Cây mãng cầu xiêm có dễ trồng không? cách chăm sóc và lưu ý

Mãng cầu xiêm là quả thơm ngon, nổi tiếng khắp bốn phương. Loài quả này có gai bên ngoài giống như mít và sầu riêng, mùi thơm và vị ngọt tự nhiên. 

Một số giống mãi cầu xiêm sẽ hơi chua nhưng hậu lại ngọt, cực kỳ tốt cho sức khỏe bởi hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Loài cây này được mệnh danh là siêu trái cây ở Mỹ, tại Việt Nam loài trái cây này cũng rất được ưa chuộng.

Hướng dẫn trồng mãng cầu xiêm
Hướng dẫn trồng mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm có thể ăn tươi hoặc làm mứt, sinh tố đều ngon. Hiện nay cây mãng cầu xiêm được nhân giống trồng ở nhiều địa phương. Trong đó nổi tiếng nhất là các miệt vườn miền Tây. 

Trong bài viết hôm nay cùng tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây mãng cầu xiêm cho năng suất và chất lượng cao nhé. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn, đặc biệt là những ai có kế hoạch trồng mãng cầu xiêm nhiều kiến thức thú vị đấy! Cùng #higlumcom tìm hiểu nào!

Mãng cầu xiêm có đặc điểm gì? Nguồn gốc và nhận biết

Cây mãng cầu xiêm còn được gọi với cái tên khá phổ biến khác là mãng cầu gai. Loài cây này được trồng rất nhiều ở vùng phía Bắc Nam Mỹ như Colombia, Peru, Brazil và cùng Trung Mỹ. Ở Việt Nam, mãng cầu xiêm du nhập vào từ lâu và nhanh chóng trở thành loài cây trồng phổ biến. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở nước ta tương đối lý tưởng để cây phát triển tốt.

Mãng cầu xiêm thuộc giống cây thân gỗ, hệ tán của cây cũng tương đối rộng. Chiều cao của mãng cầu xiêm dao động từ 3 – 10m tùy vào giống và địa phương. Mãng cầu xiêm có hệ lá phát triển, lá màu xanh đậm, hình thuôn dài đẹp mắt.

Mãng cầu xiêm có hoa màu xanh ngọc. Hoa không mọc đơn lẻ mà mọc thành từng chùm ở thân cây. So với mãng cầu ta thì mãng cầu xiêm cho quả to hơn. Trọng lượng trung bình mỗi quả chín lên đến 1 – 2kg.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mãng cầu xiêm
Hướng dẫn trồng và chăm sóc mãng cầu xiêm

Quả mãng cầu xiêm có lớp vỏ gai nhưng không nhọn mà gai mềm, hình dáng hơn thuôn dài. Khi bổ ra thớ thịt màu trắng sữa,, hương thơm nồng nàn, hạt màu nâu sẫm hoặc đen. Khi ăn quả mãng cầu xiêm có vị ngọt, hơi chua.

Mãng cầu xiêm là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mãng cầu xiêm có hàm lượng calo khá cao, ngoài ra hàm lượng chất xơ, vitamin nhóm B, khoáng chất như sắt, magie…trong mãng cầu xiêm cũng rất dồi dào. Nghiên cứu cho thấy, ăn mãng cầu xiêm giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, an thần, bổ huyết, tăng cường năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm – chuẩn nhà vườn

Mãng cầu xiêm còn có nhiều tên gọi khác như mãng cầu gai, na xiêm, na gai hay mãng cầu xiêm thái. Cách trồng mãng cầu xiêm không quá phức tạp. Tuy nhiên để cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất, chất lượng trái cao bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sau:

Xem thêm  5 cách chăm sóc sen đá đơn giản nhẹ nhàng - không bị vàng lá

Ánh sáng và nhiệt độ

Đặc điểm của mãng cầu xiêm là nó là loài cây ưa sáng. Nếu trồng ở nơi nhiều nắng cây sẽ cho năng suất cao và khả năng chống chọi nấm bệnh cũng tốt. Nhiệt độ thích hợp trong khoảng từ 25 – 32 độ C.

