Cây kim ngân có ý nghĩa gì? cách trồng – chăm sóc và lưu ý

Cây kim ngân là một trong những loại cây cảnh được trồng rất phổ biến. Bạn có thể tìm mua cây kim ngân ở bất kỳ vườn cây cảnh nào. Loài cây này có hình dáng đẹp, ý nghĩa phong thủy tốt, lại dễ trồng, dễ chăm sóc nên rất được yêu thích trồng trong nhà hay đặt trên bàn làm việc.

Nếu bạn có ý định trồng cây kim ngân trong nhà thì dừng bỏ qua bài viết ngày hôm nay nhé! Những thông tin thú vị và bổ ích về đặc điểm và lợi ích của loài cây này sẽ khiến bạn phải bất ngờ đó! (#higlumcom, #higlum)

Tìm hiểu thông tin cơ bản về cây Kim Ngân

Cây kim ngân còn có tên gọi khác là cây kim tiền. Trên khoa học của nó là Pachira Aquatica. Loại cây này có hình dáng thấp bé nhưng xanh tốt nên được các nhà vườn nhân giống thành cây bonsai. Câu kim ngân thường được biết đến với ý nghĩa phong thủy. Trông cây kim ngân trong nhà có ý nghĩa về tài lộc, sự cân bằng và thịnh vượng.

Ý nghĩa của cây kim ngân
Ý nghĩa của cây kim ngân

Kim ngân có nguồn gốc từ vùng Trung và Nam Mỹ, mọc nhiều ở Mexico và sinh trưởng chủ yếu trong các khu vực đầm lầy.

Cây kim tân có phần thân dẻo dai nhưng rất chắc chắn. Thân cây mọc tự nhiên cao tới 6m. Cây có tán lá rộng, xanh tốt quanh năm.

Cây kim tiền ra hoa rất đẹp. Hoa màu kem, cánh hoa to. Đài hoa kim tiền màu nâu nhạt, 5 cánh xanh vàng hình bầu dục. Chiều dài đài hoa lên đến 15cm. Hoa không nở ban ngày mà nở về đêm, hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ.

Quả cây kim tiền hình trứng, đường kính quả chừng 20cm. Quả sẽ chuyển sang màu nâu nhạt khi chín. Quả khô nứt rụng lộ ra hạt bên trong. Mỗi quả có khoảng 10 – 20 hạt.

Tháng 4 đến tháng 11 hằng năm là thời điểm ra hoa của cây kim ngân. Tuy nhiên với những cây trồng làm cảnh sẽ ít ra hoa hơn cây trồng tự nhiên.

Xem thêm:

Cây kim ngân có ý nghĩa gì? Có nên trồng cây kim ngân?

Ý nghĩa phong thủy của cây kim ngân

Ngay từ cái tên cây kim ngân đã thể hiện sự giàu có và tài lộc. Chính vì vậy những doanh nhân và người làm ăn buôn bán rất ưa chuộng trồng cây kim ngân trong nhà. Họ tin rằng loài cây này giúp ổn định tài chính, thu hút may mắn, mang đến tiền tài và sự thành công cho người trồng nó.

Trồng bao nhiêu cây kim ngân cũng rất quan trọng bởi số lượng khác nahu sẽ có ý nghĩa  khác nhau”

Kim ngân trồng độc một cây tượng trưng cho trụ thiên với ý nghĩa chọc trời khuấy nước, mạnh mẽ và kiên cường.

Ba cây kim ngân trồng trong một chậu được gọi là tam tài tam giáo. Chúng tượng trưng cho thiên – địa – nhân nên thể hiện cho thiên thời địa lợi nhân hòa hay phúc – lộc – thọ.

Năm cây kim ngân trồng trong một chậu tượng trưng cho phúc –  lộc – thọ – an – khang.

Trên một cành của cây kim ngân có 5 chiếc lá giống như ngũ hành trong phong thủy là kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Chính vì vậy trồng loài cây này trong nhà hay nơi làm việc rất có ý nghĩa.

