Hướng dẫn ủ phân hữu cơ đúng cách, hạn chế được vi khuẩn gây hại

Nguồn để làm ra phân hữu cơ nhìn chung rất phong phú. Có thể kể đến như phân xanh, phân từ động vật hay còn gọi là phân chuồng, thậm chí rác cũng có thể tận dụng để làm phân hữu cơ được nữa.

Mặc dù có rất nhiều loại lâu phân hủy, cây trồng không tiêu thụ được, nhưng bên cạnh đó cũng có những loại là nguồn phân bón cực tốt cho cây. Cũng có loại vừa có mầm bệnh vừa có lợi cho cây ví dụ như phân chuồng, có nhiều trứng giun sán hay là cỏ dại. Nhưng nếu xử lý đúng cách sẽ rất tốt cho cây.

Chính vì thế việc ủ phân hữu cơ là cách giúp tăng lượng vi sinh vật có lợi, đồng thời tiêu diệt vi sinh vật gây hại, chuyển các dưỡng chất cây khó hấp thu thành loại dễ hấp thu, giúp phân đạt chất lượng cao hơn. Nói là thế nhưng ủ phân hữu cơ như nào cho đúng thì không hẳn ai cũng biết. Bài viết dưới đây, #higlumcom sẽ giúp các bạn nắm được quy trình chính xác nhất. 

Có nên ủ phân hữu cơ không? thực trạng hiện nay

Phân bón hữu cơ thực chất là cách gọi tắt của các loại phân bón mà trong đó thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Thông thường phân hữu cơ là chỉ các loại phân được hình thành từ phân chuồng, các loại phế phẩm trong nông nghiệp như tro, lá, cành, than bùn, thậm chí rác thải hằng ngày cũng có thể chế ra phân hữu cơ được.  . Hiện nay vì mục tiêu thực phẩm sạch nên người ta thích dùng các loại phân hữu cơ bón cho rau sạch hơn. Vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường. Trong loại phân này có nhiều chất tốt cho cây trồng, đồng thời cũng an toàn cho đất.

Các chuyên gia đánh giá nước ta rằng mỗi ngày mỗi người thải ra tới 1 cân rác thải. Nhân lên với số dân hiện tại là 90 triệu người thì mỗi ngày sẽ có 90 triệu tấn rác được thải ra. Với số lượng rác khổng lồ đó nên không thu gom hay xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và chất lượng sống. 

Chính vì điều này mà việc tận dụng nguồn rác thải đó để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng là rất cần thiết. 

Những yếu tố cấu thành nên phân hữu cơ

1. Chất hữu cơ

Có thể là các bộ phận của cây xanh như cành, lá, hoa, quả, hoặc bất cứ bộ phận nào phân hủy dễ dàng được. Cũng có thể là giấy báo. Khi ủ phân hữu cơ ngoài các loại tác hữu cơ thì nên có thêm cả rác nâu nữa.

Rác nâu có thể kể đến như giấy báo, rơm rạ, mùn cưa, vỏ khô,… đây là nguồn cung cấp carbon trong quá trình ủ phân. Còn rác xanh chính là các bộ phận có thể phân hủy của cây như củ, quả, cành lá, hay thậm chí bã cà phê cũng được. Rác xanh cung cấp nito là chủ yếu.

Xem thêm  Hoa Quỳnh - hướng dẫn trồng và chăm sóc sớm cho ra hoa

2. Vi khuẩn

Việc ủ phân hữu cơ tự nhiên sẽ tiến hành khi các loại rác trên đã được chuẩn bị đầy đủ. Lúc này vi sinh vật sẽ bắt đầu hoạt động, chúng phân hủy các chất hữu cơ. Các vi khuẩn này không cần bổ sung mà bản thân nó đã có sẵn khi bắt đầu ủ rồi.

3. Oxy

Ủ bất cứ thứ gì cũng đều cần thời gian. Đương nhiên ủ phân cũng thế. Lúc này oxy là thứ rất cần thiết cho quá trình phân hủy. Việc bạn cần làm là thường xuyên trộn đều đống phân ủ để tăng lượng oxy cho quá trình ủ.

