2 cách nấu lẩu ghẹ ngon bổ dưỡng – cả nhà mê mẩn

Thưởng thức món lẩu ghẹ hương vị thơm ngon, đậm đà và nóng hổi bên cạnh những người thân yêu, đặc biệt là vào những ngày thời tiết trở lạnh hoặc trong các buổi liên hoan, họp mặt cuối tuần, cuối năm chắc hẳn là một điều tuyệt vời đúng không nào?

 Để thực hiện được điều đó, hãy để #higlum hướng dẫn bạn cách nấu món lẩu ghẹ chua cay và lẩu ghẹ với rau muống có hương vị ngon khó cưỡng nhé!

Hướng dẫn làm lẩu ghẹ chua cay

Bên cạnh các món lẩu, món ăn được chế biến từ hải sản khác thì lẩu ghẹ cũng là một món yêu thích của rất nhiều người. Với cách chế biến lẩu ghẹ chua cay chuẩn vị dưới đây, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà để chiêu đãi gia đình, bạn bè mà không cần đến bất kỳ hàng quán nào!

Chuẩn bị rau ăn  (nguồn: higlum)
Chuẩn bị rau ăn (nguồn: higlum)

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 4 con ghẹ
  • 300g tôm
  • 1kg xương heo
  • 1 vắt me
  • 60g tiêu xanh, hành tím, ớt, gừng
  • ½ quả dứa
  • Cà chua
  • 100g nấm rơm
  • 100g nấm đùi gà
  • Bún
  • Gia vị: Muối, tiêu, chanh, bột ngọt, đường, nước mắm ngon
  • Các loại rau ăn lẩu: Nấm linh chi, nấm kim châm, nấm bào ngư
Công thức nấu lẩu ghẹ đơn giản tại nhà
Công thức nấu lẩu ghẹ đơn giản tại nhà

Chi tiết các bước nấu lẩu ghẹ chua cay

Bước 1: Thực hiện sơ chế

– Khi chuẩn bị ghẹ, để món ăn đạt được hương vị thơm ngon nhất, bạn cần chú ý chọn ghẹ tươi sống. Một vài kinh nghiệm khi chọn ghẹ là nên chọn những con di chuyển linh hoạt, ghẹ tươi sống, thịt nhiều, chắc sẽ có yếm khít với thân, nếu ấn vào yếm ghẹ sẽ thấy yếm lún. Sau khi đã chọn mua được ghẹ, tiến hành sơ chế bằng cách chà sạch lớp đất còn bám trên ghẹ, rửa sạch sau loại bỏ mai,yếm rồi cắt đôi, để ráo.

– Tôm: Cắt bỏ phần râu, chân, rửa sạch, để nguyên con.

– Dứa, cà chua: đem rửa sạch, cắt miếng nhỏ.

– Nấm: cắt gốc rồi đem rửa sạch, xếp ra đĩa.

Xem thêm  Hướng dẫn cách làm lẩu Miso Nhật tại nhà, công thức bật mí từ đầu bếp

– Sả: cắt khúc, đập dập.

– Rau ăn kèm: nhặt sạch, rửa nhiều lần cho sạch rồi để ráo.

– Me: cho vào chén cùng nước ấm, lấy nước cốt, loại bỏ hột và vỏ.

Bước 2: Tiến hành nấu

– Xương heo: Mua về rửa sạch, dùng nước sôi chần sơ qua rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Sau đó, cho xương vào nồi nấu sôi làm nước dùng.

–  Tiếp theo, bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đợi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm, cho tiếp sả, gừng thái lát, tiêu xanh đập dập và dứa rồi cho nước dùng để nấu sôi. Sau đó, cho nước cốt me vào và nêm hạt nêm, bột ngọt, đường, muối sao cho phù hợp với khẩu vị.

– Cuối cùng, bạn cho thêm cà chua và ghẹ vào nấu sôi là món lẩu ghẹ chua cay đã được hoàn thành rồi đấy. Khi thưởng thức lẩu đừng quên dùng nấm và các loại rau sống ăn kèm với muối tiêu chanh nhé!

