2 cách nấu lẩu dê ngon đậm đà – không còn mùi hôi

Một số món lẩu phổ biến như lẩu bò, lẩu gà, lẩu nấm,… đã khiến bạn thấy nhàm chán và muốn thay đổi thực đơn. Hôm nay, bạn hãy làm ngay món lẩu dê thơm ngon, nóng hổi ngay nhé. Lẩu dê có rất nhiều cách chế biến, từ đơn giản đến phức tạp.

Thịt dê kết hợp với thuốc bắc sẽ giúp bồi bổ cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn không thích mùi thuốc bắc thì hãy tham khảo ngày hai cách nấu lẩu dê thơm ngon trong bài viết dưới đây. 

Hai món lẩu dê ngon cho ngày cuối tuần

Cách nấu lẩu dê đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • 0,5 kg thịt dê tươi;
  • 500gr xương heo;
  • 01 củ sen;
  • 02 củ khoai môn;
  • Tàu hũ ky;
  • Chao;
  • Bơ đậu phộng, sa tế;
  • Gừng, hành, tỏi;
  • Ngũ vị hương;
  • Gia vị: dầu ăn, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm,…
  • Rau ăn kèm như tần ô, rau muống, mồng tơi,…
  • Bánh phở, mì;
  • Măng tươi, đậu hũ non.
Cách nấu lẩu dê ngon (nguồn : higlum)
Cách nấu lẩu dê ngon (nguồn : higlum)

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt dê tươi mua về cắt thành miếng và đem đi trộn đều với rượu gừng. Rượu gừng sẽ giúp dê loại bỏ được mùi hôi đặc trưng, sau đó đem thịt đi rửa lại bằng nước sạch. 

Xương heo rửa cùng với muối hạt và rửa sạch. 

Củ sen và khoai môn làm sạch vỏ. Đem củ sen và khoai môn đi luộc, củ sen chín cắt thành khoanh tròn, củ môn cắt miếng vừa ăn. 

Gừng, hành, tỏi làm sạch vỏ và đem đi băm nhuyễn. 

Bước 2: Nấu nước hầm xương

Xương sau khi rửa sạch sẽ chần qua nước sôi và đem đi rửa lại với nước. Cho khoảng 1,5 lít nước vào trong nồi, thả xương heo vào và ninh trong khoảng 1 tiếng đồng hồ để có được nồi nước dùng thơm ngon. 

Bước 3: Nấu lẩu dê

Đem dê đi ướp với một ít muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, đường, nước mắm và ít tỏi, hành, gừng băm nhuyễn. Tiến hành trộn đều hỗn hợp để thịt dê được ngấm gia vị. 

Cho ít dầu ăn lên chảo, phi thơm hành, tỏi và gừng băm nhuyễn. Trút thịt dê đã được ướp gia vị vào đảo đều, xào đến khi thịt có màu vàng và săn lại. 

Sau 1 tiếng đồng hồ, vớt xương heo ra ngoài để lấy phần nước dùng nguyên chất. Cho phần thịt dê đã xào vào nồi nước dùng, tiếp tục cho củ sen và khoai môn vào nấu cùng. Bật lửa vừa để các nguyên liệu được chín và đậm đà hương vị. Tiến hành nêm nếm lại lần nữa và tắt bếp. 

Xem thêm  2 cách nấu lẩu ếch đậm đà - cay cay - cho cả nhà đều mê
Lẩu dê hầm thuốc bắc
Lẩu dê hầm thuốc bắc

Bước 4: Pha nước chấm

Cho một ít chao, bơ đậu phộng, sa tế và trộn đều hỗn hợp. Nêm thêm một ít đường vào trong hỗn hợp. 

Phi thơm hành tỏi, cho hỗn hợp chao vào đảo đều, thêm một xíu nước và khuấy đều để chao được tơi ra. Đến khi nhìn hỗn hợp bắt đầu sệt lại thì tắt bếp và cho ra chén nước chấm. 

Bước 5. Thưởng thức

Bắc nồi lẩu dê trên bếp cồn nhỏ, cho lửa nhỏ liu riu và sau đó thưởng thức ngay thôi. Món này ăn kèm với bún tươi hoặc mì, trụng ít rau xanh kèm cùng miếng thịt dê chấm chao vào, tất cả hòa quyện tạo nên món lẩu dê thơm ngon trong ngày đông giá lạnh. 

Lẩu dê hầm thuốc bắc

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • 0,5 kg thịt đùi dê
  • 3 củ khoai môn
  • 5 cây sả
  • 1 củ cải trắng
  • Đậu hũ
  • Các vị thuốc bắc nấu lẩu: nấm đông cô, nấm đông trùng hạ thảo, đương quy, kỷ tử, táo đỏ, hoài sơn, quế, hồi, đảng sâm. 
  • Củ sen
  • Gừng, hành, tỏi
  • Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, sa tế, ngũ vị hương,…
  • Bún
  • Rau ăn kèm: rau tần ô, cải thảo, mồng tơi. 