4. Độ ẩm

Có thể nói trong quá trình ủ phân độ ẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công của cả quá trình. Theo đó nên duy trì độ ẩm trong khoảng từ 40 đến 60% là tốt nhất. Ẩm ít hay ẩm nhiều đều khiến các vi sinh vật không thể hoạt động được.

Hướng dẫn 3 cách ủ phân xanh hiệu quả – được bà con áp dụng

Phương pháp ủ phân xanh

Phân men khi ủ phân xanh phải là phân chuồng với tỉ lệ 15 đến 20%, cùng với đó là chuẩn bị thêm các chế phẩm EM. Bio-Plant, Penac PR hoặc là phân vi sinh Sông Gianh tỉ lệ 3 đến 5% là được. 

Các lá cây xanh đem chặt thành từng khúc dài từ 30 đến 40cm, sau đó thì phơi héo trước khi ủ để giảm thể tích lại. Dồn số cành cây đã héo thành từng lớp dày từ 50 đến 60cm rồi rải lên lớp phân men đã chuẩn bị. Dùng nước phân chuồng hoặc nước giải để bón cho đống phân, miễn sao độ ẩm duy trì từ 75 đến 80% là được. Sau đó thì nén thật chặt lại. 

Tiếp tục dùng bùn nhão trát kín đống phân, cũng làm một lỗ thông hơi đường kính chừng 20 đến 25cm là được. Sau đó chừng 2 đến 3 tuần thì bổ sung thêm nước cho phân đủ ẩm, rồi lại bịt kín lại.

Khoảng 1 tháng 10 ngày sau khi ủ thì đảo đều đống phân lên. Thêm nước vào đống phân cho đủ ẩm rồi lại nén chặt lại. Sau đó dùng bùn trát thật kín. Chừng 1 tháng sau là phân đã hoàn toàn bị hoai mục và đạt độ yêu cầu rồi. Lúc này mang ra bón cho cây là được. 

Phương pháp ủ chìm

Chỗ hố ủ cần đào ở nơi cao ráo, tránh ngập nước. Hố sâu từ 1 đến 1,5m và đường kính ít nhất là 1,5 đến 3m. Độ sâu cũng như độ rộng cũng tùy vào lượng phân đem ủ. Phần nào của hố chìm trong đất kể cả đáy thì có thể dùng lá chuối tươi hoặc túi nilon để ngăn tình trạng nước ngầm thấm vào hoặc là phân chảy ra. 

Bạn có thể ủ phân bắc, phân chuồng hay phân xanh đã chuẩn bị vào hố đều được. Cách làm tương tự như bên trên chúng mình đã nói. 

Sau khi có được thành phẩm, phân hữu cơ phải đảm bảo có màu nâu đất, tơi xốp, không có mùi hôi thối thì mới có là thành công. Loại phân này bón trực tiếp cho cây trồng là tốt nhất. 1 sao 360m2 có thể dùng từ 5 đến 10 tại. Dù là bón lót hay bón thúc đều rất tốt. 

Phương pháp ủ nổi

Cách làm này dùng với phân bắc, phân chuồng là sự lựa chọn tốt nhất. Nhưng khi ủ cần thêm các loại phân vi sinh khác như super lân Lâm Thao 5%, phân vi sinh Sông Gianh loại tỉ lệ 2 đến 3%, chế phẩm Em thứ cấp (riêng loại này cứ 1 đến 2 tạ phân chuồng thì lấy dung dịch với nồng độ từ 1 đến 5%, khoảng 1 đến 1,5l). Cũng có thể dùng chế phẩm Penac PR mỗi lần bón 1 tấn phân thì dùng 5 đến 10 gói hoặc là Bio-Plant, hòa 5ml với 20l nước rồi trộn với 1 tấn phân. 

