Trồng nấm linh chi như thế nào – hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Nấm linh chi là loại nấm quý hiếm, có nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Nguồn nấm linh chi ngoài tự nhiên hiện nay không có nhiều và rất khó kiếm. Chính vì vậy trồng nấm linh chi thương phẩm trở thành nghề “hái ra tiền” được nhiều bà con nông dân đầu tư.

Tuy nhiên trồng nấm linh chi không dễ như nhiều người tưởng tượng, để trồng nấm linh chi đỏ thành công cho năng suất cao, bà con cần tìm hiểu và nắm vững kỹ thuật. Mỗi người có một cách thức trồng và chăm sóc nấm khác nhau.

Chăm sóc nấm linh chi  (Nguồn: higlum)
Chăm sóc nấm linh chi (Nguồn: higlum)

Bà con nên nghiên cứu kỹ lưỡng từ nhiều nguồn sách vở và thực tiễn để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với điều kiện môi trường và kinh tế của gia đình mình.

Trên thực tế, quy trình trồng nấm linh chi cũng không quá khó mà cũng không quá dễ. Đã có nhiều người trồng thành công nấm linh cho và xuất bán ra thị trường mới mức giá cao, đem đến nguồn thu nhập khổng lồ. Tuy nhiên cũng không ít người thất bại trong trồng nấm linh chi do sai kỹ thuật, môi trường nhiều mầm bệnh hay chất lượng giống cây trồng kém chất lượng. 

Nếu bạn nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm linh chi thì tỷ lệ thành công với mô hình nuôi trồng này rất cao. Cùng tìm hiểu về quy trình trồng nấm linh chi trong bài viết hôm nay nhé!

Chuẩn bị trước khi trồng nấm linh chi 

Nên trồng nấm vào tháng mấy?

Khoảng thời gian kéo dài từ tháng 1 – tháng 10 là thời vụ thích hợp để tiến hành cấy giống và nuôi trồng nấm linh cho phát triển tốt. Nếu để sau tháng 10 mới cấy giống thì mưa nhiều và độ ẩm cao khiến cho các phôi nấm dễ bị nhiễm bệnh, kém phát triển hoặc phát triển không đồng đều làm tụt giảm năng suất.

Do đó phần đông người trồng ngưng cấy giống mới trong thời gian từ tháng 10 cho đến sau tết. Tuy nhiên với những hộ có kinh nghiệm nhiều năm trong nghê trồng nấm linh chi đỏ đạt năng suất cao thì vẫn có thể trồng trong khoảng thời gian này nhưng yêu cầu kỹ thuật trồng và chăm sóc chắc chắn cao hơn.

Một năm bạn có thể trồng đến 3, 4 vụ nấm linh chi. Tùy theo từng chủng loại giống nấm mà thời gian nuôi trồng một vụ nấm có thể kéo dài từ 3 – 4 tháng. Tuy nhiên cũng có những loại nấm linh chi kéo dài thời gian nuôi trồng đến 6 tháng. Đa số các hộ trồng ở nước ta hiện nay trồng theo vụ tu 3 – 4 tháng.

Trồng nấm linh chi
Trồng nấm linh chi

Chuẩn bị giá thể trồng (nguyên liệu)

Giá thể trồng nấm linh chi có thể tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như mùn cưa từ các loại gỗ không chữ tinh dầu độc tố như mùn cưa gỗ mít, mùn cưa gỗ cao su, mùn hoặc bã mía và các loại cây thân thảo khác. Ở nước ta người dân thường dùng mùn cưa cao su và bã mía sẵn có tư hoạt động trồng trọt để làm giá thể trồng cây nấm linh chi.

Xem thêm  Phân bón lá là gì? công dụng, cách dùng và những lưu ý

Bên cạnh đó, để tăng chất dinh dưỡng cho giá thể bạn nên bổ sung các phụ gia, vi khoáng chất tự nhiên như bột cám, bột ngô, vôi. Bên cạnh đó nguồn nước tưới cho nấm phải là nước sạch, không nhiễm tạp bẩn.

Mùn cưa trước khi làm giá thể phải để mùn cưa lên men, tỏa nhiệt, phân giải chất xơ, chất hữu cơ và lượng tinh dầu còn sót lại. Làm như vậy sẽ giúp cho mùn cưa giữ ẩm tốt hơn, hạn chế những mầm gây bệnh có trong nguyên liệu. Ủ mùn cưa bằng cách phối trộn các nguyên liệu đồng nhất.

