Cách trồng lan rừng đơn giản – đẹp như nhà vườn

Lan rừng là loài hoa đẹp, mọc ở tự nhiên nên loài lan rừng có hương thơm dễ chịu và giá trị cũng khá cao. Lan rừng thường đường trưng bày trang trí trong nhà hoặc làm quà tặng trong những dịp trang trọng, đặc biệt.

Tuy nhiên nhiều người e ngại trồng lan rừng sẽ khó sống nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. Cách trồng lan rừng không nhiều khó khăn nếu bạn nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc lan rừng sao cho cây hoa khỏe mạnh và nở đẹp nhé!

Hoa lan rừng là gì? Tìm hiểu đặc điểm lan rừng

Sự thật về hoa lan rừng

Hoa lan rừng còn có tên gọi khác là hoa phong lan. Loài lan này được mệnh danh là nữ hoàng của các loại lan bởi vẻ đẹp thanh khiết, quý phái, cao sang, hơn hẳn các loài lan khác. Vì thường mọc tự nhiên trên các vách đá cao nên việc tìm kiếm và thu hái loài lan này cũng không dễ dàng. Điều đó giải thích một phần lý do tại sao loài lan này lại có giá trị cao.

Tên khoa học của lan rừng là Orchidaceae. Hoa lan rừng mọc khá hiếm nhưng phân bố ở nhiều nơi, chúng sống khỏe ở nhiều môi trường khác nhau như ôn đới, nhiệt đới, hàn đới. Tuy nhiên ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt như sa mạc hay sông băng thì loài hoa này không sống được.

Hoa lan rừng được tìm thấy nhiều ở các vùng trải dài từ 68 độ vĩ bắc đến 56 độ vĩ nam. Những khu vực khí hậu nhiệt đới như Châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ lan rừng mọc rất nhiều. Ở Việt Nam lan rừng thường mọc nhiều trên các vùng núi cao, vách đá dựng đứng dọc từ bắc đến nam.

Hoa lan rừng có gì đặc biệt?

Lan rừng là một trong những giống hoa đẹp và quý, được nhiều người săn đón. Nếu bạn chuyển lan rừng sang trồng ở đất thì chúng sẽ có rễ lớn, củ giá và xum xuê, ngoài ra còn có thể xuất hiện những chân rễ bò dài ngắn.

Vì thường mọc trên rừng nên bộ rễ của phong lan rất phát triển. Nó thường có dạng búi nhỏ với những vòi hút ngắn và dày có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng từ xác thực vật xung quanh thông qua hoạt động của nấm để nuôi dưỡng cây và hoa phát triển.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng rau cần nước đơn giản tại nhà - năng suất gấp đôi

Thân của cây hoa lan rừng có 2 loại: Đa thân hoặc đơn thân. Trên thân cây hoa có nhiều đoạn phình lớn có vai trò giữ nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

Lá của hoa phong lan mềm mại, khá mượt mà và duyên dáng. Tùy theo địa hình mà lá có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc dày không theo quy tắc. Hình dáng của lá cũng rất đa dạng. Có thể là hình kim, hình trụ, hình phiến mỏng, lá mọng nước hay lá tiết diện tròn. Màu sắc của lá cũng không cố định, có thể là xanh đậm, xanh nhạt tùy vào điều kiện khí hậu và địa hình.

Trên một bông hoa phong lan thường có 6 cánh hoa. 3 cánh ngoài cùng chính là 3 cánh đài, cánh hoa đài thì thường có màu sắc và kích thước tương đồng. Hoa phong lan có màu sắc đa dạng và bắt mắt, thường được trưng bày hoặc dùng chế tạo hương liệu cho mỹ phẩm.

Có nên trồng lan rừng hay không?

Có nhiều lý do để bạn nên trồng một chậu lan rừng trong nhà. Trước tiên, hoa lan rừng nổi tiếng bởi vẻ đẹp sang trọng, quý phái mà nó mang lại. Chính vì vậy, xưa kia hoa lan chỉ xuất hiện nhiều trong những gia đình quyền chức, giàu có, thân phận và địa vị cao quý. Loài hoa này cũng thường được lựa chọn làm món quà tặng trong các dịp quan trọng như sinh nhật, khai trương, kỷ niệm, thăng chức…

Bên cạnh đó, hoa lan còn là một vị thuốc chữa bệnh trong y học dân gian. Hoa lan có hương thơm nồng nàn, quyến rũ thường được dùng để chiết xuất thành nước hoa hay thành phần trong các sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc từ thiên nhiên.

