Với phần đông mọi người, lẩu gà là món ăn thơm ngon, quen thuộc và rất được yêu thích. Lẩu gà có thể biến tấu bằng nhiều cách chế biến hấp dẫn khác nhau, nào là lẩu gà nấu măng chua, lẩu gà nấu nấm, lẩu gà thuốc bắc, lẩu gà lá giang, … hay một món ăn đặc biệt mới xuất hiện gần đây – món lẩu gà ớt hiểm.
Thịt gà thơm ngon, săn chắc được chiên trước khi chế biến hòa quyện cùng vị cay cay của ớt hiểm, khi thưởng thức ăn kèm các loại rau xanh tươi sẽ đem cảm giác mới lạ hoàn toàn đến bạn. Chắc hẳn đó cũng là lý do khiến món ăn này làm mưa làm gió trong 3 năm gần đây.
Không cần phải đến quán lẩu thường xuyên, với các bước hướng dẫn nấu món lẩu gà ớt hiểm sau đây, bạn có thể tự trổ tài nấu món ăn này ngay tại căn bếp nhà mình vào dịp cuối tuần để chiêu đãi cả gia đình hoặc bạn bè.
Table of Contents
Cách nấu món lẩu gà ớt hiểm thơm ngon tại nhà
Điểm đặc biệt của món lẩu gà ớt hiểm là nước lẩu thơm mùi ớt hiểm nhưng không quá cay, quá nồng mà vẫn có vị ngọt, thanh nhờ sử dụng nước dừa tươi làm nước lẩu.
Không chỉ có hương vị hấp dẫn mà món ăn này còn rất bổ dưỡng nhờ kết hợp gà cùng rau cải bẹ xanh, ớt hiểm là những nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gà ta: 1 con
- Sả: 4 nhánh
- Ớt hiểm: 40g
- Nấm đông cô: 20g
- Kỷ tử: 1 muỗng
- Nước dừa tươi: 500nl
- Hành tây: 200gr
- Củ cải trắng: 1 củ
- Hành tím, tỏi
- Mì sợi (hoặc bún tươi)
- Nấm tuyết, xà lách xoong, cải thảo, mồng tơi, tần ô, bông hẹ, cải bẹ xanh …
- Muối, bột ngọt, dầu ăn, hạt nêm, nước tương,
Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu là bước vô cùng quan trọng để nấu thành công món lẩu gà ớt hiểm một cách nhanh chóng và thơm ngon, đúng vị. Dưới đây là hướng dẫn sơ chế các nguyên liệu trước khi nấu:
– Hành tím, tỏi khô: Sau khi lột vỏ đem đập dập rồi băm nhỏ.
– Ớt hiểm: rửa sạch, để ráo. Cho 5 – 7 trái cùng 1 muỗng muối hạt vào cối rồi giã nhuyễn.
– Gà ta: Làm sạch, chặt gà thành 8 phần nhỏ. Cho hỗn hợp ớt giã nhuyễn, 1 muỗng tỏi và hành tím đã băm cùng 1 muỗng bột ngọt vào thịt gà trộn đều rồi để ướp trong khoảng 15 – 20 phút.
– Kỷ tử: Rửa sạch.
– Hành tây: Lột vỏ, bổ múi cau sau khi đã rửa sạch.
– Nấm đông cô: Luộc sơ rồi cắt hết phần chân nấm, rửa sạch, để ráo.
– Củ cải: Gọt vỏ sạch sẽ, rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn.
– Sả: Bỏ phần lá già rồi rửa sạch, cắt khúc, đập dập.
– Các loại rau, nấm ăn lẩu: nhặt sạch, rửa, để ráo.
Hướng dẫn nấu lẩu gà ớt hiểm ngon đúng vị
Nếu bạn ngại phải đến quán lẩu thường xuyên mà vẫn muốn chiêu đãi bạn bè và gia đình thân yêu của mình món lẩu gà ớt hiểm vào dịp cuối tuần thì những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.
Hãy cùng học ngay cách làm món ăn thơm ngon này cùng chúng tôi nhé:
Bước 1. Chiên thịt gà, hành tây, sả.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào với một lượng vừa đủ, khi thấy dầu nóng thì cho hành tây vào để chiên sơ qua, khi nấu nước dùng sẽ ngọt nước hơn.
