2 cách làm lẩu gà lá é ngọt vị – thực hiện chỉ 30 phút

Lá é là món rau mang hương vị đặc trưng của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Phú Yên. Người dân ở đây sử dụng lá é nấu nhiều món ăn, phổ biến nhất là giã nhuyễn lá để làm muối ăn với cơm nóng hoặc làm gia vị chấm cho món thịt nước, hải sản.

Lẩu gà lá é (còn gọi là gà nấu lá é) là món ngon thường dùng để đãi tiệc được rất nhiều người yêu thích. Hương vị và mùi đặc trưng của lá é kết hợp với ớt xiêm xanh và thịt gà sẽ tạo ra món lẩu vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Cách nấu lẩu gà lá é truyền thống

Bạn có thể nấu món lẩu này để chiêu đãi cả nhà nếu có một chút khéo tay. Đây là món ăn vô cùng thích hợp để ăn vào những ngày thời tiết lạnh hay trời mưa rét,…

Nguyên liệu chuẩn bị

Thịt gà (nên mua loại và thả vườn và cả con gà nguyên, còn sống) 

Lá é, măng tươi, bún tươi, ớt xiêm xanh, sả, nấm bào ngư, muối, đường phèn, nước.

Chuẩn bị thịt gà  (nguồn: higlum)
Chuẩn bị thịt gà (nguồn: higlum)

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế 

Gà sau khi mua về thì làm sạch, chặt thành từng khúc nhỏ sao cho vừa ăn. Lá é loại bỏ gốc, bỏ bớt lá dập và những đọt già, rửa sạch và để ráo nước.

Măng tươi sau khi mua về thì luộc 5 đến 6 lần không đậy vung (nắp) nhằm loại bỏ chất độc trong măng. Cắt măng tươi thành khúc nhỏ.

Lá é
Lá é

Nấm bào ngư cần rửa sạch, ngâm nước muối (khoảng 10 phút) để khử mùi, để ráo rồi xé thành từng miếng nhỏ.

Xem thêm  2 cách nấu lẩu dê ngon đậm đà - không còn mùi hôi

Lấy 1 nắm lá é, 5 gam ớt xiêm xanh, 2 nhánh sả cắt lát, 2 củ tỏi đập dập, 2 củ hành tím đập dập, 3 muỗng canh hạt nêm, 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê muối giã nhuyễn. Sau khi nhuyễn đổ hỗn hợp vào ướp thịt gà, ướp ít nhất 30 phút cho thịt gà ngấm đều gia vị.

Bước 2: Tiến hành nấu

Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào nồi, khi dầu nóng đổ toàn bộ thịt gà vào xào cho săn. Sau đó đổ vào nồi thêm 2 lít nước, 300gr măng vừa luộc, 3 nhánh sả đã đập dập, cắt khúc, nước sôi thì hớt bọt.

Để lửa nhỏ hầm gà khoảng 15 – 30 phút đến khi thịt gà mềm. Thêm nấm bào ngư vào nồi đợi đến khi các nguyên liệu chín hết.

Bước cuối cùng, cho lá é đã cắt nhỏ và ớt xiêm xanh đập dập, đợi nước lẩu sôi lại là có hoàn thành.

Hoàn thành món lẩu gà lá é
Hoàn thành món lẩu gà lá é

Nên thưởng thức món ăn khi còn nóng. Lá é thì ăn đến đâu thả vào đến đó để thưởng thức toàn bộ vị thơm và hơi cay của rau.

Cách nấu lẩu gà lá é đất Phú Yên

Nước dùng có vị ngọt thanh hòa quyện với hương cay nồng của ớt xiêm xanh và lá é thấm đẫm vào trong miếng gà đem lại trải nghiệm mới lạ và thích thú cho người ăn. Món lẩu này có xuất xứ từ vùng đất Phú Yên.  

Nhận được sự ủng hộ của thực khách, ngày nay, lẩu gà lá é đã có mặt ở nhiều nơi. Thậm chí, nhiều người còn tìm học cách làm lẩu gà lá é đặc biệt này để thưởng thức trong những ngày tiết trời se lạnh ngay tại nhà.

Cách nấu lẩu gà lá é đất Phú Yên
Cách nấu lẩu gà lá é đất Phú Yên

Nguyên liệu

  • Thịt gà 1,2kg
  • Lá é trắng 200g
  • Ớt xiêm xanh 8 trái
  • 1 lít nước khoáng lạt
  • Bún tươi 1kg
  • Sả 3 cây
  • Một số loại gia vị thiết yếu: Muối, đường phèn, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn…

Các bước thực hiện món ăn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, xát muối đều lên bề mặt con gà, rửa thật sạch lại với nước. Dùng khăn giấy thấm khô con gà rồi chặt thành từng miếng nhỏ cho vừa ăn.

Xem thêm  Cách nấu lẩu gà lá giang chuẩn vị nhà hàng - cực bổ dưỡng

Tiếp đó, nhặt bỏ cuống ớt rồi rửa sạch, cho vào trong cối 5 trái ớt, 6 ngọn lá é và 1 thìa muối hạt, giã thật nhuyễn. Thái số ớt còn lại thành những lát nhỏ. Bóc bỏ lớp vỏ già bên ngoài cây sả rồi rửa sạch và đập dập.