Cây mãng cầu xiêm không chịu được thời tiết lạnh giá. Chính vì vậy chúng được trồng nhiều ở khu vực miền Nam hơn là miền Bắc. Trong điều kiện môi trường có mưa nhiều, độ ẩm trong không khí cao cây sẽ phát triển rất tốt.

Khu vực miền Tây nước ta bà con trồng mãng cầu xiêm rất nhiều và gần như có thể trồng quanh năm bởi điều kiện môi trường ở đây thích hợp với mãng cầu xiên, Tuy nhiên bà con thường trồng vào đầu mùa mưa, khoảng từ tháng 4,5 dương lịch. Trồng trong thời gian này có thể tiết kiệm được nước tưới, cây ưa ẩm sẽ nhanh chóng phát triển khỏe mạnh, tỷ lệ sống cũng cao hơn.

Khu vực trồng thích hợp

Với những đặc điểm của mãng cầu xiêm, nhiều người sẽ thắc mắc kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm sẽ thích hợp trồng ở khu vực nào hay ngoài miền Tây ra thì còn địa phương nào có thể trồng được mãng cầu xiêm không?

Quả thực, đặc điểm về thời tiết, thổ nhưỡng, con người của miền Tây rất lý tưởng để trồng cây mãng cầu xiêm. Sản lượng mãng cầu xiêm vùng này chiếm cao so với cả nước. Đặc biệt là tỉnh Hậu Giang rất nổi tiếng với loài cây đặc sản này.

Tuy nhiên ở cách tỉnh miền Trung một cài địa phương cũng có thể trồng được cây mãng cầu xiêm. Còn ở miền Bắc sẽ khó trồng do vùng này thường lạnh về mùa đông mà cây mãng cầu xiêm lại không chịu được lạnh giá. Do vậy chủ yếu mãng cầu xiêm ở miền Bắc là nhập từ các tỉnh miền trong lên.

Lựa chọn giống
Lựa chọn giống

Lựa chọn giống (mãng cầu xiêm thái)

Mãng cầu xiêm được du nhập vào nước ta khá lâu, bà còn trồng loài cây này khá nhiều nhưng nhìn nhận sát sao hơn thì mãng cầu xiêm vẫn chưa thực sự phổ biến rộng rãi ở nước ta so với các loài cây ăn trái khác. Chính vì vậy việc chọn giống cây cũng tương đối khó khăn. 

Mãng cầu xiêm có thể nhân giống bằng hạt hoặc chiết cành. Nếu không mua được hạt giống bạn có thể sử dụng hạt từ vụ trước để làm giống. Bạn nên chọn hạt giống từ những cây mẹ có năng suất cao, chất lượng tái tốt, tỷ lệ cơm nhiều, múi dày, không bị sâu bệnh hay nấm bệnh gây hại. Bạn chọn quả già rồi lấy hạt xử lý để dành ươm cho vụ sau là được.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng phương pháp chiết cành, ghép cành để nhân giống cho cây mãng cầu xiêm. Bạn chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh rồi chiết lấy cành con về ươm trong bầu đất rồi mới chuyển ra đất trồng.

Với những địa phương mà nước bị nhiễm mặn thì bà con nên ghép cành mãng cầu xiêm với cây bình bát. Việc ghép như vậy sẽ giúp cây thích nghi nhanh với môi trường nước mặn, giúp cây sinh trường tốt, thời gian cho trái thu hoạch cũng lâu hơn.

Đất trồng

Một ưu điểm của cây mãng cầu xiêm trái là nó có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Đất phù sa ven sông, đất bãi bồi hay đất phèn đều có thể trồng được. Tuy nhiên bạn chú ý độ pH của đất phải dao động từ 4,5 – 6,5. Đất tơi xốp, thoáng khí.

Xem thêm  Cây nắp ấm - cách trồng, chăm sóc và tác dụng

Hố trồng cây bạn đào với kích thước đường kính từ 40 – 60cm, còn chiều sâu từ 25 – 30cm. Ngoài ra bạn cũng nên dựa vào chiều cao của cây để đào hố trồng cho phù hợp.

