Lan Sơn Thủy Tiên có dễ chăm không? cách trồng và lưu ý

Là một người chuyên chơi lan, bạn có nung nấu ý định sưu tầm tất cả các loại phong lan từ phổ biến đến quý hiếm ở Việt Nam về khu vườn yêu dấu của mình? Nếu có cơ hội sở hữu lan Sơn thủy tiên – một báu vật khó tìm hiện nay, bạn cần biết cách trồng và chăm sóc chuyên biệt.

Trồng và chăm sóc lan sơn thủy tiên
Trồng và chăm sóc lan sơn thủy tiên

Bài viết sau đây, #higlumcom sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực này đấy!

Tìm hiểu thông tin về cây Lan Sơn Thủy Tiên

Đặc điểm

Trong khoa học, dòng lan Sơn thủy tiên được biết đến với tên gọi Dendrobium Chrysotoxum var. Đây là một biến thể của loại lan hoàng lạp chỉ khác nhau về cơ bản ở họng bông hoa. 

Khác với họng hoa màu vàng nhạt của hoàng lạp, hoa lan Sơn thủy tiên có họng mang màu đỏ nâu, tím thẫm, tím đỏ hoặc nâu tím. Sắc vàng của cánh hoa này có độ bóng và mềm mại.

Khi còn non, giả hành của hoa có màu xanh. Đến khi trưởng thành và già hơn giả hành bóng và chuyển sang màu vàng. 

Sự phân bổ vùng miền khác nhau quyết định độ lớn của giả hành. Bên cạnh giống lan Sơn thủy tiên có giả hành khúc ngắn, mập ú còn có giống khác lại nhỏ và dài như cây đũa. Ngoài ra, có những giả hành bề ngang to bằng lon bia Heniken nhưng có giống lại chỉ bằng cỡ ngón tay.

Hướng dẫn trồng lan đẹp
Hướng dẫn trồng lan đẹp

Phân biệt Lan Sơn Thủy Tiên và Lan Hoàng Lạp

Thực sự khá khó để có thể phân biệt được hai giống lan này. Bạn không thể phân biệt được khi chỉ dựa vào những đặc điểm nhân dạng bên ngoài. Chỉ có thể đợi đến khi hoa nở ra, bạn mới có thể nhận biết được đâu là lan sơn thủy tiên, đâu là lan hoàng lạp.

Xem thêm  Bí quyết trồng cây chuối cảnh đẹp, xanh tươi quanh năm

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại hoa này ở phần họng bông hoa. Với lan sơn thủy tiên, họng hoa có màu sắc đa dạng từ màu đỏ nâu, nâu tím, tím thẫm, tím đỏ hay đỏ thẫm. Trong khi đó, hoa hoàng lạp lại có họng màu vàng đặc trưng.

Nếu như bạn sợ nhầm lẫn với lan hoàng lạp khi mua hoa lan sơn thủy tiên, bạn có thể dựa trên đặc điểm này của hoa để phân biệt một cách chính xác nhất.

Một số phân tích không chính xác khi cho rằng lá của loài lan Sơn Thủy Tiên dày và cứng hơn hay giả hành mập và nặng hơn. Bởi vì, Hoàng Lạp cũng có giống giả hành to bằng cổ chân với lá vừa dày vừa cứng.

Bên cạnh đó, việc quan niệm giả hành Sơn Thủy Tiên thuôn đều từ gốc tới ngọn khác với Hoàng Lạp có giả hành nhỏ và thân mập ú cũng không chính xác. Trên thực tế, có người đã sở hữu đủ các kiểu hình như trên nhưng lại toàn là Hoàng Lạp.

Hiện nay ở Việt Nam, Sơn thủy tiên rất quý hiếm. Vì vậy, nếu được sở hữu một giỏ thì bạn đã may mắn có được một báu vật đấy. Mặc dù giá trị của loài hoa không quá đắt đỏ song muốn sở hữu là việc tương đối khó.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Sơn Thủy Tiên – đẹp như nhà vườn

Nên tiến hành trồng hoặc ghép vào tháng mấy?

Khi mầm non ở gốc mới nhú hay còn chưa bung ra và chưa xuất hiện rễ non là thời điểm rất thích hợp để ghép lan sơn thủy tiên. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết chăm sóc cây đúng cách còn bạn cũng có thể tiến hành ghép cây bất cứ lúc nào.

Khi mua, bạn nên chọn những giả hành có rễ ngắn. Những giá thể con có rễ dài chắc chắn sẽ không cho thêm rễ nữa hoặc rất khó để có thể mọc được rễ mới.

Xem thêm  Cây trường sinh có đặc điểm gì? cách trồng và chăm sóc

Chọn giống cây

Bạn nên chọn những khóm hay bụi còn xanh và cứng cáp, không bị dập nát, lở loét. Lá cây còn nguyên vẹn, không bị rách thủng. Ưu tiên chọn những giả hành có còn nhiều lá càng tốt.