2. Kỹ thuật trồng hoa lan rừng tại vườn nhà – đảm bảo sống khỏe

Lựa chọn giống

Lựa chọn giống hoa phong lan rất quan trọng. Bạn nên lựa chọn những giống hoa khỏe, sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh và cho hoa đẹp. Một số giống hoa phong lan rất được ưa chuộng như: Phalaenopsis, Cattleya, Dendrobium, Oncidium, Vanda…

Những giống lan này nổi tiếng với sức sống khỏe và màu hoa đẹp, hơn nữa còn hấp thụ chất dinh dưỡng tốt và cho hoa liên tục, thích hợp với những ai muốn trồng phong lan để kinh doanh hoa.

Có 2 cách phổ biến để nhân giống hoa phong lan hiện nay là tách mầm cây hoa và nuôi cấy mô. Biến pháp nuôi cấy mô khác phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao. Trước tiên nhiệt độ môi trường nuôi cấy mô duy trì từ 23 – 27 độ C, độ pH từ 5 – 5,7 và cường độ ánh sáng thích hợp.

Trước tiên để nuôi cấy mô thành công bạn cần khử trùng mô bằng Starner 20 WP. Sau đó dùng Clorox để cấy. Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng để mầm cây phát triển tốt, giảm tỷ lệ mầm chết.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng cà chua bi tại nhà - cách chăm sóc và lưu ý

Chuẩn bị khu vực trồng

Khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 là thời điểm thích hợp nhất để trồng hoa lan rừng vào chậu. Nếu bạn muốn có một vườn hoa lan đẹp thì nên làm khung giàn bằng sắt hoặc inox chắc chắn ngay tư đầu. Để tạo nên sự đồng đều cho vườn lan bạn nên chọn những chậu hoa có cùng kích thước.

Cùng vì lý do đó bạn nên chọn những mầm hoa có cùng giống và cùng độ tuổi để hoa khi nở sẽ đều và đẹp. Bạn cũng nên sắp xếp các chậu hoa theo từng khu vực để có thể dễ chăm sóc và quản lý.

Hoa lan cần lượng nước khá nhiều. Do vậy bạn phải tưới nước hằng ngày và không để cho đất khô cằn. Nước tưới cho hoa lan phải là nước sạch. Nếu có điều kiện bạn nên lắp đặt hệ thống làm mát hoặc các rãnh nước dưới giàn hoa để tạo không gian mát mẻ sẽ giúp lan ít bị sâu bệnh và phát triển khỏe mạnh hơn.

Nếu bạn trồng phong lan ở ban công, sân thượng hay hiên nhà thì buộc phải thiết kế các mái che để làm mát cho lan khi trời nóng. Nắng gắt khiến lan héo úa, chậm phát triển kém ra hoa.

Lựa chọn giá thể trồng Lan

Giá thể trồng lan cũng rất quan trọng. Nếu bạn trồng hoa lan trong chậu thì yêu cầu đặt ra với giá thể là nhẹ, xốp và có khả năng giữ ẩm cao. Một số giá thể phù hợp như gỗ nhỏ, vỏ thông, xỉ than, xơ dừa…

Chậu trồng hoa lan cũng rất đa dạng, bạn có thể chọn chậu đất nung, chậu nhựa hay trồng trong gáo dừa khô cũng rất đẹp và độc đáo. Chậu trồng lan phải có nhiều lỗ thoát nước để đảm bảo đất trồng luôn khô thoáng cho cây phát triển.

Hướng dẫn chuyển lan qua chậu mới

Mô ươm cấy đạt chiều cao khoảng 5cm bạn có thể vệ sinh sạch sẽ rồi chuyển ra ngoài đất trồng. Bạn nên dùng một chiếc rổ hoặc miếng lưới kê mô lan để cây con luôn được mát mẻ.

Các mô lan mới đầu bạn có thể trồng chung trên giàn. Sau 7 – 8 tháng trồng bạn chuyển lan sang các chậu nhỏ để lan có không gian phù hợp cho quá trình phát triển. Khoảng 6 tháng tiếp theo từ các chậu nhỏ bạn có thể chuyển lan lần nữa sang các chậu lớn hơn.