Hướng dẫn chăm sóc nấm linh chi
Hướng dẫn chăm sóc nấm linh chi

Trước khi tiến hành phối trộn nguyên liệu bạn nên sàng lọc mùn cưa để loại bỏ các vụ gỗ và tạp chất, tránh gây rách giá thể và mùn cưa dễ hấp thu nước hơn. Sau đó bạn nên kiểm tra độ ẩm của mùn cưa. Theo kinh nghiệm trồng nấm linh chi thì bạn nên để cho nguyên liệu khô một chút sẽ tốt hơn vì khi thừa nước sẽ khiến cho túi phôi bị yếm khí làm tơ nấm chết.

Thời gian ủ phôi nhanh khoảng rên 6 tiếng. Tuy nhiên bạn chú ý không được ủ quá 30 ngày.

Tiến hành đóng bịch trồng

Đóng túi trồng là công đoạn rất quan trọng, không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải hết sức cẩn thận. Bạn đóng túi thật chặt tay, không được để cho túi lỏng lẻo. Trọng lượng mỗi túi khoảng 1,2 – 1,5kg là được. Số lượng phôi nấm nhiều ít dựa vào kích thước của túi, không được để túi quá nhiều hoặc thiếu phôi. Việc đóng túi giúp cho tơ nấm không bị đứt và hạn chế vi khuẩn nấm bệnh gây hại từ môi trường bên ngoài và khi di chuyển.

Khi cấy giống để tránh cho tơ nấm bị va chạm bạn dùng que soi nấm tạo những lỗ nông sẽ tiện khi cấy giống. 

Bạn đóng mạt cưa trong các túi nilon có kích thước khoảng 19 – 20 cm. Sau khi đóng mạt cưa bạn tiến hành làm cổ bằng cách nhét bông gòn vào miệng túi rồi đem đi thanh trùng.

Khử trùng toàn bộ môi trường trồng

Việc hấp thanh trùng rất quan trọng, nguyên liệu chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu cũng không diệt sạch được vi khuẩn, do đó cần đến biện pháp thanh trùng. Bạn có thể thực hiện thanh trùng bằng cách hấp cách thủy các túi phôi trong 12 giờ ở nhiệt độ 100 độ C. Lưu ý là nồi nước trong quá trình thanh trùng phải đạt nhiệt độ cần thiết và có đủ hơi nước liên tục. 

Cách trồng nấm linh chi
Cách trồng nấm linh chi

Bên cạnh đó bạn có thể dùng nồi áp suất autoclave để hấp thanh trùng nhanh 90 – 120 phút ở nhiệt độ 119 – 126 độ C.

Sau khi hấp bạn giảm nhiệt độ xuống 50 độ C sau đó mới lấy túi phôi ra khỏi lò để tránh nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ khiến túi phôi bị hỏng.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng nấm rơm tại nhà – cho năng suất cao

Tiến hành chọn giống

Giống tốt quyết định trực tiếp đến chất lượng của nấm linh chi đỏ về sau. Bạn phải phân lập giống thường xuyên nếu muốn nuôi trồng nấm linh chi đỏ cho năng suất cao. Bởi nếu không thực hiện việc phân lập giống tốt giống nấm sẽ dễ bị nhiễm bệnh, khi thu hoạch năng suất đạt được không cao.

Chuẩn bị: Trước tiên bạn cần khử trùng tất cả các dụng cụ cấy giống và phòng cấy giống. Đặc biệt là phải chuẩn bị tốt phòng cấy giống, không những thanh trùng mà phải chắn gió, không cần quá kín. Sau khi hấp thanh trùng túi phôi bạn để nguội rồi tiến hành cấy ngay.

Xem thêm  Lan Mokara có nên trồng không? cách chăm sóc và lưu ý

Dụng cụ dùng cấy giống gồm có: Que kẹp, cồn sát trùng, bàn cấy, đèn cồn, chai giống…Tất cả dụng cụ đều phải được thanh trùng sạch sẽ và để nguội.

Lưu ý :

  • Nên chọn các giống đủ tuổi và cùng độ tuổi với nhau. Khi cấy giống bạn không nên hơ kẹp và lửa quá lâu sẽ khiến cho giống bị tổn thương.
  • Chai cấy luôn phải nằm ngang trong quá trình cấy giống. Tốt nhất bạn nên dùng tủ cấy để hạn chế mầm bệnh từ không khí hay khi mình thởi và nói chuyện.