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế thịt dê bằng rượu và gừng, tiến hành chà xát để thịt dê không bị hôi. Sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch và để ráo. 

Khoai môn cạo sạch vỏ và ngâm trong nước để không bị thâm.

Củ sen làm sạch vỏ, cắt khoanh tròn và ngâm trong nước muối loãng.

Củ cải trắng bào vỏ, cắt khúc.

Lấy 3 cây sả đập dập, 2 cây còn lại băm nhuyễn.

Gừng, hành, tỏi tiến hành băm nhuyễn. 

Bước 2: Nấu nước lẩu dê 

Cho dê vào nồi nước, đun sôi cùng ít gừng đập dập. Khi nước sôi, lấy đũa đảo đều thịt và nhanh chóng vớt thịt ra ngoài, rửa sạch lại với nước. 

Bắc khoảng 1,5 lít nước lên bếp, cho xương dê vào trong nồi. Tiếp tục cho củ cải trắng, gừng, sả đập dập, các gia vị thuốc bắc vào trong nồi và tiến hành ninh để lấy nước dùng. 

Bước 3: Nấu lẩu dê hầm thuốc bắc 

Tiến hành ướp thịt dê cùng hạt nêm, bột ngọt, đường, sa tế, ngũ vị hương và đảo đều, ướp khoảng 5 phút. 

Phi thơm hành, tỏi và sả, cho phần thịt dê đã ướp vào đảo đều. Đợi đến khi thịt dê có mùi thơm và chín tới thì tắt bếp. 

Cho một ít hạt nêm, bột ngọt, đường, tương đen vào trong chén, tạo thành hỗn hợp sền sệt và đem nêm vào nồi nước xương dê đang ninh. 

Cho dầu lên chảo, chiên vàng khoai môn, đến khi khoai chín thì vớt ra ngoài. 

Xem thêm  2 cách làm lẩu bò nhúng dấm đơn giản - ngon quên lối về

Tiến hành vớt quế và hồi ra khỏi nồi nước dùng. Cho củ sen vào nấu chín trong nồi nước dùng. Thử lại nồi nước dùng xem vị đã vừa chưa, sau đó tắt bếp và chuẩn bị thưởng thức ngay thôi nào. 

Làm nước chấm: cho ít chao, sa tế, đường, sả băm và tán nhuyễn. Chén nước chao là không thể thiếu trong món lẩu dê hầm thuốc bắc. 

Bước 4: Thưởng thức món lẩu dê

Cho nước dùng ra một nồi đất. Tiến hành sắp xếp  đậu hũ, khoai môn và thịt dê vào trong nồi và thưởng thức ngay thôi nào. 

Chuẩn bị một dĩa rau ăn kèm, bún  và chén nước chấm xung quanh nồi nước lẩu. Nhanh tay nhúng ít rau vào nồi lẩu nóng, ăn kèm miếng khoa bùi bùi, nước lẩu thơm mùi thuốc bắc sẽ giúp bạn không bao giờ quên được hương vị của món lẩu dê hầm thuốc bắc này. (nguồn : higlum)

Rau ăn kèm với món lẩu dê

Đối với món lẩu dê, món rau ăn kèm phải có lá tía tô và rau cải xanh. Đây là hai loại rau giúp cho món ăn thơm ngon, đậm vị và tốt cho sức khỏe. 

Ngoài ra, các bạn có thể nhúng nấm kim châm, nấm rơm, nấm bào ngư,… để tăng độ ngọt của món ăn. 

Một số loại rau có thể kết hợp với lẩu dê như: 

  • Rau tần ô
  • Bắp cải thảo
  • Rau cần
  • Rau muống
  • Rau mồng tơi

Giá trị dinh dưỡng từ món lẩu dê

Thịt dê không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng mà còn là vị thuốc quý trong Đông y. Các món từ dê nói chúng, món lẩu dê thuốc bắc nói riêng đều có những giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe như: 

Tốt cho tim mạch

Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch là do nồng độ cholesterol trong máu cao. Thịt dê chứa nhiều chất béo không bão hòa nên phù hợp cho người bị bệnh tim, hạn chế bệnh xơ vữa động mạch ở con người. Thịt dê có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm cân an toàn, duy trì được trọng lượng cơ thể để không mắc bệnh béo phì. 

Chống ung thư trực tràng

Thịt dê có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư ở con người. Axit linoleic là axit béo có trong thịt dê, tốt cho cơ thể con người, chống được ung thư trực tràng. 