Xem thêm  Hoa lồng đèn - đặc điểm, cách nhân giống và chăm sóc
Cây kim ngân
Cây kim ngân

Ý nghĩa làm sạch không khí

Cây kim ngân không những có hình dáng đẹp và ý nghĩa phong thủy mà còn có tác dụng thanh lọc không khí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học NASA thì cây kim ngân có khả năng chuyển hóa các chất thải là nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính thành khí oxy. Chính vì vậy nó có tác dụng làm sạch không khí, thanh lọc các chất độc hại trong môi trường.

Khí Xylene, Formaldehyde: Khí Xylene, Formaldehyde có trong các loại khí thải ra từ ống khói xe máy, ô tô, quá trình sản xuất đồ nhựa, đồ da, sơn…Cây kim ngân có khả năng hấp thụ và giảm tác hại của loại khí này trong phạm vi bán kính 5m đổ lại.là các khí thải của xe hơi, xe gắn máy, các khí thải của ngành nhựa, đồ da, keo, sơn…

Khí Amoniac: Khi amoniac là một loại khí thải có mùi bắt nguồn từ khói thuốc lá, linh kiện máy móc…Khi phát tán ra ngoài không khí chúng gây nên tình trạng đau tức ngực, khó thở, sưng phổi và ung thư phổi cho người hít phải. 

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy các loại khí thải khác như benzen, Trichloroethylene có trong không khí cũng được cây kim ngân kiểm soát hiệu quả. Nhờ vậy không gian sống và làm việc của bạn sẽ trở nên sạch mát và trong lành hơn.

Có nên để cây kim ngân ở bàn làm việc?

Cây kim ngân rất thích hợp để trồng trong phòng và đặt ở bàn làm việc. Thường thì ở bàn làm việc người ta sẽ chọn cây kim ngân mini hoặc cây kim ngân thủy sinh. Kích thước và hình dáng của các giống cây kim ngân này hoàn toàn thích hợp với môi trường công sở.

Trước hết vẻ đẹp xanh tươi, bóng bẩy của cây kim ngân giúp cho không gian làm việc của bạn có thể sức sống và cảm hứng để làm việc. Nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho góc làm việc chật hẹp của mình thì việc đặt một cây kim ngân trên bài là ý tưởng không tồi chút nào. 

Cây kim ngân có tác dụng thanh lọc và làm sạch không khí. Do đó nếu văn phòng đông người hay có nhiều thiết bị điện tử bạn nên trồng một cây kim ngân sẽ rất tốt cho sức khỏe và môi trường là việc.

Chăm sóc cây kim ngân
Chăm sóc cây kim ngân

Cây kim ngân có ý nghĩa phong thủy. Loai cây này khi đặt trên bàn làm việc sẽ giúp cho công việc thuận lợi, hanh thông, dồi dào tiền của.

Bên cạnh đó việc đặt cây ở đây và hướng nào cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến ý nghĩa phong thủy của cây:

Đặt cây kim tiền trên bàn làm việc: Khi đặt cây kim tiền trên bàn làm việc bạn đặt ngay ngắn, hài hòa với những độ vật xung quanh. Làm như vậy để giúp kêu gọi may mắn và cơ hội thăng tiến, ngoài ra còn tạo nên sự gắn kết và mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.

Đặt cây kim tiền trên quầy thu ngân, trước cửa hàng: Cây kim tiền đặt ở những vị trí này giúp cho công việc kinh doanh buôn bán thuận lợi, nhanh chóng giàu có.

Chính vì vậy bạn nên chọn những cây có dáng đẹp, kết cấu vững chãi và số lượng hợp với tuổi mệnh ( xem thêm về phong thủy cây trầu bà)

Cây kim ngân phù hợp với mệnh và tuổi nào?

Trồng cây kim ngân hợp với mệnh gì?

