Trồng nấm rơm như thế nào? hướng dẫn chăm sóc và lưu ý

Nấm rơm rất dễ trồng là hiện đang là sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều gia đình ở nông thôn. Nấm rơm là loại thực phẩm rất bổ dưỡng, dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

HƯớng dẫn trồng nấm rơm
HƯớng dẫn trồng nấm rơm

Nấm rơm còn được gọi với tên gọi khác là nấm mũ rơm. Loài nấm này sinh trưởng chủ yếu ở trong các đống rơm rạ ẩm ướt sau mưa. Chúng có nhiều loại, mỗi loại có một đặc điểm hình dáng và kích thước khác nhau. Các nhà trồng nấm rơm được xây dựng rất nhiều để chuyên nghiệp hóa mô hình trồng nấm rơm.

Cùng #higlum tìm hiểu về kỹ thuật trồng nấm rơm tại nhà trong bài viết hôm nay nhé!

Kỹ thuật trồng nấm rơm tại nhà – cho năng suất cao

Nấm rơm được trồng phổ biến bởi loại thực vật này có nhiều ưu điểm: Năng suất cao, giá trị kinh tế ổn định, diện tích yêu cầu không lớn, vốn đầu tư thấp…Đặc biệt là vòng quay trồng nhanh nên dù có gặp phải biến động thị trường hay thiên tai thì người trồng có thể chuyển hướng canh tác hoặc phục hồi nhanh chóng.

Nguyên vật liệu để trồng nấm rơm hầu hết đều sẵn có và giá nếu mua cũng rất rẻ. Phần lớn trong số đó là những phế phẩm nông nghiệp như mùn cưa, rơm rạ. thân ngô, bã mua, bông thải…Do vậy trồng nấm mới vừa giải quyết vấn đề môi trường sau sản xuất nông nghiệp vừa tạo ra sản phẩm mới mang đến hiệu quả kinh tế cao.

Nên bắt đầu trồng nấm vào tháng mấy?

Có một điều đặc biệt là nấm rơm có thể trồng được quanh năm miễn là bạn cung cấp cho nó môi trường giàu dưỡng chất và nhiệt độ lý tưởng để phát triển. Vào thời điểm có gió lạnh như giáp tết nguyên đán, vụ đông xuân thì phải làm mô nấm lớn hơn và tiến hành các biện pháp giữ ẩm cho nấm.

Vào mùa mưa, người trồng phải làm tủ rơm dày hoặc mái che để giảm độ ẩm. Ngoài ra cũng cần làm nền mô cao để tránh hiện tượng ngập úng. Tương tự như thế ở những nơi gió mạnh phải làm rào chắn gió và bố trí đặt các mô nấm thẳng góc với hướng gió. Tất cả đều hướng đến mục tiêu tạo môi trường sinh trưởng lý tưởng cho nấm rơm.

Xem thêm  Lan Hồ Điệp có khó chăm không? bí quyết trồng và lưu ý
Nấm rơm (Nguồn: higlum)
Nấm rơm (Nguồn: higlum)

Lựa chọn vị trí trồng

Vị trí trồng nấm là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm. Để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm rơm, bạn đặt nhà trồng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa nguồn ô nhiễm và không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nấm.

Nếu không làm thành các nhà trồng chuyên nghiệp bạn có thể đặt rơm ở vườn cây, xung quanh nhà, trên nền đất gạch, trong túi nilon để  trồng nấm rơm.

Yêu cầu với vị trí trồng là nền đất bằng phẳng, khô ráo, không bị ngập úng, gần nguồn nước sạch để thuận lợi cho tưới tiêu và chăm sóc, thu hoạch sản phẩm.

Lựa chọn vật liệu trồng nấm

Vật liệu trồng nấm rơm rất đơn giản, hầu hết là những phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, lục bình, thân chuối, lá chuối, bã mua, bông gòn.

Trong đó, trồng nấm rơm bằng rơm rạ là biện pháp được nhiều người lựa chọn nhất. Loại loại chất nấm này bạn có thể dùng lúa tẻ, lúa nếp, lúa mùa đều dùng được. Bên cạnh những sợi rơm rạ mới tuốt bạn cũng có thể dùng cả loại rơm rạ đã phơi khô miễn là không mục nát. Do đó bạn có thể tận dụng ngay phế phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó việc chọn lựa giống nấm cũng rất quan trọng. Một giống nấm tốt, khỏe sẽ tạo ra thành phẩm chất lượng cao và ngược lại. Tuyệt đối không chọn giống nấm nhiễm bệnh, quá già hoặc quá non. Túi giống quan sát thấy chắc, sợi nấm phải ăn kín giày, không bị loang lổ và có mùi đặc trưng của nấm rơm.

