Hoa Ngọc Nữ là hoa gì? hướng dẫn trồng, chăm sóc và ý nghĩa

Với màu trắng tinh khôi, hoa ngọc nữ làm ta liên tưởng tới những người con gái dịu dàng thanh khiết. Hoa có mùi thơm nhẹ thích hợp trong việc trồng làm cảnh, giúp cho không gian sống của gia chủ thêm phần trang nhã. 

Không chỉ có tác dụng trang trí, Hoa Ngọc Nữ còn có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cũng như có thể sử dụng làm thuốc nữa đấy. 

Trong bài viết này, hãy cùng higlum.com tìm hiểu đặc điểm, cách nhận biết và cách trồng, chăm sóc loại cây ngọc nữ này nhé!

Hoa ngọc nữ có đặc điểm gì? cách nhận biết hoa ngọc nữ
Hoa ngọc nữ có đặc điểm gì? cách nhận biết hoa ngọc nữ

Hoa ngọc nữ có đặc điểm gì? cách nhận biết hoa ngọc nữ

Có một số tên gọi khác của loài cây này như hoa lồng đèn, hoa tố nữ hay hoa trinh nữ. Lá màu xanh mọc đối xứng nhau, có nhiều lông mịn. Ngọc nữ là cây thân leo, cây trưởng thành có độ cao từ 3 tới 5 mét, càng lên cao thì càng tỏa nhiều cành nhỏ.

Hoa có phần nhụy màu đỏ, xung quanh là những cánh hoa màu trắng nõn. Chính sự kết hợp giữa hai màu sắc này khiến hoa càng trở lên lung linh hơn.

Là một cây trồng trang trí, hoa ngọc nữ thích được trồng tại những nơi nhiều nắng gió như trước cửa ban công, hàng rào hay sân thượng, …

Xem thêm  Rau mồng tơi có tác dụng gì? lưu ý khi sử dụng và cách trồng

Có nên trồng hoa ngọc nữ không? lợi ích hoa ngọc nữ mang lại là gì?

Tác dụng trang trí làm đẹp

Tác dụng đầu tiên cần nhắc đến chính là trang trí làm đẹp rồi đúng không nào. Cây có hình dáng lạ mắt, dây leo và cho cho ra nhiều hoa. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng tại các nơi như mái vòm cổng, mái hiên, tường bao, ban công nhà phố, … cửa công viên, khách sạn, quán cà phê, …

Tác dụng trang trí làm đẹp
Tác dụng trang trí làm đẹp

Những nơi không có vật đỡ, gia chủ có thể tự trang trí bằng lắp bộ giàn leo thấp để cho cây tự do thoải mái phát triển.

Việc ngắm hoa đẹp thường xuyên cũng làm cho tinh thần con người thêm thoải mái, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Góp phần tái tạo sức lao động đúng không nào.

Việc trồng nhiều cây xanh còn góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, giúp lọc không khí, điều hòa môi trường. Vai trò của cây xanh là vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Xem thêm:

Tác dụng trị bệnh của hoa ngọc nữ

Ngoài việc trang trí cho không gian sống, hoa ngọc nữ còn có tác dụng trị bệnh. 

Lá của cây sau khi được băm nhỏ, được đem sấy khô và sắc uống. Tuy nhiên, việc sử dụng này cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng trị bệnh của hoa ngọc nữ
Tác dụng trị bệnh của hoa ngọc nữ

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa ngọc nữ (không phải ai cũng biết)

Điều kiện nhiệt độ ánh sáng

Là cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây có thể sống tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 tới 30 độ C. Thích hợp đặt tại những nơi nắng gió nhiều, khi đặt cây trong bóng râm sẽ kém phát triển.

Xem thêm  5 cách chăm sóc sen đá đơn giản nhẹ nhàng - không bị vàng lá

Những nơi có nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ C thì cây rất dễ chết, không thích hợp để trồng.

Chuẩn bị đất và chậu trồng

Là cây dây leo thích nghi tốt với điều kiện môi trường, cây ngọc nữ có thể sống tốt trong nhiều loại đất khác nhau.