Cây kim ngân có lá màu xanh – màu sắc đại diện cho hành mộc. Trong phong thủy mộc sinh hỏa nên cây kim ngân rất hợp với người mệnh mộc và mệnh hỏa.

  • Người mệnh Thổ: Thổ là đất. Đất cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển nhưng điều đó cũng có nghĩa là cây hút linh khí của đất. Do đó mộc rất khắc thổ. Chính vì vậy nếu muốn trồng cây kim tiền những người mệnh thổ phải chọn loại chậu màu đỏ hoặc cam của mệnh hỏa để cân bằng âm dương.
  • Người mệnh Kim: Người mệnh kim nếu muốn trồng cây kim ngân nên trồng giống cây kim ngân thủy sinh. Nguyên nhân do trong thuyết ngũ hành thì kim sinh thủy nên sẽ cân bằng âm dương. 

Như vậy, bạn có thể hóa giải sự tương khắc bằng cách chọn màu chậu trồng cây kim ngân thích hợp với bản mệnh. Đừng quá lo lắng nhé!

Xem thêm  Cây vạn niên thanh có tác dụng gì? Hướng dẫn trồng và chăm sóc

Người tuổi gì nên trồng cây kim ngân?

Cây kim ngân không kén tuổi trồng. Tuy nhiên theo phong thủy thì người tuổi tuất và hợi hợp trồng cây kim ngân nhất.

Tuổi Tuất

Với người tuổi tuất, cây kim ngân có ý nghĩa kêu gọi may mắn, thu hút tiền tài giúp cho gia chủ tích lũy cơ hội và tiền của, công thành danh toại.

Đặc điểm của người tuổi tuất là họ mạnh mẽ, phóng khoáng, dù thẳng thắn, bộc trực nhưng rất trung thành, tình cảm. Tuy nhiên họ lại không giỏi giao tiếp và lấy lòng người khác nên công việc sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục điểm hạn chế này lời khuyên với người tuổi thuuatsalaf hãy bày trí lại không  gian làm việc. Có thể chọn một số loại cây cảnh hợp với tuổi và phong thủy để cân bằng lại.

Kim ngân là loài cây mọc xanh tốt quanh năm, ra hoa đẹp và kết nhiều quả. Chính vì vậy nó rất thích hợp để tạo điểm sáng trong không gian làm việc của  người tuổi tuất. Đặt cây kim ngân cạnh bàn máy tính giúp hỗ trợ công việc được thuận lợi, suôn sẻ và đi đúng quỹ đạo của nó, hạn chế những sai lầm, rủi ro, hanh thông trên con đường thăng tiến.

Tuổi Hợi

Người tuổi hợi thường rất tốt tính, họ trầm tính, không  thích câu nệ, khoan dung, độ lượng với mọi người. Người tuổi hợi con đường tiền tài rất tốt, dễ phát nên thường có xu hướng tiêu xài hoang phí, ít tiết kiệm.

Trông một cây kim ngân trên bàn làm việc giúp cho người tuổi hợi khắc phục được những khuyết điểm của mình, tiền bạc giữ lại được nhiều.

Có nên đặt cây kim ngân trong phòng ngủ?

Các loại cây xanh thường không được khuyến khích đặt trong phòng ngủ vì quá trình trao đổi khi vào ban đêm của nó có thể gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên những cây cảnh nhỏ để bàn không ảnh hưởng nhiều.

Theo quan niệm phong thủy, những loại cây to không nên đặt trong phòng ngủ. Không chỉ gây hại cho sức khỏe mà nó còn phá phong thủy trong phòng. Bên cạnh đó mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh thành phần trong lá cây có độc nhưng với những loài cây bonsai, cây cảnh không được ăn lá.

Tuy nhiên bạn có thể yên tâm khi đặt một cây kim ngân mini trên bàn làm việc trong phòng ngủ hoặc ban công. Loài cây này có màu xanh non, lại có khả năng thanh lọc không khí nên giúp cho chất lượng giấc ngủ của bạn tốt hơn.

