Cây xương rồng có tác dụng gì? cách dùng trị bệnh và lưu ý

Mặc dù sống ở nơi có điều kiện khắc nghiệt nhưng đây là cây có tuổi thọ rất dài. Và có sức sống mãnh liệt. Chính vì thế mà nhiều người chọn cây xương rồng làm cây phong thủy. Và muốn trồng chúng thì cách trồng cũng như chăm sóc cũng tương đối đơn giản. 

Cùng #higlumcom cây trồng khám phá về loài nhiều gai này nhé!

Tìm hiểu về đặc điểm cây xương rồng

Xương rồng là cây gì?

– Các nhà khoa học xếp cây xương rồng vào nhóm cây thuộc họ Cactaceae. Loại này có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hiện tại người ta tìm thấy 1500 đến 1800 loài khác nhau chia thành 125 chi. Chúng sống ở nhiều môi trường như sa mạc, hay nơi khô nóng. 

Tác dụng của cây xương rồng
Tác dụng của cây xương rồng

– Xương rồng ít khi mọc riêng rẽ mà sẽ mọc thành bụi hình cầu hoặc mọc đứng gần mặt đất. Nếu mọc đứng thì sẽ có các nhánh hình trụ khá to. Thân cây thường có màu xanh và có nhiều nước. Các lá tiêu biến để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. 

– Thông thường chu kỳ nở hoa của cây xương rồng từ 6 đến 12 tháng. So với các hoa khác là chậm hơn. Hoa của cây sẽ mọc ra trực tiếp từ thân và cân xứng ở 2 bên. Tùy từng giống mà hoa có màu tím, hồng hay đỏ,… Những bông hoa xinh đẹp chính là điểm thu hút tuyệt vời mà cây xương rồng mang lại. 

Ý nghĩa phong thủy của cây xương rồng

Đặc điểm của xương rồng là dù sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn vững vàng vươn lên. Nó đại diện cho sự ngoan cường, không chùn bước trước thử thách để đạt được thành công. 

Cây xương rồng dù bề ngoài xù xì nhưng bên trong lại rất mềm mại. Như thế cũng có nghĩa là dù con người bên ngoài có gai góc thế nào thì bên trong vẫn chan chứa tình cảm, nhân ái.

Cây xương rồng có tác dụng gì
Cây xương rồng có tác dụng gì

Nên đặt xương rồng ở vị trí nào để tốt cho gia chủ?

Bản thân xương rồng có gai sắc nên nếu vô tình chạm phải có thể bị thương. Hơn nữa nó cũng là đại diện cho hung khí. nên hạn chế để trong nhà hoặc bàn làm việc. Vì sẽ mang vận xui đến cho chủ nhà. Tốt nhất là tránh để xương rồng trong nhà. 

Nếu muốn tìm vị trí đặt cây xương rồng đẹp lại hợp phong thủy thì bạn có thể tham khảo các vị trí sau:

– Trước đây cây xương rồng hay được sử dụng để làm hàng rào ngăn trộm. Vừa đẹp lại giữ được của cải cho chủ nhà. 

Xem thêm  Cách trồng nấm kim châm đơn giản - ít bệnh - nhanh thu

– Hướng Tây Bắc theo phong thủy là hướng của tà ma, điều xấu xí. Đặt cây xương rồng ở đây để ngăn xui xảo và giữ tiền bạc tốt. 

Khi đặt cây thì tránh những nơi như đại sảnh, trước cửa nhà, hành lang, hay lối đi lại nhiều vì có thể làm thương nếu vô tình chạm vào. Những nơi trẻ nhỏ hay lui tới như công viên, trường học, khu vui chơi cũng không nên trồng. Để đảm bảo an toàn cho các em. 

Nếu định dùng làm cảnh thì nên chọn những cây lai tạo. Vì kích thước nhỏ và gai cũng mềm hơn. Để trên bàn làm việc sẽ hợp lý. (Tương tự như cây ngô đồng mini để bàn)

Chậu xương rồng xinh đẹp
Chậu xương rồng xinh đẹp

Kỹ thuật trồng cây xương rồng đúng cách

Tùy vào kinh nghiệm cũng như điều kiện bạn có thể ghép tháp, gieo hạt hay trồng từ cây con đều được. 

Trồng xương rồng từ cây con

Nếu bạn là người mới chưa có kinh nghiệm thì có thể dùng cây con để trồng. Chỉ cần làm sạch dao để cây không bị nhiễm trùng rồi cắt lấy nhánh cây khỏe mạnh nhất. Sau đó để nó ở nơi khô ráo và thoáng mát khoảng hơn 10 ngày cho khô hết mủ. Lúc này đem đi trồng là được rồi đấy! 

Cách này thì chỉ cần 1 thoài gian ngắn thôi là rễ sẽ mọc ra. Nhánh cây cũng mau chóng phát triển thành 1 cây mới. Nó sẽ mang mọi đặc tính của cây mẹ.

Phương pháp trồng xương rồng từ cây con

Cũng giống như cây phát tài, hạt giống cây xương rồng bạn có thể mua ở các cửa hàng cây trồng. Nhưng cần đảm bảo đó là hạt giống tốt nhất để thích nghi được với mọi điều kiện môi trường. 

Đất trồng cây chỉ cần đủ ẩm là được. Nhiều nước quá hạt không những không nhú mầm mà còn bị chết nữa.