Chữa  thiếu máu

Những người bị thiếu máu nên ăn các loại thịt đỏ để cải thiện quá trình sản sinh hồng cầu. Hàm lượng sắt lớn có trong thịt dê tốt cho việc chữa trị bệnh thiếu máu. Phụ nữ đang mang bầu cũng nên đưa thịt dê vào thực đơn để cải thiện tình trạng thiếu hụt chất sắt trong giai đoạn thai kỳ. 

Làm đẹp da

Thịt dê chứa khoáng chất, vitamin B2 giúp tái tạo lại tế bào da. Sử dụng thịt dê thường xuyên sẽ giúp da bạn trở nên hồng hào, khỏe mạnh, cải thiện tình trạng da khô, da mụn hay bị chàm. 

Xem thêm  2 cách nấu lẩu cá lăng măng chua - lá giang - ngon hấp dẫn

Chống dị tật bẩm sinh

Phụ nữ đang mang thai cần bổ sung thịt dê để phòng chống dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vitamin B12 hỗ trợ quá trình tạo tế bào máu, tế bào máu là nhân tố quyết định đến sự phát triển của thai. Nếu như cơ thể người mẹ thiếu khoáng chất, em bé sẽ không lớn và có thể xuất hiện những dị tật không đáng có. 

Trị  bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường nên ăn thịt dê thường xuyên. Trong thịt dê có chứa nhiều omega 3, vitamin, khoáng chất giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc chữa bệnh tiểu đường. 

Đánh bay stress, mệt mỏi do áp lực cuộc sống gây ra

Khi ăn thịt dê cùng với lá tía tô, tinh dầu sẽ giúp đầu óc chúng ta thư giãn. Trong thịt dê có chứa khoáng chất giúp con người cải thiện tâm trạng, giải tỏa căng thẳng và giúp điều hòa giấc ngủ. 

Giảm cân hiệu quả

Trong dê có chứa nhiều protein nên giúp cơ thể no lâu, không có cảm giác thèm ăn nên hỗ trợ trong việc giảm cân. 

Thịt dê có chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe nên vẫn đảm bảo năng lượng để bạn hoạt động xuyên suốt mỗi ngày. 

Tăng cường sức khỏe đàn ông

Thịt dê giúp tăng cường hoocmon nam nên cải thiện được sức khỏe sinh lý của đàn ông. Các món từ tinh hoàn của dê hoặc thịt dê hầm thuốc bắc chữa được bệnh vô sinh ở đàn ông, chữa liệt dương, bồi bổ thận và lãnh cảm hiệu quả. 

Những thực phẩm không nên kết hợp với dê

Trong Đông y thì thịt dê không nên kết hợp với những thực phẩm sau để cơ thể hấp thụ được tất cả dinh dưỡng từ thịt dê.

  • Giấm: thịt dê có tính nóng, ngược lại giấm phù hợp cho các món ăn có tính lạnh nên việc kết hợp giữa dê và giấm sẽ là xung khắc, không tốt cho sức khỏe. 
  • Dưa hấu: vị của dưa hấu ngọt, có tính mát. Trong khi dê có tính nóng nên khi kết hợp giữa dê và dưa hấu sẽ làm giảm tác dụng của thịt dê, gây ảnh hưởng đến dạ dày và lá lách. 
  • Đậu đỏ: thịt dê kết hợp với đậu đỏ sẽ gây ngộ độc cho cơ thể. 
  • Phô mai: phô mai có tính lạnh, ngọt và chua khi ăn kèm với dê sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Bí đỏ: khi ăn kèm dê với bí đỏ sẽ gây nhiệt cho cơ thể, nổi mụn, da vàng đi và gây nên bệnh hôi chân.
  • Hạt dẻ: khi ăn dê hoặc hạt dẻ, dạ dày cần làm việc nhiều hơn để tiêu hóa được lượng thức ăn nạp vào. Vì vậy, khi kết hợp giữa dê và hạt dẻ sẽ khiến chúng ta bị đầy bụng, khó tiêu. 
  • Uống nước trà xanh: thịt dê kỵ với nước trà xanh. Mọi người không nên uống nước trà xanh trước và trong khi ăn thịt dê, sẽ gây độc cho cơ thể. 

Kết

Bài viết trên đây đã hướng dẫn hai cách nấu lẩu dê thơm ngon, phù hợp cho mọi đối tượng. Hãy lưu ý những thực phẩm không nên kết hợp với dê để các món lẩu dê được giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng, bồi bổ cho sức khỏe con người.

Nếu bạn có những bí kíp để món lẩu dê thêm thơm ngon thì hãy chia sẻ với #higlum nhé. Chúc gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng và vui vẻ.

4.5/5 - (15 votes)
5/5 (1 Review)