Nhắc đến những loài hoa lan đẹp và nổi tiếng, bên cạnh phong lan, lan vũ nữ, lan mokara thì địa lan cũng nổi tiếng trong xứ lan, được nhiều người yêu hoa săn đón. Đặc biệt vào những ngày tết nguyên đán, nhu cầu trưng hoa lan trong nhà cao bởi người ta tin rằng hoa lan là biểu tượng của sự giàu sang và phú quý.
Có những chậu địa lan đẹp được định giá đến hàng chục, thậm chí là hàng trăm triệu đồng. Đắt đỏ là vậy nhưng không ngăn được các “tay chơi” sở hữu những chậu lan quý.
Sau khi mua về, nếu bạn không biết cách trồng và chăm sóc lan sẽ rất dễ bị hư hỏng, làm mất đi giá trị ban đầu. Trong bài viết hôm nay, cùng #higlumcom tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc địa lan nhé!
Table of Contents
Tìm hiểu thông tin về loài hoa Địa Lan
Địa lan nổi tiếng là loài hoa có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Chúng mặc dù khó chăm sóc nhưng lại rất dễ trồng. Mỗi giả hành tách ra từ củ hoặc bẹ khác của cây mẹ đều có một bộ rễ độc lập, nếu chăm sóc tốt sẽ phát triển khỏe mạnh không kém cây mẹ.
1.1 Đặc điểm hình dáng
Rễ và thân
Đặc điểm của địa lan là rễ rất ít khi phân nhánh. Chính vì vậy rễ của loài hoa này không đan xen vào nhau như nhiều loại lan khác. Thân của địa lan khi còn nhỏ rất ngắn. Chiều rộng thân khoảng 1,5cm và chiều dài khoảng 2 – 3cm. Lá cây phân nhánh ngay từ mặt chậu và mọc ra từ phần thân.
Giả hành là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của địa la. Tuy nhiên so với các loài lan khác thì giả hành của địa lan lại nhỏ hơn và khả năng dự trữ nước rất kém.
Do đó để cây có thể phát triển khỏe mạnh bạn không nên để cho giả hành khô, thiếu nước. Nên thường xuyên tưới nước cho lan trong suốt quá trình phát triển.
Hoa và lá
Nét hấp dẫn của địa lan chính là hoa. Hoa địa lan có màu sắc rực rỡ, khi nở rộ rất đẹp. Đặc biệt là cánh hoa rất dài, kích thước có thể gấp đôi chiều cao của cây. Tùy vào từng loại địa lan mà số lượng bông hoa, hình đáng hoa, mùi hương và thời gian nở cũng khác nhau.
Tuy nhiên với những người chơi lan chuyên nghiệp thì họ quan tâm đến lá của cây nhiều hơn. Giống như hoa, tùy vào từng loại địa lan mà hình dáng và kích thước lá có sự thay đổi.
Hầu hết các loài địa lan đều có dáng lá phẳng. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ như giống lan “Tu Er Lan” (Lan tai thỏ) có dáng lá hình bầu dục.Nếu như lan Cym Georengi có lá rộng 1cm và dài hoảng 15cm thì có những loài lan có kích thước siêu khủng như giống địa lan Cym Siense thì lá có thể đến 4cm và cao đến 45cm.
1.2 Hoa Địa Lan có ý nghĩa gì?
Địa lan không chỉ có hình dáng và màu sắc bắt mắt mà địa lan còn là loài hoa có nhiều ý nghĩa. Tùy theo từng nền văn hóa, ý nghĩa của địa lan cũng có sự khác biệt.
Đối với các nước phương Tây, hoa lan được đặt theo tên của một vị danh y nổi tiếng người Pháp. Do đó người ta cho rằng địa lan là biểu tượng của sự sang trọng, quyền quý, thanh lịch và xa hoa.
