Từ xa xưa, nghệ đã được sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày của người dân nước ta. Ngoài tác dụng làm gia vị của các món ăn, nghệ còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp được nhiều chị em phụ nữ ưa thích.
Có 2 phương pháp sử dụng nghệ đó là dùng củ tươi hoặc chế ép thành tinh bột nghệ. Tại Việt Nam, phổ biến có 2 giống nghệ hay được trồng là nghệ vàng và nghệ đỏ. Mỗi loại có đặc tính và công dụng khác nhau.
Trong bài viết này, higlum.com sẽ mang đến cho các bạn phương pháp trồng nghệ đỏ và những lưu ý trong quá trình trồng. Giúp bạn trả lời được câu hỏi làm thế nào để thu được hiệu quả cao nhất.
Table of Contents
Nghệ đỏ nên bắt đầu trồng vào tháng mấy?
Được biết đến là loài cây có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, bạn có thể trồng tại bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao khi trồng với số lượng lớn thì cũng cần chú ý tới thời tiết và khả năng gieo trồng của mỗi khu vực.
Do đặc tính thích khí hậu ôn hòa nhiệt đới ẩm, sẽ tốt hơn khi trồng nghệ vào mùa mưa hay những nơi đất ẩm quanh năm. Cụ thể thì miền Bắc nên trồng nghệ đỏ từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc tháng 11 + 12 hàng năm. Còn miền Nam chọn mùa mưa để trồng giúp tiết kiệm công sức tưới cho cây.
Chuẩn bị đất trồng
Tùy vào thực tế của địa phương mà bạn lựa chọn đất trồng cho phù hợp. Một số loại đất thích hợp trồng nghệ đỏ có thể kể đến như : đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất rừng, …. Chọn những vùng đất có nhiều dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt và đất đạt được độ tơi xốp nhất định.
Trước khi trồng khoảng 1 tuần, đất cần được xới tơi xốp và phay nhỏ. Có thể thiết kế hệ thống tưới nước tự động dạng phun sương để tránh tính trạng nước ứ đọng.
Đối với các chân ruộng ở vùng đồng bằng thì chia ruộng thành các luống nhỏ rộng từ 1 – 1.2m, cao từ 20 – 25cm và luống cách luống khoảng 30cm để làm lối đi và cũng là rãnh thoát nước thừa.
Đối với các tỉnh miền núi, bạn có thể trồng theo từng luống ngắn dọc theo sườn đồi để tránh xói mòn.
Thực hiện trồng nghệ đỏ (quy mô lớn)
Mỗi luống chia thành 4 hàng cách đều nhau, mỗi hốc trên hàng cách nhau 20 đến 25 cm. Nên trồng xen kẽ theo từng hàng để mỗi cây có đủ khoảng không gian phát triển.
Mỗi hố đào sâu khoảng 8 đến 10cm (phụ thuộc vào củ giống). Mỗi hốc như vậy gieo 1 củ, rồi lấp đất lên phía trên. Lưu ý là lấp 1 lượng đất mỏng thì củ mới nảy mầm lên được.
Trên mặt luống sau khi trồng cần rải một lớp rơm mỏng lên, đồng thời tưới ướt toàn bộ phần rơm để giữ ẩm cho đất.
Khoảng 1 tuần sau khi trồng, bạn kiểm tra lại 1 lượt các hốc. Nếu các hốc không có dấu hiệu của sự nảy mầm thì trồng dặm lại củ khác, nếu vẫn không lên thì thực hiện nhổ bỏ.
Xem thêm:
- trồng rau khí canh là gì?
- có nên trồng hoa tiên ông không?
- cách trồng gấc trên sân thượng
Hướng dẫn chăm sóc cho hiệu quả kinh tế cao
Quá trình chăm sóc ảnh hưởng phần lớn đến thành quả bạn thu được. Hãy thường xuyên quan sát và chăm tưới, một sản lượng lớn nghệ đỏ thu được là điều tất yếu. Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc dưới đây:
Nước tưới
Nghệ đỏ là một cây ưa nước, nên bạn cần đảm bảo đất trồng luôn được giữ ẩm thường xuyên. Sử dụng một lớp rơm lên trên bề mặt luống để ngăn ánh nắng chiếu trực tiếp làm nước bay hơi.