Phương pháp cấy giống

Hiện nay có 2 phương pháp cấy giống phổ biến:

Phương pháp 1: Bạn cấy giống linh chi trên que gỗ.

Đầu tiên bạn cần tạo những lỗ trên túi phôi giống, các lỗ sâu khoảng 15 – 17cm, đường kính khoảng 1,8 – 2cm. Khi cấy bạn đặt túi nguyên liệu vào gần đền cồn, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu là được.

Phương pháp 2: Cấy giống linh chi trên hạt.

Bạn khều nhẹ nhàng giống bằng que cấy sao đều đều trên bề mặt túi nguyên liệu, tránh mạnh tay làm giống bị dập nát. Mỗi túi nguyên liệu bạn cho khoảng 10 – 15g giống tương đương với 40 – 50 meo giống ở mỗi túi nguyên liệu.

Cấy giống xong bạn đậy nút bông ở miệng túi lại rồi đưa đến nơi ủ ấm. Phòng ủ phải giữ vệ sinh sạch sẽ và điều kiện nhiệt độ, độ ẩm lý tưởng.

Các giai đoạn nuôi ủ, chăm sóc và thu hoạch nấm linh chi

Nuôi ủ tơ

Nhà nuôi ủ phải thông thoáng, sạch sẽ để tạo môi trường lý tưởng nhất cho nấm phát triển, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn, nấm mốc.

Trong nhà ủ phôi giống, nhiệt độ duy trì từ 20 – 30 độ C, độ ẩm khoảng  75% – 85%. Nhà ủ tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, tốt nhất nên điều chỉnh ánh sáng duy trì ở mức yếu nhưng không được để phòng quá tối.

Bên cạnh đó bạn cần chú ý đến một vài điểm như nhà ủ phôi giống phải che chắn cẩn thận không được để mưa dột, không được để chung với nấm đang trồng hoặc nấm khô, tốt nhất là nên để các loại nấm khác nhau ra các nhà ủ riêng.

Nhà ủ tơ trước khi chuyển nấm vào ủ phải được vệ sinh sạch sẽ bằng cách rắc vôi bột hoặc phun thuốc diệt côn trùng.

Lưu ý

Bạn làm các kệ đặt hoặc kệ treo để đặt phôi nấm lên trên. Trong thời gian ủ phôi nấm bạn không tưới nước, hạn chế di chuyển, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra tình trạng phôi có bị mốc, hư hỏng hay không, nếu có phải loại bỏ ngay để tranh lây lan rộng.

Quá trình lan tơ nấm đến sợi nấm ½ – ⅓ cũng cần phải theo dõi. Đây là lúc tơ nấm bắt đầu hình thành quả thể, tháo bớt một ít bông ở cổ túi phôi giống để nấm khi mọc ra không bị cản hay kẹt.

Bạn tưới nước khi tơ nấm phủ đều túi phôi sau khoảng 2 ngày, duy trì độ ẩm 90% và nhiệt độ khoảng 28 độ C. Theo kinh nghiệm của người trồng thì nếu trong thời gian ủ phôi quan sát thấy thời gian ủ phôi giống ngắn mà tơ trắng phát triển nhanh thì thường đợt nấm đó không đạt năng suất cao.

Chăm sóc và thu hoạch

Nhà trồng nấm phải luôn giữ sách sẽ, thông thoáng, ánh sáng đủ, độ ẩm đủ, đồng thời nên tạo ánh sáng khuếch tán để nám được phát triển đều.

Khi xây nhà trồng nấm bạn bao kín để chống mưa dột và gió lùa nhưng vẫn phải tạo sự thông thoáng để tránh nấm nhiễm bệnh, có thể bọc lưới xung quanh để chống nắng vào mùa nóng.

Xem thêm  10 tác dụng của cây bạc hà - cách dùng và lưu ý quan trọng

Nhiệt độ duy trì trong nhà trồng là 22 – 28 độ C, độ ẩm không khí thích hợp.

Nguồn nước tưới cho nấm phải là nước sạch, không bị ô nhiễm nếu không sẽ gây bệnh cho nấm. 