Chính vì ý nghĩa như vậy mà phương tây nếu muốn gửi lời chúc mừng thịnh vượng, tài lộc và giàu sang thì người ta sẽ tặng cho nhau những chậu địa lan thật đẹp để biểu đạt tình cảm và lời chúc của mình.
Địa lan không chỉ đẹp bởi hình dáng hay những ý nghĩa sâu sắc bên trong mà người thưởng thức còn đắm say bởi mùi hương của loài lan quý này.
Với những quốc gia phương Đông, địa lan thường được tìm thấy ở những vùng đồi núi cao, gập ghềnh nên người ta gọi nó là loài hoa của núi rừng. Mặc dù mọc ở nơi gió sương hoang vu nhưng địa lan vẫn mang trong mình vẻ đẹp quý phái, sang trọng, vừa an yên, trần trụi lại không kém phần bí ẩn, hấp dẫn.
Với quan niệm như vậy nên người dân ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam thường sử dụng hoa lan để trưng bày trong các dịp lễ tết hoặc làm quà biếu tặng cho bạn bè, người thân, đối tác, cấp trên trong những dịp quan trọng.
Xem thêm:
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc dưa bở cho bạn
- Bí quyết trồng cà chua bạch tuộc xanh tốt
- Ớt chuông và sự thật về cách chăm sóc
Kỹ thuật trồng hoa Địa Lan – hoa đẹp – chuẩn nhà vườn
Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng
Đối với quy trình trồng lan, ánh sáng và nhiệt độ là những yếu tố quan trọng mà người trồng cần lưu ý đến. Mặc dù loài lan này ưa ánh sáng nhưng sẽ gây nên hiện tượng hư hạ lá, thay đổi màu sắc của cây và chất lượng hoa khi nở kém nếu bạn để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây hoa trong thời gian dài.
Chính vì vậy, vào mùa hè thời tiết nắng nóng, bạn nên làm giàn che và hệ thống tưới mát cho lan nếu trồng ở những nơi ánh sáng mặt trời chiếu rọi trực tiếp như sân thượng, hiên nhà, vườn trước…
Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn cắt toàn bộ nguồn sáng của cây, địa lan vẫn cần một lượng ánh sáng nhất định để phát triển. Tốt nhất bạn nên trồng lan ở nơi thoáng gió, mát mẻ, dưới bóng râm.
Chọn chậu và dụng cụ trồng
Chậu trồng và dụng cụ trồng là yếu tố không thể thiếu khi trồng bất cứ loại cây nào. Với địa lan, một chiếc chậu tốt không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho khu vườn mà còn giúp lan có một không gian và môi trường lý tưởng để phát triển tốt. Do đó, việc chọn chậu trồng là công đoạn quan trọng mà bạn không thể xem nhẹ.
Bạn có thể chọn chậu trồng từ nhiều nguyên liệu như chậu gốm, chậu sành, chậu sứ hay chậu nhựa đều được. Tuy nhiên khi chọn chậu bạn cần quan tâm đến sự phù hợp với kích thước và hình dáng của cây để không hạn chế quá trình phát triển của cây khi lớn.
Bên cạnh đó khi chọn chậu bạn cũng cần lựa những chiếc chậu có lỗ thoát hơi để tạo sự thông thoáng cho bộ rễ và thoát nước khi cần.
Một mẹo nhỏ khi chọn chậu trồng là những cây địa lá lá ngắn thì nên chọn chậu dáng thấp còn những chậu đường kính to thích hợp với những khóm lan nhiều thân để tạo sự hài hòa.
Giống như các loài lan khác, địa lan là loài ưa sạch sẽ nên khi mua chậu trồng về trước khi trồng cây bạn nên thực hiện một vài bước xử lý làm sạch bằng cách rửa sạch, phơi khô dưới nắng. Cách này giúp loại bỏ chất bẩn và mầm bệnh gây hại cho cây. Ngoài ra để ngăn không cho rễ cây mọc lan ra ngoài chậu bạn nên rải một lớp sỏi nhỏ dưới đáy chậu.
