2 cách nấu lẩu cua đồng đơn giản – chuẩn vị quê hương

Lẩu cua đồng là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tại một số địa phương khác, món ăn này có tên gọi khác là lẩu đồng quê. Lẩu cua có tính mát, đầy chất dinh dưỡng và thơm ngon nên cuối tuần được các mẹ, các chị chế biến cho người thân.

Dưới đây là những cách chế biến món lẩu cua đồng đơn giản, hãy cùng tham khảo nhé. 

Cách nấu lẩu cua đồng chuẩn  hương vị miền Bắc

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • 0,5 kg cua
  • 200 gram tôm sú
  • 100 gram mực ống
  • 0,5 kg xương sườn
  • 200 gram gạch cua
  • 2 quả trứng gà
  • 01 trái mướp 
  • 01 trái cà chua
  • Hành tím
  • Bánh đa
  • Rau ăn kèm: rau đay, rau mồng tơi, rau dền,…
  • Gia vị: đường, muối, hạt nêm, bột ngọt,…

Cách chế biến 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 

  • Cua đồng mọi người có thể xay ở ngoài chợ hoặc mua về tự xay trên máy sinh tố  để có hỗn hợp cua nhuyễn;
  • Tôm sú làm sạch đường chỉ và rửa sạch;
  • Mực ống làm sạch bụng, bỏ các chất màu đên, rửa sạch;
  • Xương sườn rửa sạch để ráo;
  • Mướp cạo sạch vỏ, cắt miếng chéo;
  • Cà chua thái múi cau;
  • Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn;
  • Các loại rau ăn kèm rửa sạch và để ráo. 

Bước 2: Lấy thịt cua

Mọi người chuẩn bị một bát nước, 1 cái ray và 01 chiếc muỗng. Cho phần cua đã xay nhuyễn vào trong ray, lược trong bát nước để lấy thịt cua. Mọi người chú ý lược thật kỹ, dùng tay đảo liên tục trong ray để ra hết phần thịt cua. 

Cho một xíu muối vào trong phần cua đã lọc trong khoảng 10 phút, trước khi đem đi chế biến.

Bước 3: Hầm xương

Cho xương sườn vào tô, cho nước sôi vào ngập xương, dùng đũa đảo đều phần xương và tiến hành đi hầm. 

Hầm xương để nấu nước dùng lẩu trong khoảng 1 tiếng đến 1,5 tiếng. 

Bước 4: Nấu lẩu cua đồng

Cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho gạch cua vào đảo đều. Tiếp tục cho phần nước cua đã chuẩn bị vào nồi và nấu sôi cùng gạch cua. Đợi đến khi thịt cua nổi dày lên, dùng muỗng vớt thịt cua vào dĩa để làm chả cua. 

Đập hai quả trứng gà vào bát, cho một ít nước mắm và bột ngọt vào khuấy đều. Cho hỗn hợp trứng vào trong thịt cua đảo đều, để trứng hòa vào thịt cua. Mọi người cho một ít tiêu lên bề mặt hỗn hợp và đem đi hấp trong khoảng 15 phút. 

Xem thêm  2 cách nấu lẩu dê ngon đậm đà - không còn mùi hôi

Cho nước hầm xương heo và nước cua vào trong nồi lẩu. Nêm nước mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm để đậm vị. Cho nước lẩu sôi lên, tiếp tục cho tôm, mực, chả cua đã cắt miếng vào trong nồi nước lẩu. 

Bước 5. Thưởng thức

Mọi người chuẩn bị bếp và đặt nồi lẩu trên. Bật nồi để nước lẩu sôi, cho cà chua và mướp vào để nấu chín. Các loại rau ăn kèm thì khi nào ăn hãy nhúng, để rau được xanh và ngon. 

Món lẩu cua đồng hương vị miền Nam được ăn kèm với bún và bánh đa. Cuối tuần cùng người thân thưởng thức món ăn này thì không còn gì tuyệt hơn. 

Lẩu cua đồng chuẩn hương vị miền Nam

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500 gram cua xay
  • 300 gram nấm rơm
  • 3 Hột vịt lộn
  • Chả cá
  • Đậu hũ
  • Hành tím, hành lá
  • Cà chua
  • Bún
  • Rau ăn kèm: mướp, bông bí, mồng tơi,…
  • Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt,….