Tuy nhiên để cây có thể phát triển tốt – cho hoa quanh năm thì bạn nên chọn đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Hoặc tốt nhất là bạn mua đất ở các cửa hàng bán cây giống thì uy tín 100% luôn, trồng là xanh tốt.

Nên chọn những chậu có chiều rộng khoảng 30-40cm, chiều cao tương đương. Chất liệu bằng gốm thì sẽ cho khả năng thoát nước tốt hơn.

Nhân giống hoa ngọc nữ
Nhân giống hoa ngọc nữ

Nhân giống

Giâm cành là phương pháp phổ biến nhất để nhân giống hoa ngọc nữ. Thời gian chọn nhân giống nên vào khoảng tháng giêng đến tháng 9 âm lịch.

Bạn chọn những cành bánh tẻ, không quá già , đem cắt – chờ khô nhựa và giâm vào đất và chờ 2-3 tuần là cây đã bén rễ. Đó là thời điểm có thể đem ra trồng ở chậu mới rồi.

Thực hiện trồng hoa ngọc nữ

Mỗi chậu bạn nên trồng từ 2-3 cây (hoặc cành) để chậu cho giàn leo đẹp. Sau khi trồng cần cho chậu vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Chờ đến khi cho nhiều lá, bạn có thể chuyển ra sau.

Trong trường hợp bạn trồng thành giàn dài, chỉ cần cắt thân thành những đoạn chừng 20cm. Cắm xuống đất, cành cách cành 20cm, lấp đất lại và tưới đủ ẩm.

Xem thêm  Cây xạ đen có tác dụng gì? Cách dùng trị bệnh và lưu ý quan trọng

Chăm sóc sau khi trồng

Là một cây ưa sáng, nắng và độ ẩm cao nên bạn cần tưới thường xuyên. Làm thế nào để đất trồng lúc nào cũng đủ ẩm là oke. Bạn có thể tưới mỗi ngày một lần, hoặc sử dụng rơm rạ hay khăn ẩm phủ xung quanh gốc đều được. 

Lưu ý là khi cây lớn hơn, hoa nhiều hơn thì lượng nước cần cung cấp cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều. Cây bị úng nước sẽ nguy hiểm hơn là cây bị thiếu nước đó.

Mỗi năm bạn cũng nên bón thêm phân định kỳ 2 lần cho cây phát triển tốt hơn, hoa ra quanh năm. Sử dụng phân NPK, hoặc phân chuồng hoai mục đều được (tương tự như cách trồng cau tiểu trâm)

Phòng bệnh hại cho cây ngọc nữ

Nếu như cây hoa Ngọc Nữ bị vàng lá, héo quắt thì bạn nên xem lại chế độ nắng cũng như nước tưới. Ngoài ra có thể bới đất kiểm tra bộ rễ, nếu như rễ bị vi khuẩn tấn công sẽ bị mủn và ăn hết phần vỏ rễ.

Thời điểm này nên bỏ toàn bộ đất cũ và thay bằng đất mới, nhớ là cần rửa sạch bộ rễ trước khi thay đất khác nhé. Nếu như bạn sử dụng phân chuồng hoai mục thì cần phơi nắng để hạn chế vi khuẩn, cũng như trộn cùng đất thịt và vỏ trấu để giảm độ nóng của phân.

Một nguyên nhân nữa khiến cây bị vàng lá là cây bị thiếu dinh dưỡng, tốc độ sinh trưởng của cây giảm. Bạn cần bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây.

Lời kết

Như vậy higlum.com đã cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm của cây ngọc nữ, cách trồng – chăm sóc loài hoa đẹp này. Bên cạnh đó là những tác dụng, lợi ích của hoa ngọc nữ mang lại cho sức khỏe và không gian sống của gia chủ,

Chúc bạn và gia đình sớm sở hữu một chậu hoa ngọc nữ đẹp. Hẹn gặp lại bạn trong bài chia sẻ tiếp theo về cách chăm sóc lan hoàng hậu của chúng mình!

Rate this post