Có nên trồng lan trần mộng không? đặc điểm và cách chăm sóc

Là một loài hoa tuyệt đẹp, địa lan xem như một thú chơi tao nhã đối với rất nhiều người. Địa lan đa dạng với rất nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến nhất có lẽ chính là địa lan Trần Mộng. Vẻ đẹp độc đáo của loài hoa này đã chiếm được cảm tình với nhiều người và thường được chưng trong những ngày Tết.

Hiện nay, giống hoa này được trồng công nghiệp khá phổ biến. Đồng thời, cách trồng và chăm sóc Địa lan Trần Mộng cũng không quá khó. Bạn có thể hoàn toàn tự tay trồng một chậu địa lan thật đẹp cho mình. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loài lan tuyệt đẹp này nhé!

Lan Trần Mộng là loài Lan gì? Tìm hiểu đặc điểm lan trần mộng

Lá lan Trần Mộng có dạng hẹp, dài và to ngang. Cành hoa vươn dài, uyển chuyển với từng bông hoa rực rỡ mọc so le nhau. Từ khi bắt đầu mùa đông tới đầu xuân, hoa Địa lan Trần Mộng thường nở rộ khoe sắc. Khi nở, hoa thường hơi uốn cong về phía sau trông rất đẹp mắt và thu hút người nhìn.

Vẻ đẹp của hoa Lan (Nguồn: higlum)
Vẻ đẹp của hoa Lan (Nguồn: higlum)

Loài lan này có bông khá lớn với các cánh hoa xòe rộng mang sắc hồng pha màu cánh gián. Trên mỗi chùm hoa cao từ 80 đến 90cm lại có nhiều bông. Hình dáng bông hoa tựa như những ánh sao rơi và cũng tượng trưng cho điều tốt lành trong những ngày đầu năm mới.

Cũng như những loại lan khác, địa lan Trần Mộng rất khó tính. Cây chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ. Đặc biệt, người trồng phải có phương pháp chăm sóc phù hợp trong thời kỳ lan chuẩn bị ra hoa để đảm bảo hoa nở to đẹp, bền lâu và tỏa hương thơm quyến rũ.

Xem thêm  Cây Trúc Nhật có dễ trồng không? cách chăm sóc và ý nghĩa

Bí quyết trồng lan trần mộng đẹp như nhà vườn

Đối với người chơi, trồng Địa lan Trần Mộng là cả một nghệ thuật bởi không phải ai cũng dễ dàng thành công. Điều này cũng không đồng nghĩa với việc chơi lâu sẽ “nằm lòng” được chúng. Có thể hiểu và thực hành cách trồng Địa lan Trần Mộng đã khó và muốn thu hoạch được hoa đẹp lại càng khó hơn.

Có thể nói, bản chất của việc trồng địa lan bao gồm 2 việc chính. Đó là tạo ra tiểu vùng khí hậu cho vườn lan và tạo ra môi trường sinh trưởng tốt cho cây.

Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác như giá thể, độ thông thoáng, phân bón, nước tưới, nhiệt độ và ánh sáng,…cũng rất quan trọng trong việc cho ra được một chậu hoa Địa lan Trần Mộng đẹp như ý muốn.

Nên bắt đầu trồng vào thời điểm nào?

Đối với loài địa lan này, bạn có thể chơi hoa 2 lần mỗi năm vào thời điểm Thu và cuối Đông. Do đó, tháng chín âm lịch là khoảng thời gian tách nhánh địa lan phù hợp nhất.

Vào thời điểm này, cây Địa lan Trần Mộng đã phát triển mầm mới hoàn thiện. Ngoài ra, củ địa lan cũng đã hình thành và tích lũy dưỡng chất để chuẩn bị cho cây ra hoa. 

Khi tách nhánh vào lúc này, bạn vừa giúp củ địa lan sinh sôi nảy nở 2 lần trong năm vừa có thể đảm bảo mục đích nhân giống nhanh.

Điều kiện ánh sáng và độ ẩm

Địa lan Trần Mộng thích hợp với ánh sáng tự nhiên và không chịu được ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Vì thế, bạn có thể dùng lưới che để giảm bớt cường độ ánh sáng hay đặt lan dưới tán cây khác.

Loài cây này khá khó chiều vì không thể chịu hạn cũng như không chịu được úng. Môi trường có độ ẩm cao là điều kiện lí tưởng nhất cho giống cây lan phát triển.

Ở nhiệt độ khoảng từ 20 đến 30 độ C, lan Trần Mộng sẽ sinh trưởng bình thường. Do đó, bạn cần đảm bảo môi trường trồng lan không được quá nóng và quá lạnh.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng bí đỏ trong thùng xốp - nhanh cho thu hoạch

Nếu gặp trời lạnh hay những ngày nắng nóng, cây sẽ rất khó sống và phát triển. Bạn cần có biện pháp làm mát thích hợp cho vườn như chạy điều hòa, quạt gió hay lắp đặt hệ thống phun sương.

Chuẩn bị đất trồng

Để tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây, bạn nên chọn đất xú để trồng. Đây là loại đất nằm dưới tầng đất sét. 