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cho một ít muối vào cua xay, trộn đều;

Nấm rơm cắt đầu gốc, ngâm trong nước muối và rửa sạch;

Chả cá cho một ít hành lá, dầu ăn và táng đều chả cá;

Đậu hũ mua về chiên vàng đều các mặt, để ráo dầu;

Hành tím, hành lá cắt gốc và rửa sạch. Hành tím thì băm nhuyễn, hành lá cắt nhỏ;

Mướp cạo vỏ, cắt thành khúc chéo. Bông bí, mồng tơi nhặt lá úa và rửa sạch. 

Cà chua cắt múi cau

Bước 2: Lược thịt cua.

Cho nước vào cua xay, khuấy đều. Sau đó, cho cua vào lược để lấy thịt cua. Cứ tiếp tục cho nước vào lược đến khi phần cua xay chuyển sang màu trắng và nước lọc đã trong. 

Bước 3. Nấu lẩu cua đồng miền Nam

Cho hành tím vào phi thơm, tiếp tục cho ½ cà chua vào xào để ra màu. Nêm một ít hạt nêm vào cà chua, xào đến khi ra được màu cà chua đỏ đẹp mắt thì tắt bếp. 

Lấy phần cua đã lược vào nấu trên bếp. Đến khi thịt cua tạo thành mảng lớn thì vớt ra ngoài. Nước cua đã sôi, cho cà chua vào nấu cùng. 

Nước lẩu đang sôi thì cho các viên chả cá vào nấu cùng. Nêm gia vị gồm hạt nêm, bột ngọt và đường để món ăn được đậm vi. 

Tiếp tục cho nấm rơm, đậu hũ và cà chua còn lại vào trong nồi, nấu đến khi chín. 

Bước 4: Thưởng thức

Mọi người chuẩn bị một bếp từ hoặc bếp gas mini đặt giữa bàn ăn, cho nồi lẩu lên trên và bật bếp để nấu sôi. Đập 2 trái vịt lộn vào trong lẩu, đợi nước sôi lên là dùng được.

Hãy sắp xếp bún, rau ăn kèm, chén nước chấm xung quanh nồi lẩu và cùng nhau thưởng thức nhé. (nguồn : higlum)

Xem thêm  Cách nấu lẩu cá thác lác ngon đúng điệu - cực đơn giản

Những lưu ý khi nấu lẩu cua đồng 

Bí quyết chọn cua đồng ngon

Cua đồng là động vật sống ở ruộng, hóc đá, thường xuất hiện nhiều ở các vùng thôn quê. Vào mùa cua, mọi người hay ra đồng để bắt cua về nấu canh hoặc rang để ăn cơm. Khi mua cua ở chợ, mọi người cần chú ý những đặc điểm sau của cua để nấu được món lẩu cua đồng ngon.

Về màu sắc của cua: cua đồng có màu xám đục, mai cua có màu sáng bóng. 

Khi mua cua hãy chọn những con có đủ chân, đủ càng. Di chuyển nhanh, còn khỏe mạnh, thân cua mập và khi đụng vào yếm có nổi bọt khí. 

Nên mua cua vào đầu hoặc giữa tháng để được cua to, khỏe mạnh và gạch ngon. 

Lưu ý khi nấu món lẩu cua đồng

Khi chế biến món lẩu cua đồng, chúng ta cần phải xay cua. Để không tốn thời gian chế biến, mọi người có thể nhờ người bán hàng xay luôn tại chỗ hoặc mua cua đã xay được đóng gói sẵn trong siêu thị. 

Khi nấu cua trên bếp phải chỉnh lửa vừa và nhỏ, không để lửa to. Nếu bật lửa to, nước sôi mạnh thì các mảng thịt cua sẽ bị nát, không nổi được thành mảng. 

Tùy theo sở thích mà mọi người lấy thịt cua để làm chả hoặc để thịt cua hòa vào trong nước. Tuy nhiên, nếu nấu đãi tiệc hoặc có thời gian thì mọi người nên làm chả cua để ăn được thịt cua. 

Xương heo khi nấu nước dùng cần liên tục vớt bọt để nồi nước được trong.

Để nồi nước lẩu được ngọt, hãy dùng nước cua và xương để làm nước dùng. 

Giá trị dinh dưỡng của cua đồng

Tác dụng của cua đồng

Cua chứa lượng đạm rất cao nên phù hợp cho tất cả mọi người. Lượng canxi trong cua tốt cho xương khớp của trẻ em, người già. 

Cua đồng có tính mát, giúp lợi tiểu. Nấu các món canh cua rau đay, canh cua mướp,… tốt cho những người nóng trong người, tiểu rắt, tiểu buốt,…

Trong Đông y, cua đồng là một vị thuốc lâu đời, dùng để chữa trị nhiều căn bệnh như: 

  • Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi;
  • Vết thương lở loét;
  • Chán ăn, mệt mỏi;
  • Bệnh viêm thận;
  • Bụng trướng, chứng phù tim;
  • Chữa vết sưng tấy;
  • Đau răng, viêm lợi do nhiệt. 