Cách làm lẩu ghẹ rau muống ngon đậm đà

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 4 con ghẹ tươi
  • 1 mớ rau muống
  • 500g xương ống heo
  • Rau ăn kèm: Nấm hương, nấm rơm, nấm bào ngư, kèo nèo…
  • Các loại gia vị: Đường, muối, bột ngọt, sả, tỏi, tiêu, ớt
Cách làm lẩu ghẹ rau muống ngon đậm đà
Cách làm lẩu ghẹ rau muống ngon đậm đà

Chi tiết các bước làm lẩu ghẹ rau muống

Bước 1: Thực hiện sơ chế

– Xương ống heo: Rửa sạch, chần sơ với nước sôi, rồi cho vào hầm lấy nước dùng. Trong khi hầm, cần chú ý vớt hết bọt để nước dùng trong, thơm ngon và ngọt hơn.

– Ghẹ tươi:  Đem rửa sạch, cắt bỏ yếm và mai rồi cắt đôi.

– Rau và nấm ăn kèm đem nhặt sạch, rửa sạch rồi để cho ráo nước.

– Rau muống: nhặt sạch gốc và lá úa rồi rửa sạch, cắt khúc.

– Sả: Rửa sạch, cắt khúc

Bước 2: Tiến hành nấu

– Cho tỏi vào phi thơm, rồi cho sả đã cắt khúc vào xào, khi thấy có mùi thơm thì cho nước dùng hầm từ xương vào đun sôi. Sau đó, nêm nếm vừa ăn bằng đường, bột ngọt và muối rồi thả các loại nấm đã chuẩn bị vào nấu cùng. 

– Lúc này, bạn chuyển nồi lẩu lên bếp gas mini rồi cho ghẹ vào. Khi ghẹ đã chín bạn thả rau muống vào là có thể thưởng thức món lẩu ghẹ rau muống thơm ngon, nóng hổi rồi đấy.

Lưu ý trong quá trình thực hiện

– Nồi lẩu ghẹ chuẩn vị phải có hương vị hài hòa, chua cay, đậm đà, thịt ghẹ tươi ngon, chắc thịt, vị thơm nồng và ngọt.

Xem thêm  2 cách nấu lẩu ếch đậm đà - cay cay - cho cả nhà đều mê

– Khi nấu lẩu ghẹ chua cay lưu ý nên cho sả, gừng vào xào trước khi cho nước dùng món lẩu sẽ thơm ngon hơn.

– Khi cho nấm vào nồi lẩu, nấm cần được nấu sôi đến khi chín hoàn toàn để không gây hại đến sức khỏe.

– Bạn có thể sử dụng mù tạt hoặc muối tiêu chanh để chấm khi thưởng thức lẩu ghẹ.

Hy vọng với những hướng dẫn nấu lẩu ghẹ chua cay hoặc lẩu ghẹ rau muống trên đây, các bạn có thể trổ tài thực hiện món ăn ngon miệng, hấp dẫn này để chiêu đãi bạn bè, gia đình vào dịp cuối tuần nhé!

Tác dụng và giá trị dinh dưỡng của ghẹ bạn nên biết

Thịt cua, ghẹ là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì trong nó có chứa hàm lượng các dưỡng chất cao. Một số lợi ích của thực phẩm này có thể kể đến như:

  • Giúp giảm mỡ máu

Thịt cua, ghẹ là thực phẩm chứa nhiều chất khoáng, magie, axit béo Omega 3… các chất này có khả năng làm giảm lượng mỡ thừa trong máu, giảm khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

  • Tốt cho cơ bắp

So với các loại thịt, cá khác, hàm lượng protein trong thịt cua, ghẹ thường nhiều hơn, do đó có thể bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể bạn. Chúng có khả năng giúp phát triển cơ bắp, giúp cho da, tóc, móng tay luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.

  • Tốt cho não bộ

Omega 3 là một loại axit béo có trong cua, ghẹ có khả năng giúp não bộ và hệ tim mạch phát triển. Chúng cũng cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất béo bão hòa thấp, một lượng lớn vitamin và các khoáng chất (đặc biệt là selen).