Lựa chọn giá thể
Địa lan sống dựa vào giá thể nên việc chọn giá thể vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển thuận lợi của loài hoa này. Đối với địa lan, giá thể phù hợp nhất là hỗn hợp gồm: than củi, vỏ thông và sỏi thô nhỏ.
Bạn trộn các nguyên liệu trên với tỷ lệ đồng đều là được. Hỗn hợp chất trồng này có đặc tính sinh học lý tưởng giúp lan lớn nhanh, ngăn ngừa sâu bệnh và cho hoa đẹp.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng rêu hoặc dương xỉ đặt xung quanh để giữ ẩm cho lan và tránh mất nước trong suốt quá trình cây lớn.
Chọn giống Hoa
Trồng địa lan bằng cách tách cây
Phương pháp nhân giống địa lan bằng cách tách cây được sử dụng rất phổ biến, Từ cây mẹ khỏe mạnh, bạn dùng dao tách lấy nhánh lan con. Sau khi cắt bạn nung nóng một que sắt dày chừng 2cm rồi dí vào miệng vết cắt cho đến khi vết cắt không, không chảy nhựa ướt nữa là được.
Với phần nhánh thân non vừa tách bạn dùng sơn quét lên và đợi cho lớp sơn khô lại. Việc làm này giúp cho cây mẹ và cây con khỏe mạnh, không bị mất nước và tránh sâu bệnh tấn công,
Lưu ý: Khi chọn cây mẹ bạn nên chọn những cây có nhiều hơn 5 khóm, trên mỗi khóm ít nhất có 2 thân chính. Bạn chỉ giữ lại những nhánh khỏe mạnh nhất, lá úa và nhánh hỏng loại bỏ để tránh bệnh hại.
Trồng địa lan từ cây con
Cách trồng địa lan bằng cây con khá đơn giản. Nếu tách ra từ khóm cây bạn vẫn nên thực hiện sát trùng theo cách hướng dẫn ở trên.
Đối với các cây giống bạn nên rửa sạch, loại bỏ chất bẩn trên thân và lá để cây sinh trưởng khỏe mạnh cho cho hoa đẹp. Trong quá trình xử lý bạn hạn chế động chạm đến rễ mầm sẽ khiến cho cây bị tổn thương kém phát triển.
Thực hiện trồng
Bạn tiến hành xếp lần lượt các khóm địa lan giống vào chậu trồng đã xử lý. Tuy nhiên khi xếp lan cần chú ý để khóm già hướng vào tâm và khóm non hướng ra miệng chậu. Làm như vậy khi khóm già nứt cây non thì cây non sẽ mọc tỏa đều ra miệng chậu rất đẹp.
Sau đó bạn cho giá thể vào chậu. Bạn dùng tay giữ cố định lan để cây không bị đổ, giá thể phủ kín khoảng ⅓ thân lan là được. Ấn nhẹ nhàng xung quanh để chất trồng được chặt. Bạn dùng rêu, dương xỉ hoặc xỉ vụn phủ đều lên lất sẽ giúp cho cây giữ được độ ẩm và tăng tính thẩm mỹ.
Sau khi trồng xong bạn nên tưới nước bằng cách phun sương cho lan. Đồng thời trong thời gian cây mới trồng còn non yếu nên để cây ở nơi râm mát, khi cây chắc khỏe hơn hãy đem ra phơi nắng.
Xem thêm:
Phương pháp chăm sóc Địa Lan – cho hoa nở đúng dịp
Chế độ nước tưới
Nước tưới là yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển của địa lan. Như đã nói ở trên, địa lan là loài ưa sạch nên nước tưới cho cây phải là nước sạch, không bị ô nhiễm. Khi tưới bạn đừng chỉ làm ướt bề mặt và hãy tưới cho đến khi nước thấm được vào sâu lớp đất trong chậu.