Phương pháp phủ đất trồng

Khi quan sát thấy sợi nấm lan được khoảng ¾ túi phôi thì bạn gỡ bỏ nút bông ở miệng túi và phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng cỡ 3cm.

Thời gian sau khi phủ đất bạn phải chăm sóc nấm linh chi cẩn thận hơn. Không nên tưới nhiều nước tránh việc nước đọng lại ở đất hay sợi nấm nhiều gây bệnh. Tốt nhất là nên tưới phun sương làm ẩm đất nhẹ nhàng.

7 – 10 ngày đầu sau khi phủ đất bạn duy trì độ ẩm khoảng 75 – 90%. Tưới nước lên nền đất mỗi ngày.

Từ khi nấm bắt đầu nhô lên khỏi lớp đất phủ cho đến lúc thu hái phải duy trì độ ẩm luôn ở ngưỡng thích hợp.

Cần duy trì độ ẩm từ lúc quả thể nấm linh chi đỏ bắt đầu nhô lên khỏi lớp đất phủ cho tới thời kỳ thu hái.

Tùy vào điều kiện thời tiết bạn có thể tưới phun sương 3 – 4 lần. Việc chăm sóc kéo dài đến khi nấm sản sinh bảo tử thì bạn dừng việc tưới phun sương trước 10 ngày thu hoạch.

Cách phủ đất này giúp cho nấm sinh trưởng tốt nhưng hạn chế là nấm dễ nhiễm bệnh và khá tốn diện tích. Túi phôi tiếp xúc trực tiếp với đất, nếu bạn không xử lý đất tốt sẽ khiến cho vi khuẩn xâm hại gây bệnh cho nấm.

Phương pháp phủ đất được hầu hết các trang trại trồng nấm linh chi đỏ ở nước ta sử dụng. Tùy theo từng loại giống thời gian nuôi trồng sẽ khác nhau, thông thường mất khoảng 70 – 90 ngày.

Phương pháp trồng trực tiếp

Nấm ăn hết 3/4 túi giống khoảng 25 – 30 ngày sau, khi đó bạn bắt đầu rạch túi và tưới nước cho túi phôi. Thường xuyên tưới nước trên nền nhà để duy trì độ ẩm từ 80 – 90% cho nấm và tạo độ thông thoáng nhất định.

Phương pháp trồng trực tiếp này được nhiều trang trại trồng nấm linh chi đỏ áp dùng vì tiết kiệm được diện tích nuôi trồng. Bạn có thể đặt phôi nấm trên nền nhà hoặc dây  treo, tuy nhiên nấm sẽ phát  triển tốt nhất khi đặt trên kệ chữ A.

Đa số các trang trại nấm linh chi đỏ tại Việt Nam thường áp dụng nuôi trồng theo phương pháp này, do giúp tiết kiệm được diện tích nuôi trồng có thể đặt phôi nấm theo dạng dây treo hoặc đặt trên sàn nhà, nấm phát triển tốt nhất khi đặt bịch phôi giống trên kệ chữ A.

Khi nấm sản sinh bào từ khoảng hơn 10 ngày sau đó là bạn có thể thu hái được, đồng thời bạn cũng cần ngưng tưới nước khoảng 10 ngày khi nấm bắt đầu sản sinh bào tử.

3kg nấm linh chi đỏ tươi phơi khô sẽ thu được 1kg nấm linh chi đỏ khô. Tùy theo chất lượng phối giống, cứ 1000 túi phôi giống sau khi phơi khô sẽ thu về 16 – 20kg. 

Sau khi kết thúc một đợt nuôi trồng  bạn phải xử lý nhà trồng nấm bằng fooc môn nồng độ 1%. 

Sau 1 – 3 năm trồng nấm môi trường xung quanh ít nhiều bị ô nhiễm sẽ gây bệnh cho nấm, giảm năng suất. Do đó bạn cần di dời và thay đổi địa điểm nuôi trồng.

Thu hái nấm

Bạn có thể phơi nấm linh chi hoặc sấy khô để bảo quản nấm được lâu.

Bảo quản nấm sau thu hái

Sau khi phơi khô nấm cần được xử lý trước khi đóng góp. Thời gian bảo quan được vài năm nếu đóng gói tốt.

Lời kết

Nấm linh chi có nhiều công dụng với sức khỏe. Nắm vững kỹ thuật trồng nấm linh chi bạn sẽ thành công với mô hình này.

Tham khảo:

5/5 - (2 votes)