  • Thịt ghẹ tốt cho xương khớp

Selen trong thịt cua đóng vai trò là chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn ngừa các bệnh về viêm khớp. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chữa trị trật khớp, những vết bầm dập, gãy xương, ứ huyết khá hiệu quả.

Đồng thời, thịt cua, ghẹ còn có thể phòng bệnh loãng xương, giúp ngừa mụn, giảm cân, điều chỉnh huyết áp, giảm thiểu cholesterol. Thịt cua, ghẹ cũng là loạn thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai hoặc những người lớn tuổi mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.

Những ai không nên ăn cua, ghẹ? 

Mặc dù thịt cua, ghẹ rất tốt, nhưng ở một đối tượng, việc ăn loại thực phẩm này lại được khuyến cáo là không nên để.

  • Người bị bệnh viêm khớp
Xem thêm  3 công thức nấu Lẩu vịt ngọt lịm - không còn mùi hôi

Với những người có bệnh này, khi ăn thịt cua, ghẹ sẽ làm axit uric trong máu tăng, tăng lắng đọng các thể purin tại khớp, gây đau đớn, nhức xương khớp.

  • Người có bệnh thận

Nếu người mắc bệnh về thận ăn nhiều cua, ghẹ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn do lượng natri lớn trong thịt cua, ghẹ làm hàm lượng natri trong cơ thể tăng cao.

  • Bệnh nhân mắc bệnh gan

Thịt cua, ghẹ chứa rất nhiều protein. Hàm lượng khoáng đồng cao sẽ phá huỷ tế bào gan khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, những người mắc bệnh về gan nên lựa chọn thực phẩm thanh đạm trong các bữa ăn sẽ tốt hơn.

  • Người hay dị ứng với hải sản

Cua, ghẹ có khả năng gây dị ứng cao, chỉ một lượng nhỏ cũng có khả năng gây ngứa, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa,… Do đó, những đối tượng mẫn cảm với hải sản tuyệt đối không được ăn loại thực phẩm này

Những lưu ý khi sử dụng cua ghẹ

– Cua, ghẹ luộc từ 20 – 30 phút là có thể ăn. Khi cua sắp chín sẽ nổi dần lên, sau đó trong nồi thêm 2 -3 phút nữa rồi vớt ra, dùng nước sôi để nguội rửa lại, rồi ăn.

– Khi sơ chế cần cắt bỏ các phần yếm, mang, túi xách, dạ dày (ngay sau miệng cua), tuyến gan tụy cua (dịch lỏng màu vàng nằm ở giữa cơ thể cua) vì các vùng này chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và tích tụ nhiều độc tố nhất.

– Cua chết nên được chế biến ngay tránh bị vi khuẩn xâm nhập (vì phần vỏ cua ghẹ thường chứa nhiều vi khuẩn và phân giải protein nhanh, sinh nhiều độc tố).

– Không nên ăn cua chưa nấu chín, gỏi cua

– Sau khi ăn cua ghẹ không nên ăn các loại hoa quả ngay , vì chất đạm, canxi  trong thịt cua, ghẹ sẽ bị giảm đi nhiều. Canxi dễ kết hợp với các chất hóa học có trong hoa quả tạo thành các chất khó tiêu, có thể gây buồn nôn, đau bụng … Khi ăn cua ghẹ, chỉ nên ăn các loại hoa quả sau đó 2 giờ .

– Không nên uống bia khi ăn cua, ghẹ, vì sẽ tăng nặng.

– Sau khi ăn cua ghẹ không uống trà ngay vì trong lá trà chứa chất có khả năng kết hợp với canxi có trong cua ghe dễ dàng để tạo racanxi khó hòa tan. Do đó, chỉ nên uống trà sau 2 giờ. (nguồn: higlum)

Lời kết

Trên đây là những cách nấu lẩu ghẹ đơn giản, chuẩn vị nhất mà chúng mình muốn chia sẻ cho những đọc giả thân thương của mình. Tin rằng hương vị thơm ngon, đậm đà, nóng hổi của món lẩu này sẽ dễ dàng chinh phục được bạn ngay từ lần đầu thưởng thức đấy!

Chúc bạn thành công và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất từ chúng mình nhé!

4.6/5 - (10 votes)
0/5 (0 Reviews)