Bí quyết trồng đinh lăng trong thùng xốp – xanh tốt quanh năm

Cây đinh lăng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, mỗi bộ phận của cây đinh lăng đều là vị thuốc. Chính vì vậy nên thời gian gần đây loại cây này được trồng nhiều.

Vậy loài cây này có trồng được trong thùng xốp hay không? Quá trình trồng cần lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên trong bài viết này của higlum.com nhé!

Nên trồng đinh lăng vào tháng mấy?

Là loại cây thích nghi tốt với các loại thời tiết khác nhau, nên bạn có thể trồng tại bất cứ thời điểm nào trong năm. 

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn thì thời điểm thích hợp nên trồng là từ tháng 2 đến tháng 4, hoặc tháng 7-8 dương lịch hàng năm.

Trồng đinh lăng trong thùng xốp đơn giản
Trồng đinh lăng trong thùng xốp đơn giản

Lựa chọn chậu trồng

Là một cây có củ lớn khi trưởng thành, nên cần một chậu có kích thước đủ để cây phát triển. Kích thước chậu trồng đường kính ít nhất 30cm, chiều cao thấp nhất là 45cm. 

Bạn có thể sử dụng thùng xốp để trồng, đó là dụng cụ lý tưởng cho không chỉ đinh lăng mà rất nhiều loại cây trồng tại nhà khác.

Bên cạnh đó, khi trồng trong chậu làm từ gốm hoặc sứ thì cây sẽ sinh trưởng tốt hơn. Lý do là các loại chậu này có khả năng hút ẩm cho đất, tránh cây bị úng nước gây thối rễ.

Xem thêm  Cỏ lan chi là cây gì? đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc

Lưu ý: cần đục lỗ dưới đáy chậu, giúp thoát nước dễ dàng khi trời mưa hoặc tưới quá nhiều.

Kinh nghiệm chọn giống

Có rất nhiều loại đinh lăng trên thị trường hiện nay, từ giống trong nước đến giống ngoại nhập. Nhưng có 2 loại được trồng nhiều tại Việt Nam là đinh lăng tẻđinh lăng nếp.

Giống đinh lăng nếp có thân mịn, lá bé. Đồng thời củ mềm, to và sinh trưởng nhanh. Bên cạnh đó lá đinh lăng nếp có thể sử dụng như rau sạch, có thể dùng như một vị thuốc.

Chính vì những lý do trên, bạn nên lựa chọn giống đinh lăng nếp để trồng tại nhà (nguồn: higlum.com).

Kinh nghiệm chọn giống
Kinh nghiệm chọn giống

Chuẩn bị đất trồng đinh lăng

Là một cây “dễ tính”, có thể phát triển được trên các loại đất khác nhau. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất nên chọn loại đất có độ pH trung bình, tơi xốp – giàu chất dinh dưỡng.

Bạn có thể tự làm đất trồng bằng cách pha đất thịt (hoặc đất cát) với phân hữu cơ hoai mục theo tỉ lệ : 1 phân : 2 đất. Bên cạnh đó nên cho thêm mùn cưa hoặc vỏ trấu để tăng độ tơi xốp cho đất trồng.

Nếu như không đủ thời gian và nguyên liệu, bạn nên mua đất trực tiếp tại các cửa hàng bán cây giống.

Kỹ thuật làm hom giống và trồng

Bạn có thể mua hom giống tại các vườn giống hoặc chợ cây cảnh. Lựa hom không bị nứt hay vỡ bầu, thân lành lặn. Quan sát các chồi non không có sâu bệnh hại, còn tươi nguyên.