Tiếp tục chiên thơm sả rồi gắp ra.
Sau đó cho thịt gà vào chiên đến khi thịt gà săn lại và vàng đều các mặt, vì dầu ăn đã dùng để chiên qua sả nên khi chiên gà thịt gà sẽ thơm ngon hơn.
Bước 2. Nấu lẩu.
Bắc nồi lớn lên bếp, cho hành tây, sả, thịt gà đã chiên vào nồi cùng 500ml nước dừa và 1 lít nước lọc. Nêm nếm bằng nước tương, hạt nêm cho vừa miệng.
Nấu sôi trong khoảng 5 – 7 phút để thịt gà mềm thì cho củ cải, nấm, kỷ tử vào nấu cùng vài phút rồi tắt bếp.
Bước 3. Thành phẩm và thưởng thức.
Chuyển thịt gà cùng nước dùng sang nồi lẩu, bày chén nước chấm và các loại rau, nấm dùng kèm bên cạnh. Khi thưởng thức vớt thịt gà ra rồi xé miếng vừa ăn và nhúng nấm, rau vào ăn kèm.
Trong những ngày mưa lành lạnh còn điều gì tuyệt vời hơn khi được cùng cả nhà quây quần bên mâm cơm để thưởng thức món gà tiềm ớt hiểm nóng hổi, ngon tuyệt vời này đúng không nào.
Hương vị món ăn sẽ càng ngon miệng hơn khi bạn dùng kèm với các loại rau như xà lách, mồng tơi, cải xoong, mì hay bún tươi…
Đặc biệt không thể thiếu nước chấm là muối tiêu chanh vừa đơn giản nhưng lại vô cùng chuẩn vị nhé!
Một số chú ý khi nấu món lẩu gà ớt hiểm
– Không nên chọn gà ta quá non hay quá già. Ngoài ra, trong khi nấu chú ý thường xuyên vớt bọt nước dùng sẽ trong và thơm, ngon hơn.
– Nếu bạn thích nước lẩu đậm vị cay thì không nên để nguyên trái mà nên băm hoặc thái ớt ra. Tùy theo khả năng ăn cay để điều chỉnh lượng ớt cho phù hợp. Nếu bạn thích món lẩu có vị cay nhẹ nhàng, thơm nồng thì nên để nguyên cuống ớt và không nấu quá lâu nếu không cuống ớt rụng ra sẽ rất cay.
– Bạn có thể dùng muối hoặc hạt nêm để nêm nếm, tránh dùng nước mắm nếu không miệng sẽ có vị chua hơi chát sau khi ăn. Đặc biệt, hãy thưởng thức món lẩu này ngay khi vừa nấu xong vì khi ăn nóng sẽ thơm ngon và ít cay hơn đấy nhé!
Những công dụng bất ngờ của ớt
Có rất nhiều người cho rằng ớt không có lợi ích gì đối với sức khỏe. Thế nhưng nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh ớt không chỉ là một loại gia vị giúp tăng cảm giác ngon miệng mà còn là một vị thuốc quý.
Ớt là loại quả thuộc họ Cà, là một gia vị quen thuộc trong căn bếp gia đình và không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt và trên cả thế giới.
Ớt có chứa nhiều chất quan trọng đối với cơ thể người: Chất béo, Natri, Kali, đường thực phẩm, chất xơ, Vitamin A, chất đạm, Vitamin C, Vitamin B6, canxi, sắt, magie.
Trong một công bố của Digest Health, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tác dụng của các loại vitamin và chất capsaicin có trong quả ớt rất có lợi cho sức khỏe con người.
Dưới đây là những công dụng của ớt bạn nên biết:
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Công trình nghiên cứu năm 2011 của các nhà khoa học Úc cho thấy: Ăn ớt thường xuyên có thể giúp kiểm soát nồng độ insulin trong máu, điều này có lợi ích rất lớn đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Theo đó, người ăn thêm ớt trong khẩu phần ăn đã giảm được hơn 60% lượng đường có trong máu so với người không ăn.
