2 cách nấu lẩu cá lăng măng chua – lá giang – ngon hấp dẫn

Lẩu cá lăng là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, được nhiều thực khách chọn khi đến nhà hàng. Để phục vụ nhu cầu nấu món lẩu cá lăng này cho các chị em, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn hai cách nấu từ cá lăng vừa ngon mà cực kỳ dễ chế biến.

Hãy bắt tay ngay để chế biến món lẩu cá lăng măng chua và lẩu cá lăng lá giang cho những người thân của mình nhé. 

Cách chế biến hai món lẩu cá lăng thơm ngon

Lẩu cá lăng măng chua

 Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • 01 con cá lăng 
  • 5 trái cà chua
  • 01 trái thơm
  • Vài cây sả
  • Ớt, tỏi, gừng
  • Măng chua
  • Rau nhúng lẩu: giá, bắp chuối, ngò gai, rau muống
  • Gia vị nêm: muối, đường, bột ngọt, hạt nêm,…
  • Bún
Lẩu cá lăng măng chua
Lẩu cá lăng măng chua

Phương pháp chế biến 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cá lăng đã cắt khúc rửa cùng với muối và giấm, rửa sạch cá để không tanh và bị nhớt. Khi rửa cá phải lấy sạch các máu đông trong cá ra ngoài;
  • Cà chua rửa sạch, bổ múi cau;
  • Thơm gọt sạch mắt, cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn;
  • Tỏi băm nhuyễn, gừng tiến hành xắt sợi, sả thì đập dập, cắt khúc;
  • Rau ngâm trong nước muối khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch. 
  • Măng chua rửa sạch
Lẩu cá lăng ăn kèm rau gì?
Lẩu cá lăng ăn kèm rau gì? (nguồn : higlum)

Bước 2: Ướp cá lăng

Cho cá lăng vào tô, ướp cùng cá ⅓ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê hạt nêm và một chút xíu bột ngọt. Trộn đều hỗn hợp để khoảng 15 phút cho cá thấm đều gia vị. 

Bước 3: Nấu lẩu cá lăng măng chua

Cho một ít dầu ăn vào nồi, sau đó cho tỏi băm nhuyễn, sả và gừng vào phi thơm. Nhìn sả, gừng có màu vàng và dậy mùi thơm thì cho cá vào đảo đều. Cứ tiến hành đảo cá đến khi cá lăng săn lại thì cho cá ra một dĩa riêng. Mọi người gấp cẩn thận vì cá hơi trơn và không để bị bể miếng cá nhé. 

Xào ½ phần cà chua và ½ phần thơm đã chuẩn bị vào trong nồi, tiến hành đảo đều để cho cà chua ra màu nước đỏ đẹp. Đến khi cà chua và thơm ra màu thì tiếp tục cho măng chua và ớt vào đảo đều. Xào đều các hỗn hợp khoảng 2 phút thì cho 1,5 lít nước sôi vào nấu nước lẩu. Đợi đến khi nước sôi thì nêm  muối, đường, bột ngọt và hạt nêm đã nồi nước dùng thêm đậm đà hương vị. 

Xem thêm  2 cách nấu lẩu ghẹ ngon bổ dưỡng - cả nhà mê mẩn

Lấy phần cá đã được xào sẵn trước đó, cho vào nồi lẩu và nấu chín. Đến khi cá chín thì cho phần cà chua, thơm và ngò gai vào. Tắt bếp và đem nồi lẩu xuống thưởng thức ngay thôi. 

Bước 4: Thưởng thức

Chuẩn bị các loại rau nhúng, một dĩa bún và một chén nước chấm sắp xếp xung quanh nồi lẩu nóng hổi. Món này nên ăn nóng liền nhé, để cá lăng vẫn giữ được vị ngọt, béo và không tanh. 

Lẩu cá lăng nấu lá giang

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 01 con cá lăng;
  • Xương ống
  • Lá giang;
  • 2 trái cà chua;
  • 01 trái thơm;
  • Hành khô, gừng, sả, ớt;
  • 01 chai giấm
  • Các loại rau nhúng: rau muống, mồng tơi, cải thảo;
  • Hành lá, ngò gai;
  • Bún;
  • Gia vị: nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu.

Phương pháp chế biến

Bước 1: Hầm xương để làm nước lẩu

Xương ống khi mua về rửa sạch với muối và rượu trắng để loại bỏ mùi hôi của xương. Bắc 1 tô nước lên bếp nấu sôi, cho tiếp tục xương vào chần sơ và bỏ nước đầu này đi. Cho khoảng 2 lít nước sạch vào nồi, hầm xương khoảng 2 tiếng đồng hồ để nồi nước ra vị ngọt đậm đà từ xương.