Những lưu ý quan trọng khi chế biến và ăn cua đồng

Ăn cua chết

Khi nấu món ăn từ , mọi người tuyệt đối không được sử dụng cua chết để chế biến. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn hãy mua cua sống về tự xay, vì cua đã được chế biến sẵn trong gói đôi khi có sử dụng cua chết. Dấu hiệu của người ăn phải cua chết là nôn mửa, đau đầu, khó thở và nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ bị tử vong. 

Xem thêm  Bật mí 3 cách nấu lẩu cá lóc thơm ngon nhớ mãi và lưu ý

Ăn cua sống

Cua là động vật sống dưới nước, dễ bị các vi khuẩn, vi trùng sống ký sinh. Khi ăn cua sống, con người gián tiếp đưa những con ký sinh vào cơ thể, chúng sẽ ăn dần các tế bào cơ thể gây nên những tác hại to lớn. 

Ngoài ra, việc ăn cua sống còn ảnh hưởng đến phổi vì trong cua có nang trùng hút máu phổi, cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể. Hãy đảm bảo các món cua đồng được chế biến chín, không ăn cua sống hoặc tái. 

Nấu lại món cua để ăn lại

Mua cua đồng ngon hiện nay khá khó nên mọi người thường nấu thật nhiều để ăn cho đã thèm. Như vậy, nồi nước cua sẽ được hâm đi hâm lại để ăn bún, ăn với cơm và điều này thì không tốt cho sức khỏe. Quá trình hâm cua sẽ làm cho cua tiết ra độc tố cũng như mất các chất dinh dưỡng. Người ăn sẽ không cảm nhận được vị ngon của cua nữa. Ngoài ra, chế biến sẵn các món ăn từ cua vào mùa hè hoặc ngày nóng mà để lâu sẽ bị ôi thiu. 

Uống trà, ăn quả hồng khi ăn canh cua

Cua không được ăn kèm cùng với trái hồng. Chất protein trong cua và tanin trong hồng khi gặp nhau sẽ kết tủa và gây nên hiện tượng buồn nôn, khó chịu. 

Mọi người khi ăn các món từ cua tuyệt đối không được uống nước trà ngay sau đó. Nước tà khiến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ cua mà còn gây nên hiện tượng đi ngoài. Hãy uống nước trà sau đó khoảng 2 tiếng đồng hồ, từ lúc ăn cua. 

Những đối tượng sau đây hạn chế hoặc không nên ăn cua đồng: 

  • Phụ nữ mang thai: cơ thể người mang thai sẽ có những thay đổi nhất định và tránh những dị tật cho em bé, mẹ không nên ăn cua trong thời kỳ nhé. 
  • Người bị ốm đau: cơ thể của người đang bị đau hoặc mới khỏi bệnh thì không nên ăn các món từ cua. Vì hệ thống tiêu hóa còn yếu, khi ăn cua sẽ gây nên đụng bụng, nôn ói và nặng thì phải đi cấp cứu. 
  • Những người có cơ thể ốm yếu, người còm thì không nên ăn cua.
  • Người đang bị bệnh về tiêu hóa, đang bị tiêu chảy thì cũng không được ăn cua. Các chất trong cua sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 
  • Đối với những người bị cao huyết áp, tim mạch thì khi ăn cua cần ăn kèm với lá tía tô. Các loại rau có vị nóng sẽ kìm được tính hàn trong cua. 
  • Cua có nhiều canxi, không tốt cho bệnh nhân bị gout.
  • Những người bị dị ứng với cua thì tuyệt đối không được ăn cua. Khi cơ thể bị dị ứng với các thành phần của cua sẽ gây nên các hiện tượng nôn mửa, khó thở, tiêu chảy,… Nếu bị các triệu chứng này hãy đi cấp cứu để không ảnh hưởng đến tính mạng. 

Kết

Mong rằng với những chia sẻ công thức nấu lẩu cua đồng, chị em sẽ thực hiện ngay vào cuối tuần này. Món ăn này rất thích hợp vào ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao. Một chén canh cua sẽ giúp bạn mát ngay tức thì.

Nếu công thức trên hay và bổ ích, hãy chia sẻ với mọi người nhé. Chúc mọi người sẽ có một bữa ăn lẩu cua đồng ngon miệng.

4.5/5 - (15 votes)
5/5 (1 Review)