Xem thêm  Kỹ thuật trồng cây bơ cho năng suất cao - chăm sóc đơn giản

Các nguyên liệu sau khi đã chuẩn bị đủ thì dồn lại với nhau và trộn thật đều, sau đó vun thành 1 đống cao chừng 1,5 đến 2m là được. Số phân đem ủ quyết định đường kính của đống phân. Như vậy các số liệu trên chỉ là tương đối mà thôi.

Nén chặt số rác đã cho vào thùng rồi thêm một lớp bùn nhão che kín đống phân lại là được. Sau đó làm một lỗ đường kính chừng 20 đến 25cm trên đỉnh đống phân để thông hơi, đổ nước, thêm phân. Sau đó khi trát bùn thì bịt kín cả lỗ thông hơi đó lại. Cứ khoảng 15 đến 20 ngày thì thêm nước giải 1 lần. Sau đó có thể dùng chính xác hữu cơ để che chắn đống phân hoặc có thể dùng túi nilon cũng được. 

Nếu là mùa đông thì sau chừng 50 đến 60 ngày số phân bạn đem đi ủ sẽ hoai mục hoàn toàn, lúc này phân tơi và xốp, mùi hôi thối không còn nhiều mà thay vào đó là mùi đất. Lúc này bón cho cây là loại phân rất tốt. Còn nếu thời gian là mùa hè thì thời gian ngắn hơn chỉ chừng 40 đến 50 ngày thôi. 

Chi tiết các bước làm phân hữu cơ tại nhà

Nếu có diện tích rộng đê rủ phân thì không còn gì tuyệt vời hơn nhưng nếu ở thành phố hoặc nhà ở có diện tích không lớn muốn ủ phân thì bạn có thể làm theo các dưới đây cũng rất tốt. 

Chuẩn bị thùng và vị trí đặt

Khi ủ phân hữu cơ người ta thường dùng cá cloaji thùng gỗ hoặc thùng nhựa vừa tiện lợi lại vừa tốt cho sự phát triển của vi sinh vật có ích trong phân hơn các thùng kim loại. Kích thước thùng nên dao động từ 10 đến 120l mới đủ để đựng phân. 

Thùng gỗ thì có thể thấm được nước nhưng thùng nhựa thì nên khoan vài lỗ đề phòng trường hợp tưới đẫm nước thì có thể thoát nước được.

Mặc dù sau khi hoàn thành chúng chỉ còn mùi đất nhưng trong suốt quá trình ủ thì lại có mùi khó chịu. Do đó nên đặt thùng ở xa nơi sinh hoạt, nơi có thể tiếp xúc được với ánh nắng, có thể thoát nước được thì quá trình phân hủy mới diễn ra nhanh chóng được. 

Cách ủ phân hữu cơ không hề phức tạp
Cách ủ phân hữu cơ không hề phức tạp

Thực hiện phân loại rác

Như các bạn đã biết Carbon và nitơ chính là 2 thành phần cực kỳ quan trọng giúp cây phát triển tốt và khỏe mạnh, tránh được sâu bệnh. Chính vì thế khi muốn ủ phân hữu cơ điều đầu tiên bạn cần có chính là rác hữu cơ nâu và rác hữu cơ xanh.

Từ cái tên cũng đã có thể thấy được 2 loại rác này như nào. Rác hữu cơ xanh hay nói chính xác hơn là rác xanh, nghĩa là các loại từ cây cỏ, hoa quả thừa, phân động vật hay cỏ, bã cà phê,… Miễn sao nó từ thực vật hoặc phân động vật là được.

Còn rác hữu cơ nâu chính là sách báo, rơm rạ, vụn vải, mùn cửa, túi trà,… hay những loại rác có thể phân hủy được. 

Xem thêm  Hướng dẫn trồng cây Bạch Thiên Hương xanh tốt, cho hoa đẹp

Đối với những loại rác mà phân hủy cần thời gian dài như vỏ dừa khô hay rơm rạ thì trước khi mang đi ủ bạn cần nghiền hoặc chặt vụn chúng ra để thời gian phân hủy tương đương với các loại rác khác. Công đoạn này bạn dùng máy móc hay làm thủ công đều được.