Bước 2: Sơ chế và ướp cá

Cá khi mua về cần lấy sạch ruột, mang và các cục máu đen có trong cá lăng. Dùng muối và giấm để loại bỏ chất tanh của cá. 

Ướp cá với một ít muối, hạt nêm, bột ngọt và tiêu. Trộn đều, để cho cá ngâm gia vị khoảng 20 phút rồi hãy đem cá đi chế biến. 

Bước 3: Sơ chế nguyên liệu

Trong thời gian chờ ninh xương và cá ngấm gia vị, chúng ta sẽ sơ chế các nguyên liệu còn lại. 

Lá giang mua về, nhặt lá úa, và cọng dây (chỉ lấy lá thôi nhé), đem đi rửa sạch để ráo. 

Cà chua tiến hành bổ múi cau, thơm cắt hết các mắt và cắt thành miếng vừa ăn.

Hành khô băm nhuyễn, gừng cắt thành nhỏ, sả đập dập và ớt cắt lát. 

Hành lá, ngò gai cắt gốc và rửa sạch.

Những loại rau ăn kèm nên ngâm trong nước muối khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch, để ráo. 

Bước 4. Nấu lẩu cá lăng lá giang

Đầu tiền, cho một chút dầu ăn lên bếp, trút hành băm nhuyễn, sả và gừng vào xào sơ đến khi dậy được mùi thơm, chú ý đừng để lửa to khiến sả, gừng và hành bị cháy khét. Cho cá lăng vào, đảo đến khi thịt cá lăng săn lại thì tắt bếp, trút ra dĩa. 

Cho cà chua, thơm vào đảo để tạo màu. Khi xào cà, thơm mọi người nêm một ít muối, hạt nêm để vị được đậm đà. Lấy phần nước ninh xương cho vào nồi cà chua đang xào trên bếp, đun sôi một lần nữa, cắt thêm vài lát ớt. 

Xem thêm  #3 cách nấu lẩu cá bớp ngọt vị - ngon miễn chê

Cho phần cá lăng đã xào trước đó vào nồi nước lẩu đang sôi, tiếp tục cho lá giang vào nấu đến khi lá giang chín. Nêm nếm lại một lần nữa để nồi lẩu đạt được vị vừa ăn. Tắt bếp và cuối cùng món lẩu cá lăng nấu lá giang đã được hoàn thành, cùng nhau thưởng thức thôi. 

Bước 4. Thưởng thức

Món ăn lẩu cá lăng la giang ăn kèm với bún tươi là ngon nhất. Chuẩn bị thêm một chén nước mắm cay cay, ăn kèm với nồi lẩu chua chua, thơm thơm thì rất tuyệt. Nhanh tay nhúng một nắm rau, nước lẩu đậm vị, cá lăng béo và rau ăn giòn giòn, tất cả hòa quyện tạo nên món lẩu cá lăng thơm ngon tuyệt vời. 

Bí quyết để có nồi lẩu cá lăng thơm ngon 

Một mẹo nhỏ khi sơ chế cá lăng để cá không tanh, chúng ta dùng muối, giấm hoặc rượu trắng, bóp cá chung với hỗn hợp này và rửa sạch lại, cá sẽ giữ được màu trắng và đặc biệt không còn tanh. 

Để cá được đậm vị và cá màu đẹp, mọi người hãy ướp cùng một ít bột nghệ (nếu thích), hạt tiêu và ớt để cá có vị cay cay, khi nấu sẽ cực kỳ ngon. 

Hầm xương để nấu lẩu mọi người cần chú ý vớt bọt thường xuyên để nước không bị đục. Nên trụng xương qua một bước đầu tiên để loại bỏ chất bẩn. 

Khi nấu món lẩu cá lăng măng chua, mọi người có thể dùng gói gia vị lẩu thái để món ăn được đậm đà. 

Khi nấu cá lăng lá giang thì mọi người nên cho khoảng từ 01 – 02 trái cà chua, để nồi lẩu đảm bảo đủ độ chua, không nên để vị chua lấn át thì món lẩu sẽ không ngon. 

Lẩu cá lăng măng chua ăn kèm với những loại rau nào? 

Khi nấu món lẩu cá lăng nói chung, lẩu cá lăng măng chua nói riêng thì ngò gai và ngổ là không thể thiếu. 

Một số loại rau ăn kèm phổ biến như: rau muống, rau bắp chuối, cải thảo, mồng tơi, tần ô,…

Đối với rau muống để ăn lẩu mọi người nên làm rau muống thái sợi. Đầu tiên, rau muống chỉ lấy phần thân cây, dùng một chiếc bào tước thân thành các mảnh nhỏ, ngâm trong nước đá để rau muống được giòn. 