Lượng nước tưới thay đổi tùy vào điều kiện thời tiết và khí hậu của từng địa phương để giúp lan nhận được nhiều dưỡng chất nước. Thay vì tưới bằng vòi xịt, các tưới phun sương tốt cho lan hơn.
Nếu dùng ống nước hoặc gáo bạn nên điều chỉnh lực nước cho phù hợp. Nếu nước quá mạnh sẽ làm gãy các mầm non và biến dạng các mầm hoa mới.
Bạn cũng cần kiểm soát độ ẩm môi trường sống của lan ở mức 40 – 60%. Vào mùa hè độ ẩm tăng lên 70 – 90%.
Bạn duy trì chế độ tưới 2 lần một ngày cho lan. Vào những ngày khô hanh có thể tăng số lần tưới. Tuy nhiên khi trời mưa, độ ẩm cao bạn tiết chế số lần và lượng nước tưới lại. Khi tưới bạn cũng nên tưới đều, không chỉ tưới cục bộ một chỗ sẽ khiến cho nước bị ứ đọng gây thối rễ cây.
Cắt tỉa, tạo dáng
Giá trị của địa lan không chỉ nằm ở màu sắc hay mùi hương của hoa mà còn nằm ở dáng hoa. Chính vì vậy bạn nên cắt tỉa thường xuyên và uốn nắn, cắt tỉa cây từ sớm để chậu cây địa lan có dáng đẹp.
Việc cắt tỉa tạo dáng cũng giúp cho cây hạn chế sâu bệnh. Những bông hoa rụng hay lá vàng héo úa mà môi trường truyền bệnh đến cây rất nguy hiểm.
Dinh dưỡng
Trong quá trình phát triển, đặc biệt là giai đoạn ra hoa địa lan cần nhiều chất dinh dưỡng. Cho đó bạn cần tăng cường bón phân, nhất là phân nitơ trong thời gian cây ra hoa.
Bạn nên giảm số lượng bón xuống 1 tháng 1 lần vào mùa đông. Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm phân hữu cơ bên cạnh các loại phân hóa học để tăng độ dinh dưỡng cho cây.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý trong thời gian cây mọc chồi hoa phải ngưng bón các loại phân bón qua lá bởi những loại phân bón này có thể đọng trên chồi hoa dễ gây hỏng.
Phòng bệnh hại
So với các loài hoa khác địa lan có nguy cơ nhiễm bệnh rất thấp. Tuy nhiên sự thật là vẫn có những loại sâu bệnh tấn công địa lan gây bệnh như cháy lá, vàng lá, thối rễ,
Bạn ưu tiên phát hiện sớm và sử dụng các biện pháp thủ công. Tuy nhiên nếu cảm thấy không có hiệu quả hay chuyển sang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ để tránh bệnh lây lan nặng không thể kiểm soát được. (nguồn : higlum)
Một số lưu ý quan trọng khi trồng Địa Lan
– Nguồn gây bệnh ở địa lan chủ yếu là do hoa héo, lá vàng úa chưa được nhặt bỏ. Chính vì vậy bạn cần hạn chế nguồn lây bệnh cho địa lan bằng cách loại bỏ lá vàng úa và thối hỏng. Không chỉ giúp cây khỏe mạnh mà việc cắt tỉa này còn giúp cho cây có thẩm mỹ hơn.
– Khi tách cây sang chậu trồng mới bạn cố gắng giữ lại rễ nhiều nhất có thể và không được để rễ bị tổn thương.
– Tùy theo từng địa phương bạn có thể sử dụng vỏ thông, vỏ đậu phộng, than vụn… làm chất trồng.
– Trong thời gian đầu sau khi trồng bạn để cây ở nơi râm mát chờ cho cây cứng cáp hãy mang ra phơi nắng cây sẽ khỏe mạnh.
Lời kết
Địa lan là loài hoa đẹp và có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nếu biết cách trồng và chăm sóc bạn hoàn toàn có thể sở hữu một vườn lan đẹp như mơ.