Trước khi trồng bạn nên xử lý đất trước khoảng 5 – 7 ngày. Cày xới đất kỹ để tạo độ thông thoáng, phơi ải và bón vôi để diệt trừ các mầm bệnh. Ngoài ra bạn cũng nên bón lót trước một lớp phân để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Tỷ lệ phân bón lót bao gồm: 2 – 3kg phân chuồng hoai mục + 200g phân lân + vôi bột.

Bà con có thể trồng cây mãng cầu xiêm theo hình thức xen canh hoặc chuyên canh tùy theo điều kiện và diện tích vườn trồng.

Với hình thức trồng xen canh, bà con có thể trồng hai bên mé mương nước, vị trí này có độ ẩm cao, nhận được nhiều ánh sáng và việc tưới tiêu nước cũng dễ dàng.

Còn với hình thức trồng chuyên canh, bà con có thể trồng theo hàng hoặc trồng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách khoảng 3x3m. Mật độ trung bình trên 1 ha khoảng 750 – 1000 cây.

Hướng dẫn trồng

Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm không quá phức tạp. Trước tiên bạn đặt cây bình bát là cây ghép xuống hố đầu rồi vùi đất xung quanh rất chắc chắn để giữ cây vừng rồi tưới đẫm nước.

Những cây non ươm trong bầu đất bạn xé bỏ lớp bọc nilon bên ngoài rồi đặt cây vào hố, lấp đất xung quanh, bồi thành mô đất cao khoảng 10cm rồi tưới nước ẩm cho cây. Hằng năm bạn cần tiến hành bồi mô đất lên cao theo bán kính của tán lá cây phát triển.

3. Hướng dẫn chăm sóc mãng cầu xiêm ( nhiều trái – nhanh thu hái)

Nước tưới

Mãng cầu xiêm là loài có khả năng chịu hạn tốt, ưa sống ở nơi nhiều nắng, nhiều ánh sáng như giống như nhiều loài cây ăn quả khác mãng cầu xiêm yêu cầu lượng nước đủ để cây phát triển khỏe mạnh. 

Bạn sẽ không phải tưới quá nhiều nếu trồng cây vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên nếu cây trồng vào mùa khô thì bạn nên tưới cho cây mỗi ngày 1 – 2 lần nếu câu chưa ra trái.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ cây có trái non bạn phải tưới nước đầy đủ cho cây. Tuy nhiên không tưới mạnh hay tưới nhiều đọng nước ở quả non khiến cho quả bị thống hay lay cành. Nếu thiếu nước cây sẽ trở nên còi cọc, kém phát triển, quả nhạt, sản lượng cũng không cao. Bạn cần tưới cho cây mãng cầu xiêm 1 tuần từ 2 – 3 lần nếu cây ra trái vào mùa khô.

Phương pháp ghép với bình bát thực hiện với những địa phương có nguồn nước bị nhiễm mặn. Trong trường hợp này bà con sử dụng nước có độ mặn dưới 11% để tưới cho cây. Việc tưới nước cho cây bình bát cũng tương đối đơn giản.

Vệ sinh vườn trồng

Mãng cầu xiêm là một loài cây ăn quả lâu năm. Chiều cao trung bình của cây trung bình từ 6 – 8m. Khi cây trưởng thành sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi cỏ dại. Tuy nhiên trong thời gian đầu khi trồng và thời điểm sau khi bón phân bạn cần phải dọn sạch cỏ cho cây bởi lúc này cây vẫn chưa thực sự ổn định, cần được chăm sóc cẩn thận.

Xem thêm  Lan Dendro có dễ trồng không? hướng dẫn chăm sóc và lưu ý

Tỉa cành – tạo tán

Bạn bắt buộc phải tỉa cành, tạo tán cho cây mãng cầu xiêm nếu muốn có năng suất vượt trội. Cách tỉa cành, tạo tán không thực hiện tùy tiện mà phải theo từng độ đuổi của cầy. Vào thời kỳ đầu khi cây còn chưa ra quả bạn cắt tỉa tạo bộ khung và định hình tán lá. Không nên để quá nhiều cành, mỗi cây khoảng 3 – 4 cành là đủ.

