Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam, hoa lồng đèn đã luôn đứng top đầu cho sự lựa trong số các loài hoa dành cho trang trí. Không gian sống của gia đình bạn sẽ thêm rực rỡ với vẻ đẹp ngộ nghĩnh, bắt mắt từ những bông hoa lồng đèn rủ xuống rực rỡ.
Bên cạnh đó, hoa lồng đèn với vẻ đẹp cuốn hút còn mang ý nghĩa thịnh vượng và sự may mắn nên được nhiều người ưa chuộng.
Trong bài viết này, hãy cùng higlum tìm hiểu về cách trồng, chăm sóc và lưu ý quan trọng khi trồng hoa lồng đèn nhé.
Table of Contents
Nên trồng hoa lồng đèn vào thời điểm nào?
Có nguồn gốc từ Nam Mỹ với tên khoa học là Fuchsia X Hybrida, hoa lồng đèn có thể thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Nhưng để cây phát triển tốt nên trồng nơi mát mẻ, nhiệt độ môi trường dao động từ 15 đến 30 độ C.
Là cây sợ ánh sáng trực tiếp, nên đặt ở những nơi bán râm.
Tại nước ta, tùy vào đặc điểm của từng vùng mà thời điểm thích hợp trồng cũng khác nhau.
Một số vùng mát mẻ có thể bắt đầu trồng từ bất cứ thời điểm nào trong năm như Sapa, Mộc Châu, Đà Lạt, …
Các tỉnh thành phía bắc nên trồng tránh thời điểm mùa hè nắng nóng. Nếu như trồng vào mùa hè, bạn nên che bóng cho cây và nước tưới cần bổ sung thường xuyên.
Chọn chậu trồng hoa lồng đèn
Chọn chậu trồng với kích thước và kiểu dáng khác nhau tùy theo mục đích của bạn.
Nhưng để cây phát triển tốt, bạn nên tránh chọn chậu có kích thước quá bé. Chậu bé sẽ làm hạn chế sự phát triển của bộ rễ cũng như của cây lồng đèn.
Chiều sâu và đường kính miệng chậu trên khoảng 20cm là hợp lý.
Đặc điểm của hoa là các bông mọc xung quanh và xòe rủ xuống như những chiếc lồng đèn (như cái tên gọi của nó). Chính vì đặc điểm này mà bạn nên chọn những chậu hình chảo, hoặc là những chậu có hình dạng khác nhau mà có thể treo được.
Là một loài hoa trang trí, vị trí thích hợp là đặt chúng tại hiên nhà hoặc trước ban công để tạo điểm nhấn cho không gian sống. Vị trí này cũng phù hợp với việc trồng cúc thân gỗ.
Chuẩn bị đất trồng hoa lồng đèn
Đặc điểm của cây hoa lồng đèn là sợ úng nước nhưng lại ưa ẩm, nên thích hợp trồng trong các loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.
Bạn có thể chọn mua các loại giá thể trồng cây trên thị trường. Một số loại giá thể có thể kể đến như giá thể T-Rat hay giá thể hữu cơ cao cấp.
Ngoài ra bạn có thể tự làm đất trồng bằng cách trộn đất thịt cùng với xỉ than, phân chuồng hoai mục, mùn cưa, … Bạn vui lòng tìm kiếm trên google để có cách làm phù hợp.
Xem thêm:
- cách trồng Hồng Vân Khôi
- Ý nghĩa của hoa Quỳnh
Kinh nghiệm lựa chọn giống
Việc lựa chọn giống hoa lồng đèn với màu sắc thích hợp phụ thuộc vào ý tưởng trang trí và sở thích của bạn.
Hoa lồng đèn hiện nay có rất nhiều giống với màu sắc đa dạng khác nhau: hồng, đỏ, trắng, tím, … nhưng được lựa chọn phổ biến hơn cả là màu hoa lồng đèn đỏ và hoa lồng đèn hồng.
Có hai phương pháp nhân giống hoa lồng đèn là trồng từ hạt và trồng từ cây con (giâm cành, nuôi cấy mô). Nhưng do việc gieo hạt thành công khá thấp, nên phương pháp giâm cành để nhân giống hoa lồng đèn được sử dụng là chủ yếu.
Hướng dẫn nhân giống hoa đèn lồng bằng phương pháp giâm cành
Lựa chọn những cành bánh tẻ, không có hoa sẽ tốt hơn để làm hom giâm. Hom được cắt có chiều dài 7-9cm với 2-4 cặp lá trưởng thành.
Đất trồng (giá thể) hom sử dụng cát sạch (được lọc sạch và trừ vi khuẩn). Độ sâu giá thể khoảng 4 đến 5cm. Được đặt trong những nơi có nhiệt độ mát mẻ (20 – 24 độ C) – đặt tại những nơi có thời gian chiếu sáng ít hơn 12 tiếng.
Sau khi xử lý với thuốc kích rễ, bạn giâm hom vào giá thể. Chờ đợi 3-4 tuần sau thì rễ mới hình thành. Sau thời gian này, bạn có thể chuyển chúng ra chậu để trồng trực tiếp, hoặc mang ra bầu đất tiếp tục ươm.
Tiến hành trồng hoa lồng đèn
Là cây ưa ánh sáng nhẹ, vị trí thích hợp để đặt hoa lồng đèn là nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Nếu như đặt ở nơi có ánh nắng trực tiếp thì cần che chắn phù hợp.
Nên trồng mỗi chậu một cây đối với những chậu nhỏ. Còn khi trồng trong chậu lớn hoặc trồng trực tiếp thì nên trồng với mật độ từ 15 đến 25cm mỗi cây.
Cần tưới ẩm đất trước khi trồng, thời điểm thích hợp là sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể xử lý nấm bệnh cho đất trước khi trồng. Đất trồng cách mép chậu khoảng 3-5cm.
Khi trồng cần nhẹ nhàng, chuyển từ từ cây vào trong chậu (tránh làm vỡ bầu đất). Lấp 1 lớp đất mỏng xung quanh gốc và dùng tay ấn nhẹ.
Trồng xong đặt cây ở nơi thoáng mát 1 đến 2 tuần giúp cây ổn định, rồi mới đem đặt ở nơi mong muốn với các biện pháp chăm sóc tiếp theo.
Nên tiến hành bấm ngọn 1 lần duy nhất sau khi cây phát triển 4 đến 5 cặp lá đầu tiên.
Chăm sóc cây hoa lồng đèn sau khi trồng
Duy trì độ ẩm của đất từ 60 – 70%, tránh để cây khô héo lâu ngày. Cũng như tránh chậu bị ngập úng sau khi tưới, cần chú ý quan sát.
Sau khoảng 1 tháng trồng, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách tưới thêm phân NPK hoặc các loại phân bón lá sinh học.
Ngoài ra, cần cắt tỉa thường xuyên mỗi năm giúp cây loại bỏ những cành già yếu. Tạo không gian để cho cây phát triển và ra nhánh mới.
Như vậy bạn đã cùng higlum.com tìm hiểu kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc hoa lồng đèn – loài hoa được nhiều người yêu quý. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ tiếp theo về hoa tigon của chúng tôi.