sử dụng dao cắt những cành mọc từ đoạn dây vừa cắt (cắt nhẹ nhàng tránh làm xây xước), cuộn chúng lại thành vòng tròn có đường kính khoảng 20 đến 25cm.

Xem thêm:

2 phương pháp trồng sắn dây – cho củ to, nhanh thu 

Kỹ thuật trồng sắn dây từ củ chủ yếu áp dụng với mô hình trồng với số lượng lớn, các hộ kinh doanh. Những gia đình trồng nhỏ lẻ (một vài gốc) thì phương pháp trồng từ hom giâm (thân cây) thích hợp hơn.

Phương pháp 1: Trồng sắn dây từ củ

Khoảng 1 tuần sau khi thu hoạch, lựa những củ sắn tốt không bị sâu bệnh để trồng. Tiến hành cắt củ thành những đoạn dài 6 đến 8 cm, chấm mặt cắt bằng tro bếp. Sau đó để nơi thoáng mát, khô ráo chờ đến khi vết cắt khô rồi đem trồng vào bầu hoặc trồng vào hốc đã chuẩn bị trước.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng nghệ đỏ đơn giản - nhanh thu hoạch

Bên cạnh đó, nếu như bạn muốn giúp củ nảy mầm trước khi đem trồng thì sau khi cắt và chấm mặt cắt bằng tro bếp (giúp khô vết cắt). Chuẩn bị rơm rạ, bao tải hay trấu để đặt củ rải theo từng lớp. Rải tro bếp + phân lân trên mỗi lớp rải.

Phía trên cùng, bạn phủ một lớp rơm kín + che mát. Hàng ngày tưới một lượng nước đủ ẩm. Như vậy là sau 2 tới 3 tuần là củ có thể nảy mầm và đem trồng.

Chuẩn bị hố trồng bằng cách đào các hố cách nhau 2m. Kích thước mỗi hố trồng là 0,8m x 0,8m – độ sâu khoảng 0,3 – 0,5m. Dưới đáy hố trồng đổ một lớp mùn lá cây hoặc rơm rạ.

Trên lớp mùn cần phủ một lớp đất bột mịn (dày 5 đến 10cm). Đặt cây sắn dây đã lên mầm và phủ đất mùn + rơm rạ lên trên. Lưu ý là để phần mầm cây hở để chúng có thể phát triển.

Sau khi trồng, tưới đủ ẩm hàng ngày và che nắng nếu khu vực có nắng to cả ngày. Việc che nắng này giúp hạn chế nước bay hơi, cũng như bảo vệ cây khỏi nhiệt độ cao.

Phương pháp 2: Trồng sắn dây từ giâm hom

Phương pháp trồng từ giâm hom đơn giản hơn. Như chuyên mục chọn giống bên trên higlum.com đã đề cập, bạn cắt những đoạn dây dài tầm 1m – quấn lại thành vòng tròn đường kính 20 – 25cm Giâm chúng vào trong bầu đất ẩm, khoảng 1 đến 1,5 tháng kiểm tra xem đã nảy mầm chưa. Lưu ý là cần thường xuyên bổ sung nước vào bầu đất cho đủ ẩm.

Xem thêm  Hướng dẫn chăm sóc lan vảy rồng - đơn giản mà siêu đẹp

Chăm sóc sắn dây đúng cách

Làm giàn

Thường xuyên theo dõi để có những biện pháp kịp thời như tưới nước, hay làm giàn cho cây.

Là một loại thân leo, khi dây có độ dài 20 – 30cm thì bạn có thể bắt tay vào làm giàn leo. Sử dụng những thân gỗ to để giúp sắn bắm vào.

Một bí quyết giúp sắn có nhiều củ đó là khi thân cây đạt độ dài khoảng 1m thì bạn lại cuộn dây lại 1 lần nữa, phủ đất + chất mùn lên trên. Mục đích là tạo tầng củ thứ 2 cho cây.

Bên cạnh việc tưới nước thường xuyên thì cũng nên làm vệ sinh cỏ dại xung quanh, vun xới để tạo độ thông thoáng cho đất.

Dinh dưỡng

Để có thể thu được nhiều củ với khối lượng lớn, thì việc bổ sung dinh dưỡng – bón phân là không thể bỏ qua. Nhưng không vì thế mà bón quá nhiều, có thể gây tác dụng ngược.

  • Đợt 1: Sau khoảng 1 tháng trồng, dùng bân Urê pha loãng tưới bổ sung.
  • Đợt 2: Sau khi trồng khoảng 3 tháng.

Lưu ý là việc làm giàn cho cây là rất quan trọng, không để thân cây chạm đất vì phần chạm đất rất dễ mọc rễ mới – gây ảnh hưởng đến sản lượng.

Trồng sắn dây sau bao lâu được thu hoạch?

Sau khoảng 8-9 tháng trồng thì bạn có thể thu hoạch sắn dây. Dấu hiệu nhận biết là thời điểm lá cây chuyển vàng và rụng dần.

Nên thu hoạch và buổi sáng hoặc chiều tối mát, vì buổi trưa nắng ai mà đi thu hoạch được. Đồng thời, củ thu được nên để nơi thoáng mát khô ráo.

Lời kết

Như vậy higlum.com đã cùng bạn tìm hiểu phương pháp trồng và chăm sóc sắn dây trong thùng xốp tại nhà. Không quá phức tạp phải không nào.

Nhìn chung đây là loại cây dễ chăm, không cần quá cầu kỳ công sức. Thành quả thu được thì tốt cho sức khỏe cả gia đình.

Rate this post