Giảm bớt cơn đau nhức
Trong ớt có chứa nhiều capsaicin, đây là thành phần tạo nên vị cay nóng của ớt. Nhờ tác dụng của chất này mà ớt có khả năng làm giảm các cơn đau bằng cách kích thích sức đề kháng của một số tế bào thần kinh. Nghiên cứu của các nhà khoa học ở London cho rằng những người bị viêm khớp nếu ăn ớt thường xuyên sẽ giảm được đáng kể sự hành hạ của các cơn đau.
Ngăn ngừa cảm cúm
Ớt là loại gia vị có tác dụng rất tốt đối với hệ miễn dịch, giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng. Chỉ với một ít ớt cũng có thể giúp cơ thể nóng lên, đổ mồ hôi. Điều này giúp làm sạch cơ thể và ngăn ngừa cảm cúm. Bên cạnh đó, ớt còn có khả năng giúp giảm tức ngực và ngăn ngừa, chống lại các loại bệnh viêm nhiễm xảy ra ở đường hô hấp.
Giảm mỡ trong máu
Không chỉ hữu dụng với những người bị phong hàn mà ớt còn rất tốt trong việc điều chỉnh mỡ máu. Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã chứng minh lượng cholesterol trong máu chuột có giảm đi rõ rệt sau khi ăn đồ ăn chứa ớt,.
Giúp giảm béo
Nghiên cứu cho thấy thành phần chủ yếu trong ớt là capsaicin (C9H1402) , chất này có vị cay, tính nóng, tán hàn. Nhờ đó ớt có khả năng sinh nhiệt tốt, đốt cháy chất béo, đốt cháy calo, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy sự truyền tải hệ thần kinh, tạo cảm giác no lâu hơn, làm cho thận tiết ra các dịch thể có khả năng đốt cháy chất béo. Vị cay của ớt làm cho cơ thể sinh ra các phản ứng, tăng cường tiết adrenallin, cơ tim tăng cường hoạt động, kéo theo tăng quá trình đốt cháy các mô mỡ, đốt cháy năng lượng, giảm LDL cholesterol ở người béo phì.
Làm chậm lại quá trình lão hóa
Ớt là loại gia vị giàu chất chống oxy hóa (antioxydants) như vitamin C, vitamin A… là các chất rất cần thiết trong quá trình tổng hợp collagen, làm chậm lão hóa.
Nhìn chung, ớt mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, ở một số đối tượng cần chú ý kiêng ăn ớt để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay tình trạng bệnh.
Những ai không nên ăn ớt?
Dưới đây là những đối tượng nên hạn chế hoặc kiêng ăn ớt:
Những người đang bị viêm loét dạ dày
Vị cay của ớt có thể làm bỏng da, vì vậy việc ăn ớt cay sẽ tác động xấu đến niêm mạc dạ dày, đặc biệt ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra, ăn quá cay sẽ ảnh hưởng xấu đến men tiêu hóa trong dạ dày, có thể gây khó tiêu, tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
Những người đang bị bệnh trĩ
Trong ớt có chứa các chất kích thích gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm, có nguy cơ cao hình thành mủ ở hậu môn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
Theo các nghiên cứu khoa học, người đang mang thai ăn nhiều ớt dễ gây nên bệnh dị ứng trên trẻ sau này. Thậm chí có thể qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến trẻ, mẹ sẽ bị nóng trong cơ thể, con hay quấy khóc, khó ngủ. (nguồn: higlum)
Những người đang bị đau mắt đỏ
Người bị đau mắt đỏ nếu ăn ớt sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm do ớt làm cơ thể người bệnh bị nóng trong, bốc hỏa.
Lưu ý: Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe ớt cũng có thể gây nên một số tác hại như làm giảm vị giác, làm trầm trọng chứng ợ nóng, da dễ bị kích ứng,…
Vì vậy, bạn nên chú ý cân bằng lượng ớt trong khẩu phần ăn hằng ngày để ớt có thể phát huy các tác dụng tốt mà không gây hại cho sức khỏe.
Lời kết
Để nấu món lẩu gà ớt hiểm thơm ngon cũng không quá phức tạp phải không các bạn. Đừng chần chừ nữa mà hãy trổ tài nấu món ăn này ngay trong căn bếp của nhà mình để mọi người thưởng thức thôi nào.
Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thể khiến các thành viên trong gia đình mình ngạc nhiên, thích thú với món ăn hảo hạng này.