Khi chuyển lan bạn tiến hành nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến cây non. Sau mỗi lần chuyển như vậy bạn không nên bón phân ngay mà phải chờ 10 – 12 ngày sau mới tiến hành bón phân. Tùy vào độ tuổi, mục rêu bám mà bạn thay chậu mới cho lan phù hợp nhất.

Xem thêm  Cây lộc vừng có ý nghĩa gì? cách trồng, chăm sóc và lưu ý

Xem thêm:

3. Phương pháp chăm sóc hoa lan rừng đúng kỹ thuật

Không chỉ giống hoa hay cách trồng mà để lan rừng phát triển khỏe mạnh, cho hoa đẹp thì kỹ thuật và quy trình chăm sóc cũng là những yếu tố quan trọng mà bạn cần chú ý đến.

Nước tưới

Nước tưới với bất kỳ loại cây hoa nào cũng quan trọng. Nếu thiếu nước cây sẽ còi cọc, khô héo, rụng lá, không ra hoa. Nhưng nếu thừa nước cây dễ bị thối mầm, đọt non và rễ, đặc biệt là những loại cây rễ cây nọ mọc sát vào rễ cây kia tuyệt đối không được để ngập úng.

Nước tưới cho lan rừng bạn phải dùng nước sạch, không nhiễm bẩn. Nên tưới phun sương và duy trì tưới 2 lần / ngày vào sáng sớm và chiều mát, không tưới lúc trời nắng gắt cây sẽ bị sốc nhiệt.  

Sau những trận mưa to bạn vẫn nên tưới lại lần nữa để làm sạch nước bẩn bám trên cây hoa.

Nhiệt độ và ánh sáng

Lan rừng quen sống ở nơi mát mẻ nên chúng không chịu được nắng nóng. Bạn không để cho cây phơi nắng mặt trời quá lâu. Nên làm mái che để hạn chế năng nóng ảnh hướng đến cây. Với những cây non nên làm thêm 2 – 3 lớp lưới tản nhiệt. 

Dinh dưỡng

Bạn bổ sung dinh dưỡng cho lan bằng cách bón phân. Khi bón phân cho lan bạn chú ý không bón vào đất mà phun trực tiếp vào lá.

Phân bón gồm các chất dinh dưỡng vi, trung và đa lượng với tỷ lệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lan. Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế các loại phân bón vô cơ bằng nước hồ, nước ao hay nước vo gạo cũng rất tốt cho cây lan.

Bạn nên dùng phân vô cơ pha loãng với nước rồi phun tưới cho cây trong các giai đoạn phát triển. Nếu đầu thân không mọc thêm lá mới thì bạn pha đặc hơn để cây có đủ chất dinh dưỡng.

Phòng bệnh hại

Nếu chăm sóc không đúng cách hoặc điều kiện môi trường không lý tưởng lan sẽ rất dễ bị bệnh hại. Cách hiệu quả nhất là bạn sử dụng thuốc trừ sâu phù hợp để phun diệt cho cây.

Dùng Supracid 40ED/ND, Bitox 40EC, Suprathion 40EC hay Ofatox 400EC…phun cho cây khi bị rệp trắng, rệp sáp, rầy mềm rất hiệu quả.

Bạn chú ý là phun đúng liều lượng và đúng hướng dẫn để tránh phản tác dụng cây sẽ khô chết.

Lưu ý trong quá trình chăm sóc lan rừng

– Khi mới trồng nên để chậu ở nơi mát mẻ, khi cây cứng cáp mới chuyển ra nới có điều kiện nhiệt độ thích hợp.

– Nước tưới sạch và dưới dạng phun sương là tốt nhất

– Không bón phân ngay mà khi rễ phát triển mới bón phân.

– Bón phân hữu cơ sẽ tăng khả năng phát triển của cây.

– Nên tăng lượng phân bón vào mùa hạ để cây phát triển tốt.

– Luôn tạo môi trường mát mẻ cho hoa lan, không để cây chịu nắng nóng, khô hạn.

4. Lời kết

Trồng hoa lan không khó như bạn nghĩ đúng không nào? Nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc bạn sẽ có vườn hoa lan tuyệt đẹp.

Xem thêm:

5/5 - (2 votes)