Để tiết kiệm công sức tưới nước, bạn có thể trồng nghệ vào đầu mùa mưa để tiện việc tưới. Bố trí các ao kênh chứa nước để phòng bị vào mùa khô. Tình trạng thiếu nước dài ngày sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất.
Dinh dưỡng
Chỉ sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây, do chúng ta sử dụng củ nghệ trực tiếp và dùng để làm đẹp. An toàn sức khỏe người tiêu dùng rất quan trọng.
Việc dùng phân hữu cơ để bón giúp đất luôn được tơi xốp, cũng như bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển.
Có rất nhiều loại phân hữu cơ trên thị trường cho bạn lựa chọn. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại các đại lý phân phối.
Kế hoạch vun gốc cho nghệ
Một trong những việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc nghệ đỏ là vun gốc. Việc này giúp đất có sự thông thoáng giúp củ nghệ phát triển khỏe hơn, đồng thời phân hữu cơ khi bón cũng dễ dàng hấp thụ vào đất. Một số bước tiến hành vun gốc như dưới đây:
Cứ sau khoảng 15 ngày bạn lại tiến hành vun gốc và bón phân 1 lần. Duy trì đến khi sắp thu hoạch. Lưu ý là trước lúc thu hoạch chỉ vun đất trên bề mặt, tránh đào bới vì có thể sơ suất là ảnh hưởng tới củ nghệ.
Cùng với vun gốc thì bạn kết hợp với bón phân và làm cỏ để thu được hiệu quả cao.
Làm cỏ, vệ sinh luống trồng
Cỏ dại trong vườn sẽ chiếm dinh dưỡng cũng như là nơi lưu trữ các mầm bệnh hại. Cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt.
Giai đoạn trước và mới trồng nghệ xong thì bạn có thể sử dụng cuốc để xới đất, giúp loại bỏ cỏ dại.
Khi cây đã có củ lớn, không nên sử dụng cuốc vì gây ảnh hưởng đến củ. Lúc này, bạn phải sử dụng tay hoặc các loại thuốc phun sinh học không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Nếu sử dụng thuốc hóa học để trị cỏ thì bạn cần phải lưu ý kỹ, chọn những loại thuốc phù hợp với tiêu chuẩn. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng củ nghệ.
Sâu bệnh hại cây nghệ đỏ
Nghệ được đánh giá là cây trồng khỏe mạnh, ít bệnh hại. Tuy nhiên vẫn có một số bệnh trên cây mà bạn cần lưu ý. Cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu bệnh hại sớm để có biện pháp xử lý.
Một số loại bệnh thường gặp là cháy lá, thối củ hay vàng lá, … Cần thường xuyên vun xới, tỉa cành lá rậm rạp để cây có không gian sinh trưởng cũng như hạn chế nơi trú ngụ của sâu bệnh.
Để củ phát triển to hơn thì một mẹo là tỉa bớt lá, cây sẽ dồn nhiều dinh dưỡng vào nuôi củ hơn. Đồng thời tỉa bớt lá cũng làm hạn chế bệnh mắc phải của cây.
Trồng nghệ đỏ bao lâu được thu hoạch?
Sau khoảng 8 đến 9 tháng kể từ ngày gieo củ là có thể thu hoạch. Thời điểm thu hoạch là khi bạn quan sát thấy lá cần bắt đầu tàn lụi, cắt thử củ thấy có màu vàng cam đậm.
Chọn ngày có thời tiết khô ráo, cắt toàn bộ lá rồi nhẹ nhàng nhổ củ. Bảo quản nghệ đỏ sau thu hoạch ở nơi khô ráo, thoáng mát.