Xem thêm:

Hướng dẫn ủ rơm trồng nấm đúng kỹ thuật

Ủ đống

Cách ủ đống áp dụng được cho cả loại rơm khô và loại rơm tươi. các bước thực hiện:

Đầu tiên bạn chất rơm thành đống cao khoảng 4 – 8m và rộng 1,5 – 2m. Sau đó, cứ 20 – 30cm rơm bạn bắt đầu tưới nước cho rơm thấm đều, có thể dùng chân để dậm xuống cho rơm thấm nước đều. Tiếp tục với các lớp khác đến khi đống rơm cho chiều cao khoảng 1,3 – 1,5m là được.

Để giữ ẩm và giữ nhiệt bạn bạn nilon, rơm khô hoặc lá chuối tủ quanh đống rơm. Sau vài ngày ủ, nhiệt độ trong đống rơm sẽ lên 60 – 70 độ C. Nhiệt độ cao sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một số chất hữu cơ có trong rơm rạ. Nhờ đó nấm rơm dễ hấp thu dưỡng chất, phòng tránh sâu bệnh gây hại và phát triển nhanh chóng.

Khoảng 10 – 12 ngày sau đống rơm ủ xẹp xuống, cao khoảng gần 1m là có thể đem rơm chất ra luống.

Tiến hành xử lý nước vôi (trước khi ủ)

Tiến hành xử lý nước vôi trước khi ủ áp dụng cho rơm, rạ đã khô. Bạn pha theo tỷ lệ 2kg vôi với 100l nước rồi nhúng rơm vào nước vôi vừa đủ ngập. Cách ngâm này giúp diệt các nấm tạp, khử mặn và tẩy phèn trong rơm rạ.

Xem thêm  Hoa hồng Nhung có dễ chăm không? cách trồng và lưu ý

Bạn ngâm rơm trong nước vôi khoảng 20 – 30 phút rồi vớt ra ngoài để cho ráo nước. Chất rơm thành đống dài 4 – 8m và rộng 1,5 – 2m. Bạn dậm nhẹ đống rơm, dùng lá chuối, rơm hoặc nilon quấn quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.\

Thời gian đầu, cứ 2 – 3 ngày bạn đảo rơm một lần. Giảm bớt các vật che đậy bên ngoài nếu rơm bị ẩm ướt quá, Còn nếu rơm bị khô thì tưới dung dịch nước vôi pha loãng cho rơm.

Ngày thứ 5, 6 sau khi ủ bạn kiểm tra đống rơm, nếu rơm đủ ẩm, vắt vài cọng thấy nước nhỏ là tốt nhất.

Thế nào là rơm ủ đã đạt đủ điều kiện trồng nấm

  • Sợi rơm mềm hơn hẳn ban đầu
  • Rơm có màu vàng tươi tự nhiên
  • Mùi thơm nhẹ đặc trưng của rơm rạ lên men, đúng cách, không bị nặng mùi như chất hữu cơ phân hủy.

Tiến hành trồng nấm 

Lựa meo giống

Lựa meo giống là bước quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp nến năng suất trồng nấm rơm. Bạn chọn meo giống đúng tuổi, khỏe mạnh, không bị nhiễm tạp khuẩn. Loại meo này sẽ cho năng suất và chất lượng nấm thành phẩm tốt.

Meo giống tốt, sợi tơ nấm sẽ có màu trắng trong tự nhiên, phát triển đều khắp mặt trong của meo, mùi hương khi ngửi giống như nấm tơi. Lưu ý một số meo giống sợi tơ giống sẽ bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu khi sợi tơ trưởng thành nhưng vấn cho năng suất tốt. 

Trọng lượng của một túi meo giống khoảng 120g. Với trọng lượng như vậy bạn có thể gieo trên mô nấm cao khoảng 0,4 – 0,5m, rộng 0,5m và chiều dài liếp 4 – 5m.

Lưu ý : Tuyệt đối không dùng bịch meo giống có xuất hiện các đốm màu nâu, đen hay vàng cam vì đó là sợi tơ đã bị nhiễm nấm dại. Bên cạnh đó những bịch meo bị ướt, nhão và có mùi hôi chua cũng không sử dụng. 

Rắc meo giống vào rơm đã ủ

Tiếp đó bạn tiến hành rắc meo giống vào đống rơm đã ủ trước đó. Bạn dỡ bỏ lớp rơm bên ngoài mặt đống ủ để xếp thành các mô trồng  nấm. Bạn cố gắng hoàn thành việc xếp phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ ngay trong ngày.