Chính vì những ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy như vậy nên cây kim ngân được rất nhiều người ưa chuộng trồng làm cây trang trí trong phòng khách, phòng ngủ hay văn phòng làm việc.

Xem thêm:

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Kim Ngân

Kỹ thuật trồng cây Kim ngân

Nên trồng kim ngân vào chậu nào? Hướng dẫn chọn chậu

Bạn có thể tùy thích lựa chọn chậu trồng cho cây kim ngân tuy nhiên nên dựa vào bản mệnh và tuổi của mình để chọn màu sắc cho chậu. Nếu bạn định đặt cây trên bàn, trên kệ cửa sổ thì không nên chọn những loại chậu có kích thước quá lớn. 

Trong quá trình phát triển bộ rễ của cây kim ngân rất nhanh chóng mọc dài. Do đó bạn nên tính toán đến kích thước của chậu sao cho không ảnh hưởng đến quá trình lớn lên của cây. Nên chọn những loại chậu có lỗ thoát nước ở đáy để tránh cây bị ngập úng gây thối rễ.

Lưu ý: Khi trồng cây kim ngân mỗi năm bạn nên thay đất, thay chậu một lần để vệ sinh, làm sạch, tránh nấm bệnh cho cây.

Điều kiện ánh sáng

Cây kim ngân là loài cây ưa sáng. Tuy nhiên chúng không cần quá nhiều ánh sáng trong quá trình phát triển. Bạn để chúng ở nơi thoáng mát là được và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào cây trong thời gian dài.

Để cây phát triển khỏe mạnh, cách 10 ngày bạn mang cây ra phơi nắng một lần. Thời gian cho mỗi lần phơi khoảng 1 – 2 tiếng. Bạn nên chọn thời điểm nắng sớm để phơi nắng cho cây. Ánh nắng gay gắt của buổi trưa sẽ khiến cho cây bị tổn thương.

Xem thêm  Hướng dẫn chăm sóc cây ráy thủy sinh - đơn giản, xanh tốt

Chọn giống Kim Ngân

Cây kim ngân trồng bằng cách nhân giống sẽ dễ dàng hơn. Bạn tìm mau cây con ở các cửa hàng giống cây cảnh hoặc chọn từ những cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

Tiến hành làm đất

Bạn chuẩn bị hỗn hợp đất trồng cây gồm: 60% tro tấu + 15% trấu sóng + 25% xơ dừa. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị khoảng 100g – 200g phân lần để tăng độ dinh dưỡng và tuổi thọ cho cây. Trộn đều hỗn hợp đất này lên, có thể phơi nắng cài ngày để diệt vi khuẩn còn tồn tại trong đất.

Ngoài ra với những cây kim ngân mini để bàn bạn có thể trộn đất pha cát cho cây cũng được. Tuy nhiên hỗn hợp này phải đầy đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt.

Lưu ý: Loại đất trồng cây kim ngân lý tưởng nhất là đất phù sa và đất thịt giàu dinh dưỡng.

Thực hiện trồng cây

Trước khi trồng bạn bỏ một ít sỏi dưới đáy chậu sẽ giúp cho chậu cây giữ đất không bị rửa trôi và thoát nước nhanh, tạo không gian thông thoáng cho cây.

Đổ đất vào đầy nửa chậu rồi đặt cây kim ngân vào và lấp đất kín chậu. Bạn giữ thẳng cây khi đổ đất và nén nhẹ xung quanh để cây không bị đổ.

Sau khi trồng bạn tưới đẫm nước cho cây và đặt cây trong bóng mát, hạn chế ánh nắng. Khi cây đã mọc rõ và ra lá mới thì bạn hãy di chuyển cây đến nơi mà mình muốn trồng.

Hướng dẫn chăm sóc cây Kim Ngân

Nước tưới

Cây kim ngân không yêu cầu nhiều nước. Với những cây trồng ngoài trời bạn chỉ cần tưới mỗi tuần 2 lần. Với cây trồng trong phòng điều hòa mỗi tuần chỉ cần tưới 1 tuần.