Lúc mua, bạn nên chọn những cây lan khô ráo. Khi thấy bộ rễ lan đã bị ướt sung, khả năng cao cây này đã được ngâm nước cho nặng cân. Đồng thời, khi sử dụng giống này để trồng sau này, tỷ lệ cây chết là rất cao.

Ngoài việc quan sát mầm gốc, gốc, lá và bộ rễ của cây, bạn cũng nên chọn những giỏ lan có giả hành thế hệ sau to và dài hơn thế hệ trước khi mua.

Chọn và xử lý giá thể trồng

Lũa và gỗ: Giá thể có thể dùng lũa hay gỗ, càng cứng thì càng tốt. Chỉ sau 1 đến 2 năm, phần vỏ sẽ bị mục. Nếu chọn giá thể gỗ, bạn nên bỏ vỏ đi vì đây là nơi sinh trưởng và phát sinh của nấm khuẩn, sâu bọ, ốc sên. Bên cạnh đó, khi vỏ không bong ra đồng nghĩa với tình trạng cây lan sẽ không bám được vào giá thể.

Chọn chậu trồng

Chậu đất nung: Đây là một lựa chọn cho bạn khi có ý định trồng lan sơn thủy tiên vào chậu. Hãy chọn loại chậu có nhiều lỗ thoát để tạo điều kiện cho cây phát triển bên trong hoặc bám bao bọc xung quanh. Bạn có thể cho thêm vỏ thông hay dớn vụn vào bên trong chậu.

Ngoài ra, nhiều người cũng chọn dớn cục hay dớn bảng để sử dụng làm giá thể. Hai loại này vừa giúp việc ghép lan tương đối dễ thực hiện vừa dễ dàng chăm sóc và vận chuyển khi bạn muốn đóng vào thùng, xuất đi xa.

Bạn cũng có thể ghép lan sơn thủy tiên lên các vật liệu khác như gạch đá, bê tông, ngói, ống nước, đất nung…để tạo nên sự ấn tượng, phá cách cho riêng mình.

Tuy nhiên, đất nung, chậu gỗ hoặc chậu nhựa vẫn nên được ưu tiên lựa chọn theo như kinh nghiệm tích lũy được từ những người đã trồng thành công lan truyền lại.

Xem thêm  [ Lan Quân Tử ] có ý nghĩa gì? hướng dẫn trồng và chăm sóc

Bên trong chậu, bạn cho thêm dớn ổ phụng xé nhỏ hoặc dớn sợi cắt nhỏ. Nếu không có, bạn cũng có thể sử dụng vỏ thông với kích cỡ 2x2cm.

Loài lan Sơn thủy tiên vốn ưa khí hậu ẩm, giả hành vươn thẳng với vòi cong ra tứ phía trông rất bắt mắt. Vì thế, khi cây bắt đầu ra hoa thường được trưng bày ở nhiều nơi như trên ban thờ, trên giàn hoa, treo giữa sân hay trên các mặt bàn trong nhà…

Tiến hành trồng Sơn Thủy Tiên

Trước khi tiến hành trồng lan sơn thủy tiên, bạn cần cắt bỏ những rễ già đã bị dập nát và rửa sạch lại với nước lã.

Tiếp đến, bạn dùng dung dịch Physan để ngâm cây trong khoảng 5 đến 20 phút. Bạn không nên ngâm quá lâu bởi sẽ phản tác dụng và gây hại cho cây. Bạn có thể dùng dung dịch Nano Bạc hay Benkona để thay thế Physan.

Cây sau khi ngâm xong, bạn để nơi khô ráo, thoáng mát và tiếp tục ngâm trong nước 6 trong 1 từ 30 đến 60 phút. Bạn có thể dùng chế phẩm kích mầm, kích cây, hoocmon superThrive ,chống sốc, B1+Atonik,…để thay thế.

Nếu quy mô trồng cây không lớn, bạn có thể dùng bình xịt thay vì ngâm trực tiếp.

Kỹ thuật chăm sóc Sơn Thủy Tiên

Sau khi được ghép xong, bạn cần đặt cây lan sơn thủy tiên vào chỗ thoáng mát và có khoảng 50% ánh sáng chiếu vào. Bạn nên tưới cho cây với tần suất 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tối mỗi ngày.

Qua một thời gian, cây sẽ dần thích nghi với môi trường sống mới. Lúc này, bạn có thể treo lan Sơn thủy tiên dưới một lớp lưới Thái hoặc lưới Đài. Lưu ý trong thời gian cây chưa ra rễ và nảy mầm, bạn nên thường xuyên đặt cây ra ngoài để cây hấp thụ ánh nắng và tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng và phát triển.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về đặc điểm nhận dạng, phân biệt cũng như cách trồng và chăm sóc loài hoa phong lan sơn thủy tiên. 

Mong rằng những thông tin trên, #higlumcom sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình tìm hiểu về loài cây quý hiếm này. Hy vọng bạn sẽ có cơ hội sưu tầm được một chậu lan sơn thủy tiên tuyệt vời để làm phong phú thêm cho sân vườn nhà mình nhé. Chúc bạn thành công!

Tham khảo:

4.7/5 - (3 votes)