Những loại rác tuyệt đối không sử dụng là đồ nhựa, thịt hay xương động vật. Điều này có thể hiểu được vì đồ nhựa thì không thể phân hủy được, còn thịt hay xương động vật khi phân hủy sẽ cho mùi hôi thối và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Những loại rác khác bao gồm các chế phẩm từ sữa, vỏ hến, vỏ sò hay các loại gỗ đã qua chế biến, các loại chất béo, dầu mỡ, cũng có thể dùng làm phân ủ hữu cơ được với điều kiện cần được xử lý kỹ mầm bệnh trước khi ủ.

Nếu bạn ủ phân hữu cơ tại nhà thì tránh không được dùng các loại thực vật có nhiều tinh dầu như lá bạch đàn, sả, cam, quýt, chanh… Lượng tinh dầu trong rác này sẽ ngăn trở sự phát triển của vi sinh vật có ích. 

Tiến hành trộn

Khi đã thực hiện các bước trên chuẩn xác gồm lựa chọn, phân loại cũng như chuẩn bị đủ số lượng thì lúc này bạn tiến hành rải phân nâu 1 lớp dài chừng 10cm là được. Sau đó rải thêm 1 lớp phân xanh mỏng lên trên, phủ lên một lớp phân nâu nữa dày 10cm. 

Sau đó có thể dùng dụng cụ hoặc tay để trộn thật đều hỗn hợp trên với nhau để các lớp hòa vào nhau rồi mang đi ủ nửa tháng. Sau nửa tháng mới tiến hành tưới nước cho phân. Tiếp theo rải thêm 1 lớp phân nâu lên bề mặt hỗn hợp sau cho đầy dùng chứa là được. 

Kiểm tra độ ẩm của phân hữu cơ bằng cách lấy 1 nắm phân hữu cơ nắm lại. Khi thấy nước chảy qua các kẽ tay thì phân quá thừa ẩm. Lúc này cần thêm cỏ khô, rơm rạ đã hút bớt nước, cân bằng lại nước có trong rác hữu cơ. 

Ngược lại khi nắm mà mở lòng bàn tay ra các rác hữu cơ rời rạc, không gắn kết thì rác đang thiếu ẩm. Bạn sẽ tưới thêm nước cho đến khi rác nắm lại có độ kết dính với nhau là được. 

Sử dụng phân hữu cơ
Sử dụng phân hữu cơ

Hoàn thành và sử dụng

Theo tính toán, nếu làm đúng cách bước như trên thì 1 tháng phân sẽ chuyển thành dạng compost. Như vậy các loại phân hữu cơ tự ủ tại nhà thường có các đặc điểm sau:

  • Sau khi đã chuyển dạng và ủ xong thì nó có màu nâu đất.
  • Không còn mùi khó chịu của thành phần ban đầu mà thay vào đó là mùi đất đặc trưng.
  • Khi nắm một nắm nhỏ mà thấy chúng đã vụn nát như mùn thì có nghĩa chúng đã phân hủy hoàn toàn, bạn đã thành công. Lúc này có thể mang đi sử dụng được rồi. 

Nhiều người có dụng cụ hoặc thời gian thường sẽ nén phân hữu cơ thành dạng viên để dễ bảo quản và sử dụng. Tuy nhiên phân dạng viên thì lâu tan hơn nhưng cũng vì thế mà khi bón cây sẽ từ từ hấp thụ các dưỡng chất có trong phân, khả năng hấp thụ của cây cũng cao hơn rất nhiều so với việc để bình thường, đồng thời cũng tránh được tình trạng rửa trôi. 

Lời kết

Phân hữu cơ là một loại phân an toàn và thân thiện với môi trường. Không chỉ giúp bạn tận dụng được những nguồn chất thải trong cuộc sống hằng ngày, mà còn biến chúng trở thành loại phân tốt cho cây trồng, tốt cho đất đai.

Với cách ủ phân hữu cơ #higlumcom vừa hướng dẫn, tin chắc các bạn cũng sẽ thành công trong việc chuẩn bị loại phân bón tuyệt vời này cho cây trồng đấy!

4.4/5 - (7 votes)