Yêu cầu về lượng nước tưới với mỗi loại cây cũng không giống nhau. Những cây mini mỗi lần tưới khoảng 100 – 200ml là đủ. Những cây lớn hơn thì cũng chỉ cần 500 – 800ml nước tưới.

Bạn tưới đều trên phần gốc cây. Lá cây có thể dùng một chiếc khăn sạch và lau đi lớp bụi bẩn. Ngoài ra bạn cũng có thể nhúng toàn bộ phần chậu vào nước trong 10 – 15 giây rồi nhấc ra và để cho cây ráo nước.

Khi tưới bạn không nên tưới quá nhiều khiến cây bị ngập úng.

Phân bón

Bón phân cho cây sẽ giúp cho cây nhanh lớn và phòng ngừa sâu bệnh. Bạn nên bón phân NPK cho cây khi cây chưa ra hoa và quả. Pha theo tỷ lệ 100g phân bón NPK với 10l nước rồi tưới gốc cây. Mỗi lần tưới cách nhau 20 ngày.

Khi cây đã ra hoa bạn ngưng bón phân NPK mà bón phân kali cho cây. Tỷ lên phân bón và nước tương tự, 100g phân kali hòa lớn 10l nước và tưới đều lên bề mặt chậu.

Lưu ý: Bạn không tưới phân bón lên lá vì sẽ khiến lá bị khô nóng, vàng và chết.

Phòng trừ sâu bệnh

cây kim ngân mặc dù ít bị sâu bệnh nhưng vẫn có một số vấn đề thường xuyên xảy ra với cây.

Làm gì khi cây kim ngân bị khô héo?

Cây bị khô héo thường do bị thiếu nước hoặc bị ánh sáng gay gắt từ mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian dài. Để khắc phục bạn cắt bỏ những lá vàng úa, khô héo và cấp nước kịp thời cho cây. Ngoài ra bạn pha loãng phân đạm với nước ở nồng độ thấp và tưới cho cây để cây nhanh hồi phục. Bên cạnh đó bạn cũng cần di chuyển cây đến nơi thoáng mát, nhiều bóng râm.

Cây kim ngân bị vàng lá cần xử lý như thế nào?

Nguyên nhân khiến cây bị vàng lá là do thiếu nước hoặc môi trường kín khiến cây quang hợp và trao đổi khí kém làm cho lá bị vàng và rụng nhiều.

Do tưới nhiều nước hoặc không gian xung quanh kín khiến không khí lưu thông kém, làm cho lá bị vàng và rụng.

Nếu nguyên nhân là do dư thừa nước thì bạn nên tiết chế lại lượng nước tưới, để cây khô đất trong vài ngày rồi mới bắt đầu tưới lại.

Nếu nguyên nhân là do môi trường kín bạn di chuyển cây sang vị trí khác, hằng tuần nên mang cây phơi nắng sớm vài tiếng. 

Trồng cây kim ngân thủy sinh như thế nào?

Trồng cây kim ngân thủy sinh cũng không quá phức tạp. Bạn chuẩn bị những chiếc bình hoặc chậu cây thủy tinh sạch sẽ để giúp quan sát tình trạng cây dễ hơn.

– Bạn chỉ nhúng phần rễ vào nước mà không nhúng phần thân bởi sẽ khiến thân bị thối.

– Lượng nước phù hợp với chiều cao của cây và của bình. Thường thì nước chiếm ½ chiều cao của bình là được.

– Bạn nên thay nước mỗi tháng một lần cho cây.

Lời kết

Cây kim ngân là loại cây đẹp và có nhiều ý nghĩa phong thủy. Chỉ cần dành một chút thời gian chăm sóc là bạn đã có một chậu cây đẹp để trang trí rồi. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các phương pháp trồng rau tại nhà trong bài viết này.

Tham khảo:

5/5 - (1 vote)