Lúc này, cho thịt gà vào trong bát lớn để ướp, cho 1 nửa số muối vừa giã được vào cùng, trộn đều. Ướp thịt trong khoảng 30 phút để có món lẩu gà lá é ngon và đậm đà hơn.

Tiếp đến, nhặt lá é bỏ cọng già hoặc lá đã bị dập rồi rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra rổ để ráo nước.

Bước 2: Tiến hành nấu

Sau đó, thêm nước khoáng lạt vào nồi, thêm sả đã đập dập rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, cho thịt gà đã ướp vào nấu chín. 

Theo kinh nghiệm nấu món lẩu này của nhiều người, ở bước này nếu cho thêm ít đường phèn thì nước lẩu sẽ có vị ngọt dịu hơn. 

Lúc này, cần tiến hành nêm nếm gia vị lại cho hợp với khẩu vị hơn.

Cuối cùng, bạn vò lá é cho hơi dập, thả vào nồi nước lẩu đang sôi. Để món lẩu gà lá é được hoàn thiện, nên cho thêm vào một chút ớt xiêm xanh tùy khẩu vị và dùng lẩu chung với bún tươi. 

Một số chú ý trong quá trình chế biến món lẩu gà lá é:

  • Ước lượng để bỏ một lượng lá é vừa đủ cho nồi lẩu. Nếu quá ít thì nước lẩu sẽ nhạt nhẽo, còn nếu quá nhiều sẽ làm nồi lẩu có mùi cay nồng vô cùng khó ăn.
  • Trong quá trình nấu nước lẩu, để nước lẩu trong và đẹp mắt hơn phải thường xuyên dùng vá vớt lớp bọt nổi trên bề mặt.
  • Có thể dùng nước ninh xương thay nước khoáng để nấu lẩu. Tuy nhiên, nước khoáng có tác dụng giúp thịt gà chín mềm nhanh hơn và tạo ra hương vị mới lạ hơn.
  • Điều chỉnh số lượng ớt xiêm xanh để tạo vị cay nồng vừa ăn cho món lẩu gà dựa trên khẩu vị của mỗi người.
Xem thêm  2 cách nấu lẩu ghẹ ngon bổ dưỡng - cả nhà mê mẩn

Chắc hẳn sau khi tham khảo cách nấu lẩu lá é vô cùng dễ làm thì bạn đã có thể tự tin vào bếp trổ tài để chiêu đãi cả nhà. Nếu món ăn này xuất hiện sẽ khiến cho những buổi tụ tập cuối tuần trở nên thú vị hơn nhiều đấy.

3. Lá é và những tác dụng thần kỳ có thể bạn chưa biết

Có thể bạn chưa biết, bên cạnh việc là món ăn đặc biệt thì lá é cũng là một trong những vị thuốc dân gian có nhiều công dụng đấy. Vì ở thân và lá của cây có mùi thơm, vị cay và tính ấm có công dụng giải biểu, khu phong, tán ứ, phát hãn, chỉ thống và lợi thấp rất tốt.

Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng lá é để chữa bệnh nhé:

– Điều trị chứng đau bụng, ăn không tiêu, chướng bụng hoặc nôn mửa: Phơi khô cành là é rồi cắt nhỏ. Mỗi ngày hãm 10 – 20g lấy nước uống.

– Trị táo bón: Ngâm khoảng 5 – 10g hạt é với 100ml nước ấm đến khi thấy bên ngoài hạt có một lớp nhầy rất nhớt bao quanh hạt. Cho thêm đường rồi khuấy đều lên uống. (nguồn: higlum)

Lá é và những tác dụng thần kỳ có thể bạn chưa biết
Lá é và những tác dụng thần kỳ có thể bạn chưa biết

– Điều trị bệnh sốt, cảm, cúm và đau đầu: Chỉ dùng khoảng 20 – 30g lá é tươi hoặc kết hợp với một số loại lá thơm khác như lá chanh, lá bưởi, hương nhu, cúc tần,… mỗi loại dùng 10g, nấu lấy nước rồi xông cho ra mồ hôi.

– Điều trị chảy máu chân răng, viêm lợi hoặc tưa lưỡi: Dùng 30g lá é tươi đã rửa sạch ép với 30g lớp vỏ lụa bên trong cây sổ. Dùng ngậm nhiều lần trong một ngày.

– Điều trị viêm bàng quang, viêm thận, đái buốt và đái rắt: Dùng 3 – 6 giọt tinh dầu é pha với siro và nước tạo thành nhũ tương. Dùng để uống trong ngày.

4. Lời kết

Lẩu gà lá é là món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, vì vậy món ăn này mang đậm nét đặc trưng của người dân hồn hậu, chất phác ở đây. 

Mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên đây thì bạn có thể nấu thành công món lẩu gà lá é vô cùng đặc biệt này cho gia đình, người thân cùng bạn bè. Bên cạnh đó, có thêm được một số kiến thức về Đông y và áp dụng được công dụng cây thuốc lá é để điều trị các bệnh thật hiệu quả.

4.7/5 - (7 votes)
0/5 (0 Reviews)