Thời gian sau khi cành cây tiếp tục phát triển bạn bấm ngọn cây để tạp tiếp các tán cấp 1, cấp 2, cấp 3 như bình thường. Việc cắt tỉa cành tạo táo rất quan trọng. Không chỉ giúp cây có hình dáng đẹp mà còn tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính, kích thích ra nhiều quả và phòng ngừa sâu bệnh cho cây hiệu quả.

Bao trái

Trong quá trình đậu quả quả non sẽ rất dễ bị các loại côn trùng tấn công khiến quả bị biến dạng, chậm lớn, hư hao nhiều. Ngoài ra bao trái còn giúp hạn chế ảnh hưởng từ các loại thuốc bảo vệ thực vật phun xịt trong quá trình chăm sóc. Chính vì vậy mà kỹ thuật bao trái rất quan trọng và cần thiết.

Bà con có thể lựa chọn túi nilon hoặc túi bao trái chuyên dụng để bao trái. Nên thực hiện bao trái sớm để tránh sự chú ý của côn trùng nhé!

Phương pháp thụ phấn nhân tạo cho mãng cầu xiêm

Nếu để cây thụ phấn tự nhiên năng suất sẽ không cao và cũng không thực sự lý tưởng bởi hiện nay các loài côn trùng như ong, bướm do bà con sử dụng thuốc nhiều mà chúng cũng ít xuất hiện dần đi. Chính vì vậy bà con cần thực hiện phương pháp thụ phấn cho cây mãng cầu xiêm. Phương pháp thụ phận nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ không thành công, sản lượng trái vẫn thấp.

Chọn hoa lấy phấn

Bạn chọn những bông hoa có kích thước nhỏ hoặc hoa mọc ở đầu cành nhỏ để lấy phấn. Mỗi một bông hoa lấy phấn trung bình có thể thụ phấn được cho 6 – 8 bông hoa.

Bạn quan sát và lựa chọn những bông hoa mà 3 cánh hoa bên trong nở lớn, phần tiểu nhị có màu hơi đen nhạt và tách rời ra thì có thể cắt lất phân được.

Bạn nên cắt hoa phấn vào buổi chiều tối rồi để trong hộp giấy. Sáng hôm sau khi cánh hoa đã rụng bạn lắc nhẹ cho tiểu nhị rơi trên giấy trắng. Sau đó dùng tăm bông chà sát nhẹ lên trên tiểu nhị để tách hạt phấn ra là được.

Chọn hoa nhận phấn

Với hoa nhận phấn bạn những bông hoa có kích thước lớn mọc ở thân hoặc cành chính, phần cuống to và hoa phải còn tươi, không bị sứt sẹo hay sâu bệnh. Bạn tiến hành thụ phấn khi thấy 3 cánh hoa đã bắt đầu hé mở. 

Lúc này bạn chỉ cần mở  nhẹ nhàng cách cánh hoa rồi dùng tăm bông đã có hạt phấn trước đó phết lên nướm nhụy cái là được. Để tăng tỷ lệ thụ phấn bạn nên tiến hành 3 lần liên tiếp nhé.

Quan sát bông hoa đã thụ phấn nếu thấy cuống còn xanh tốt, phát triển lớn hơn sau 5 – 7 ngày thì có nghĩa bạn đã thực hiện thụ phấn thành công nhé!

Phòng bệnh hại và thu hoạch mãng cầu xiêm

Phòng chống bệnh hại

Phòng chống bệnh hại là công việc cực kỳ quan trọng trong quy trình chăm sóc cây mãng cầu xiêm. Nếu bạn không có kế hoạch phòng chống sâu bệnh khi cây bị tấn công sẽ khiến công sức chăm sóc của chúng ta đổ bể. (nguồn : higlumcom)

Thu hái

Nếu bạn chăm sóc tốt cây mãng cầu xiêm sẽ cho thu hoạch trái sau 3 – 4 tháng thụ phấn.

Kết bài

Mãng cầu xiêm không phải là loài khó trồng đúng không nào! Nếu bạn chăm sóc tốt cây mãng cầu mang đến giá trị kinh tế rất cao sau mỗi vụ thu hoạch.

4.7/5 - (4 votes)