Thông thường, người chơi lan sẽ lấy đất về rồi xắn nhỏ ra, đem phơi khô và thả từng cục đất vào trong nước. Họ sẽ lựa chọn những viên đất nổi lên để trồng Địa lan Trần Mộng.

Chọn giá thể, chậu trồng

Việc chọn loại chậu sao cho phù hợp với điều kiện và cây trồng cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn những loại chậu cao vì đây là loại lan có lá dài và rũ xuống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn chậu có đường kính lớn vì khóm lan có rất nhiều thân.

Trồng và chăm sóc lan trần mộng
Trồng và chăm sóc lan trần mộng

Khi mang chậu về, bạn chú ý cần vệ sinh chậu sạch sẽ trước khi trồng cây. Đối với chậu mới, bạn chỉ cần rửa qua. Khi chậu đã qua sử dụng, bạn cần dùng nước xà phòng loãng để lau kỹ rồi rửa lại thật sạch bằng nước.

Hướng dẫn trồng địa lan trần mộng

Bạn cần chọn những cây giống lan tốt, khỏe mạnh và không mang bệnh tật. Thông thường, sau khi mang những khóm lan từ rừng sâu về, bạn nên treo ngược ngọn xuống đất để giữ ẩm.

Để ghép thành từng giò lớn, bạn nên chọn những cây khỏe đẹp. Quy trình tách cây cho ra chậu mới sẽ được thực hiện sau khi cây lan Trần Mộng đã thay lá một lượt.

Trồng từ cách tách thân từ chậu cũ

Cắt bỏ các lá hỏng ở từng thân cây địa lan rồi tách thân cây thành nhiều khóm nhỏ và loại bỏ phần rễ thối. Bạn có thể tách thân bằng dao sắc hoặc dùng tay. Sau khi tách xong, bạn cần sát trùng và làm khô vết tách bằng cách dùng que sắt nung nóng.

Sau đó, bạn sử dụng sơn để bôi vào vết tách tránh tình trạng cây bị nhiễm bệnh hay hư thối do nước tưới lúc sau. Cuối cùng, bạn để lan vào chỗ mát chờ sơn khô lại và tiến hành chăm sóc.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng rau khí canh cho người mới - đảm bảo hiệu quả

Trồng địa lan trần mộng từ cây con

Với những khóm cây vẫn còn nguyên chậu, bạn có thể thực hiện tương tự như trên. Nếu chỉ muốn tách 1 đến 2 thân từ khóm, bạn phải sát trùng và làm khô vết tách thật nhanh chóng. Việc này có tác dụng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc và các loài sâu bệnh ảnh hưởng đến cây mẹ.

Xem thêm:

Kỹ thuật chăm sóc Lan Trần Mộng đơn giản – cho hoa nở đúng dịp

Chế độ nước tưới

Loài địa lan Trần Mộng rất cần nước để phát triển. Tuy nhiên, khi tưới quá nhiều nước cũng sẽ khiến cây bị úng chết. Nếu thiếu nước, cây sẽ kém phát triển. Khi được tưới nước dưới dạng sương, lan Trần Mộng sẽ phát triển tốt nhất.

Tùy vào điều kiện thời tiết và khả năng thoáng gió của vườn lan, bạn cần chủ động điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp với sự phát triển của lan.

Trong những ngày nắng nóng oi bức, bạn nên tưới 2 lần mỗi ngày. Đối với những ngày trời mưa nhiều và độ ẩm không khí cao, cây không cần tưới nước. Nếu vườn lan của bạn thoáng gió, bạn cũng cần tưới cây nhiều lần trong ngày.

Dinh dưỡng

Khi đất trồng có ít chất dinh dưỡng hay muốn thúc đẩy cây phát triển nhanh, bạn nên bón thêm phân cho cây.

Tuy nhiên, cây địa lan này không cần lượng bón quá nhiều bón hay chất quá đặc. Bạn chỉ cần duy trì việc bón phân hữu cơ 1/10 hay 1/20 “thật loãng” hàng tuần cho cây.

Sâu bệnh hại

Có nhiều loại sâu bệnh và nấm gây hại cho cây lan, đặc biệt là vi rút. Chính vì vậy, biết cách phòng tránh và chăm sóc là việc cần thiết cho cây sinh trưởng tốt hữu hiệu.

Khi phát hiện cây hoa lan bị bệnh, trước hết bạn cần phải tìm nguyên nhân gây bệnh từ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới, thông gió, bón phân đến giá thể. Từ đó, bạn có thể quyết định việc phun thuốc để phòng trừ cho cây.

Lời kết

Lan Trần Mộng thường được trưng làm cảnh trong các gia đình, nhất là vào những ngày Tết. Loài hoa này tượng trưng cho sự bình an, phát đạt và suôn sẻ trong một năm mới cho gia chủ. 

Với những chia sẻ trên, mong rằng bạn đã tích lũy thêm nhiều kiến thức cho mình  về cách trồng Địa lan Trần Mộng cũng như cách chăm sóc phù hợp nhất để có thể thưởng thức những cánh hoa tuyệt đẹp này nhé!

Xem thêm:

4.4/5 - (8 votes)