Xem thêm  Cây Giáng Hương là gì? tác dụng, cách trồng và ý nghĩa

Sau khi chọn được hom giống, bạn đem về trồng luôn theo các bước như sau:

  • Lót xuống đáy chậu 1 lượt xỉ than, mục đích để ngăn các lỗ thoát nước bị chặn kín.
  • Cho đất đã chuẩn bị ở bước trước chậu tới độ cao ⅔ chậu thì dừng.
  • Ở giữa chậu, bới hố có kích thước rộng hơn hom một chút (độ sâu bằng chiều cao của hom giống)
  • Tách lớp nilon bao ngoài bầu hom (cẩn thận cắt vào rễ, tránh làm bầu bị vỡ)
  • Đặt hom vào hố trồng, lấp đất kín hố trồng (dùng tay ấn nhẹ) sau đó tưới nước đủ ẩm. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể phủ rơm rạ xung quanh gốc để giữ ẩm cho hom đất.
Kỹ thuật làm hom giống và trồng
Kỹ thuật làm hom giống và trồng

Xem thêm:

Kinh nghiệm chăm sóc đinh lăng trong thùng xốp

Nước tưới

Thời gian đầu sau khi trồng bạn cần tưới nước thường xuyên, giúp đất được giữ ẩm. Như vậy rễ sẽ phát triển nhanh chóng trong điều kiện mới.

Khi bước vào giai đoạn phát triển, bạn có thể hạn chế tưới nước hơn cho đinh lăng. Đảm bảo giữ đủ ẩm cho đất là được. Vào những ngày trời nắng nóng, nên tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc tối mát. Thời kỳ mưa nhiều, độ ẩm không khí lớn thì có thể giãn cách thời gian tưới lâu hơn.

Bạn có thể tận dụng nước vo gạo để tưới, trong nước vo gạo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cây.

Ngoài ra, nếu như để cây ở ngoài trời mưa dễ khiến nước bị ứ đọng. Bạn cần có biện pháp giúp chậu có thể thoát nước tốt (tham khảo thêm cách chăm hoa dâm bụt)

Xem thêm  Hoa Giấy Ngũ Sắc nhân giống như thế nào? giá bao nhiêu tiền

Điều kiện ánh sáng

Là một cây cực kỳ ưa ánh sáng, bạn nên đặt chậu tại các vị trí đón ánh sáng cả ngày. Vị trí thích hợp là ban công, hay sân thượng – nơi có thể đón ánh nắng cả ngày. (Lưu ý: đặt chậu tránh xa cục nóng điều hòa).

Tuy nhiên, khi đặt ở những nơi nắng nóng quá nhiều thời gian trong ngày bạn cần chú ý bổ sung lượng nước phù hợp cho cây.

Chăm sóc đinh lăng
Chăm sóc đinh lăng

Dinh dưỡng

Do đất chuẩn bị đã được trộn cùng phân hữu cơ nên trước khi trồng không cần thiết phải bón lót.

Là cây có đặc điểm sinh trưởng tốt, bạn không cần bón phân thường xuyên cho cây. Tuy nhiên,  nếu muốn cây nhanh phát triển hơn nữa bạn có thể sử dụng phân trùn quế bón xung quanh gốc mỗi 3 tháng một lần.

Cùng với việc bổ sung dinh dưỡng, bạn cũng cần tỉa bớt tán cây khi chúng phát triển quá dày hoặc quá rậm rạp.

Thu hái và bảo quản

Lá đinh non thường được sử dụng như một loại rau sống ăn kèm. Với những lá bánh tẻ trở lên, bạn có thể thu hoạch và sử dụng phương pháp âm can trong râm để làm khô.

Vỏ cây đinh lăng có thể tách, rửa sạch + phơi khô rồi bảo quản.

Thu hoạch đinh lăng
Thu hoạch đinh lăng

Sau khoảng 3 đến 5 năm, bạn có thể thu hoạch củ đinh lăng trong chậu. Đó là thời điểm thích hợp để thu hoạch, lúc này củ đã chiếm phần lớn thể tích chậu trồng. Thu hoạch để củ đảm bảo chất lượng, cũng như bạn có thể trồng lứa mới.

Như vậy bạn đã cùng higlum.com tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đinh lăng trong chậu. Thật đơn giản đúng không nào? Chúc bạn sớm sở hữu cho mình những chậu đinh lăng xanh tốt.

Rate this post