Chất mô nấm có 2 cách

Cách thứ nhất: 

Trước tiên bạn rải lên mặt liếp một lớp rơm dã ủ rồi tưới nước. Dùng tay đè nén sao cho chiều rộng theo mặt liếp chừng 50cm và chiều cao chừng 20cm. Bạn rắc meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống khoảng 5 – 7cm. Tiến hành tương tự với các lớp rơm tiếp theo.

Bạn không nên rãi mem giống, chỉ rãi lớp rơm khô dày chừng 4 – 5cm nếu ủ 3 lớp. Khi tưới nước chú ý tưới đè dẽ dặt và vuốt mặt ngoài cho mô được láng và gọn gàng. Nếu như mô vuốt không gọn và mặt ngoài mô không láng thì hậu quả thì tình trạng bị hư hỏng các nuj nấm nhỏ khi thu hoạch rất cao.

Xem thêm  Cách trồng cây tắc chuẩn - quả chín rộ đúng dịp Tết

Cách thứ hai:

Bạn cuốn rơm sau khi ủ chín thành các bó nhỏ đường kính khoảng 15 – 20cm và chiều dài khoảng 45 – 50 cm, xếp dẽ dặt từng lớp một. Và cứ sau mỗi lớp rơm bạn rãi meo giống dọc hay bên luống, cũng cách mép luống khoảng 5 – 7cm. Thực hiện tương tự với các lớp rơm thứ 2, thứ 3.

Giống như cách chất mô nấm thứ nhất, nếu ủ 3 lớp thì bạn chỉ nên rải lớp rơm khô dày 4 – 5cm ở phía trên, tưới nước đè dẽ dặt, đồng thời vuốt mặt mô để mô được láng và gọn.

Lưu ý: Bạn linh hoạt thay đổi độ dày khi đậy mô cho phù hợp với thời tiết của từng mùa. Vào mùa nắng nên để tủ rơm mỏng để dễ thoát nhiệt ra ngoài. Còn vào mùa lạnh, mùa thưa thì nên tủ rơm dày để chống thấm nước và tránh thoát nhiệt.

Phương pháp chăm sóc mô nấm đạt hiệu quả

Trồng nấm rơm bạn không cần bón phân bởi ngay trong rơm rạ khi phân hủy đã là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cây nấm sinh trưởng.

Trong quá trình tồng bạn theo dõi chặt chẽ độ ẩm và nhiệt độ. Nấm rơm rất cần ẩm để phát triển. Nếu thiếu ẩm, nhiệt độ tăng khiến  cho mô nấm bị khô. Tuy nhiên nếu thừa nước, thừa ẩm thì nấm sẽ bị lạnh do nhiệt độ thấp.

Giữ độ ẩm phù hợp

Như đã nói ở trên, độ ẩm rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm rơm. Do đó bạn phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm. Nếu không có các dụng cụ chuyên dụng bạn có thể tiến hành kiểm tra bằng cách rút một nắm nhỏ rơm ở giữa luống sau đó bóp chặt trong lòng bàn tay, thấy nước hơi rin qua kẽ tay là được.

Nếu nước không thể rịn qua kẽ tay có nghĩa là mô bị khô phải bổ sung thêm nước. Còn nếu nước chảy qua kẽ tay thì có nghĩa là mô đang thừa nước, phải ngưng nước ngay và tháo dỡ áo mô cho nước thoát hơi. 

Cách điều chỉnh nhiệt độ nấm

Khi kiểm tra mô nấm nếu thấy nhiệt độ tăng cao, rơm ủ thiếu nước thì tưới bổ sung nước cho nấm. Tuy nhiên khi tưới phải tiến hành thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến những sợi to và nấm nhỏ.

Bạn dỡ rơm ráo ra, xốc lại cho tới và đậy lại mô nấm sau khi chất mô khoảng 5 – 8 ngày. Để tránh tơ nấm ăn ra ngoài không tạo được nấm bạn cần đảo áo môn. (Nguồn: higlum)

Xem thêm :

Kế hoạch thu hoạch nấm rơm

Nấm rơm có thể cho thu hoạch sau 10 – 14 ngày ủ rơm, thời gian thu hoạch tùy thuộc vào loại meo giống và cách ủ.

Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại meo và cách ủ. Mỗi ngày bạn thu hái 2 lần, 1 lần vào lúc trước 6 giờ sáng và 1 lần vào 2 – 3 giờ chiều. Sau khi hái nấm bạn phải mang đi tiêu thụ ngay trong vòng 2 – 3 giờ.

Phải bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 10 – 15 độ C nếu muốn bảo quản sang ngày hôm sau.

Lời kết

Cách trồng nấm rơm thương phẩm không khó. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tiến hành trồng nấm rơm thành công nhé!

5/5 - (2 votes)