Hoa chuối bào có thể mua sẵn ở ngoài chợ. Hoặc, mọi người có thể mua bắp chuối để từ cắt thành các sợi, dùng để nhúng lẩu nhé. 

Rau ăn lẩu cần phải để ráo, không được còn giữ nước trong rau. Khi nhúng rau vào lẩu, nhúng nhanh để rau giữ được độ giòn, không bị bở. 

Xem thêm  2 cách làm lẩu gà nấm ngọt nước - đậm đà cho cả nhà

Món lẩu cá lăng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể 

Cá lăng là cá gì? 

Cá lăng là loài cá da trơn, phổ biến tại các nước châu Á và châu Phi. Chúng sống ở trong các vùng đầm lầy, hoặc ở trong các hồ, suối, ao,… Thức ăn chính của cá lăng là các côn trùng trên mặt nước, ấu trùng,…

Mình cá lăng thuôn dài, có 4 cặp râu, đầu hơi bẹt. Vùng da bóng láng, có vây lưng, vây mỡ xung quanh và phần vây ức có các răng cưa, gây chảy máu nếu vô ý đụng phải. 

Hình thức sinh sản của cá lăng là đẻ trứng, mùa sinh sản vào tháng 7 hoặc tháng 8. Sau khi sinh xong, tháng 11, 12 cá lăng sẽ quay lại chỗ ở cũ. 

Hiện nay, có ba loại có lăng chính là: cá lăng đuôi đỏ, cá lăng chấm hoa và cá lăng và cá lăng vàng. 

Cá lăng ngon nhất hiện nay là cá lăng vùng Sông Đà nên so với các địa phương khác, cá lăng ở đây có giá cao hơn. 

Cá lăng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tăng cảm giác ngon miệng 

Thịt cá lăng có vị ngọt, béo mềm và ít xương nên khi ăn tạo cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức. Các món ăn từ cá lăng được nhiều em nhỏ yêu thích bởi vị béo béo, ngọt ngọt và dễ tiêu. Vì vậy, bố mẹ nào có bé đang biếng ăn hãy chế biến ngay món ngon từ cá lăng cho bé nhé. 

Tốt cho hệ tiết niệu 

Thịt cá lăng có tình bình, vị ngọt và mát nên có tác dụng lợi tiểu, tốt cho đường tiết niệu. Những ai đang gặp vấn đề về tiểu đêm, tiểu rát, tiểu buốt thì hãy nấu món canh cá lăng chua ngọt vào mỗi tuần để tình trạng được cải thiện. 

Cung cấp vitamin A cho cơ thể

Vitamin A nổi tiếng là tốt cho mắt, giúp chúng ta có đôi mắt sáng và khỏe. Trong thịt cá lăng có chứa hàm lượng vitamin A cao nên cải thiện được tầm nhìn của mắt mà không cần dùng đến thực phẩm chức năng. 

Cá lăng phi lê
Cá lăng phi lê

Làm đẹp da

Ăn cá nhiều giúp cho đường ruột khỏe mạnh, trao đổi chất diễn ra ổn định nên cơ thể luôn khỏe mạnh. Khi cơ thể khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dịnh dưỡng thì làn da sẽ được cải thiện đáng cả, làn da mịn màng và ngăn chặn lão hóa da. 

Cung cấp canxi

Cá lăng có tác dụng trong việc bổ sung canxi cho cơ thể, giúp xương khớp luôn khỏe mạnh và hoạt động dẻo dai. 

Tăng cường trí nhớ

Ăn nhiều cá sẽ rất tốt cho não bộ. Trong cá có omega 3 và DHA là những dưỡng chất giúp cho não tăng cường trí nhớ và phát triển não bộ, đặc biệt là ở trẻ em. 

Người lớn tuổi ăn nhiều cá sẽ ngăn ngừa sự hình thành căn bệnh Alzheimer . Vì dưỡng chất trong cá ngăn ngừa lão hóa ở não bộ. (nguồn : higlum)

Kết

Những công thức được trình bày trên đây là kinh nghiệm của một quá trình nấu ăn lâu dài. Các chị em có thể tham khảo, dựa vào sở thích, cách nấu đặc trưng vùng miền mà tự sáng tạo cho mình một nồi lẩu cá lăng thơm ngon đặc biệt nhé.

Nếu cảm thấy những chia sẻ về cách nấu, mẹo vặt trên đây rất bổ ích thì chia sẻ với bạn bè, người thân nhé.

4.4/5 - (10 votes)
5/5 (1 Review)