Rải đều hạt lên luống và dùng đất mịn phủ lên. Chỉ phủ 1 lớp mỏng là được. Đất dày quá hạt sẽ lâu nảy mầm. Cuối cùng thì có thể dùng túi nilon mỏng hoặc màng bọc thực phẩm che lên trên. Nếu gieo ít trong chậu thì bạn để ở nơi có ánh sáng nhẹ.

2 chậu xương rồng mini
2 chậu xương rồng mini

So với các giống cây khác thì phải mất 1 tháng hạt xương rồng mới nhú mầm. Nếu muốn trồng nhanh thì bạn không nên chọn cách gieo hạt. Sau 1 tháng nếu tốt thì mầm cây sẽ có gai. Lúc này bạn bỏ màng bọc ra được rồi và tưới chút nước cho cây. Vì sau 1 tháng đất khô rồi. 

Khi cây đã lớn rồi thì bạn nên tách nhánh của cây ra trồng riêng. Đất thích hợp với cây là đất có độ mùn cao nhưng thoát nước tốt. Không nên dùng đất tơi quá. Vì nó thoát nước kém dễ chết cây.

Cuối cùng bạn để cây ở nơi thoáng mát có ánh sáng nhẹ là được. Sau đó thì mỗi ngày sáng sớm bạn mang phơi cây 1 đến 2 tiếng. Sau 3 tuần cây sẽ có nhiều rễ cũng như bám chắc vào đất mới rồi. 

Phương pháp ghép tháp xương rồng

Cách này chỉ nên áp dụng nếu bạn thật sự khéo hoặc đã có kinh nghiệm trồng cây.

Chọn gốc ghép hoặc vạt hình nêm rồi cắt xéo 1 bên đi. Chọn cành ghép từ loại cây xương rồng khác mà bạn thích rồi đặt vào chỗ cắt. KHéo léo ráp chúng lại cho vừa vặn. 

Khi cố định thì dùng chỉ để cố định chúng lại với nhau. Bạn có thể tận dụng gai xương rồng để làm các chỗ bám để buộc cho chắc. Như vậy vết ghép không bị lệch ra ngoài.

Xem thêm  Cây bàng đài loan có nên trồng không? tác dụng và cách chăm sóc

Nếu ghép cành thì cần thực hiện khi cả gốc ghép và cành ghép mới cắt xong thì kết quả sẽ tốt hơn.

Xem thêm:

Hướng dẫn chăm sóc xương rồng xanh tốt, nhanh phát triển

Chế độ nước tưới

Nhìn chung nước tưới cây thì khá đơn giản và dễ tìm. Chỉ cần nước mưa hay nước máy hoặc bất cứ loại nước nào có độ pH trung bình là được. Chỉ khi nào đất trồng cây khô mới phải tiến hành tưới nước. và cũng chỉ cần 1 lượng nước vừa đủ để làm ẩm đất và ngấm tới rễ cây là được. Không cần nhiều quá làm gì.

Trong khi tưới cần chú ý: 

– Nếu xương rồng để ở nơi có nhiều ánh nắng như ban công hay sân thượng thì 1 tuần bạn có thể tưới từ 2 đến 3 lần cho cây. Còn để cây ở bàn làm việc hay cửa sổ thì tuần tưới 1 lần thôi. Nhìn chung dựa vào đất mà tưới. 

– Nếu trời mưa nhiều thì bạn nên bê cây vào chỗ không có mưa như mái hiên hay trong nhà. Vì để nước ngấm nhiều sẽ dễ làm chết cây. 

Chế độ ánh sáng

Đây là giống cây thích hợp với nơi nhiều ánh sáng. Đặc biệt là vào sáng sớm. 

Nếu trồng xương rồng trong chậu thì bạn cứ để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc cũng được. Thỉnh thoảng vài ba ngày thì mang cây ra phơi nắng sớm là được. 

Cần đặc biệt chú ý là nếu bạn để trong nhà quá lâu mà khi phơi nắng quá 6 tiếng thì cây sẽ cháy da ngay. Thân cũng sẽ chuyển sang đen hoặc vàng nâu.

Loại xương rồng chứa nhiều nước thì có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ cách nhau lớn. Độ khoảng từ 10 đến 50 độ. Nhưng nếu muốn cây phát triển thì nên duy trì nhiệt độ từ 15 đến 28 độ là được. 

Dinh dưỡng

Bản thân xương rồng đến từ những vùng đất khô cằn như hoang mạc. Nhưng nếu uốn cây phát triển tốt cũng như ra hoa thì bạn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. 

Khi trồng xương rồng thì tùy vào từng thời điểm mà bạn điều chỉnh lượng phân cho thích hợp. Ví dụ như khi cây mới trồng thì dùng NPK loại 20-20-20 hoặc 16-16-8. KHi cây bước vào giai đoạn phát triển thì chuyển sang NPK 18-19-30 hoặc 20-30-20. Còn khi cây ra hoa thì dùng NPK 6-30-30. Khi muốn cây mau ra hoa thì bạn dùng NPK 10-60-10 nhé!

Cần đặc biệt chú ý nếu dùng NPK 10-60-10 thì phải dùng lúc cây đang khỏe. Sau đó khi cây đã trổ nụ thì cần chăm sóc cây bình thường. Để cây không bị kiệt quệ.

Khi tưới phân bạn pha loãng 1 đến 1,5g với 1l nước để tưới cho cây là được. Mỗi lần tưới cach nhau 10 đến 15 ngày. Nếu không thì bạn dùng phân hữu cơ trộn với đất cũng được. Một vài loại phân vi lượng cần chú ý chăm sóc cây là Mn, Bo, Ca, Zn, Mg,… Các loại này có cần nhưng liều lượng nhỏ. Nếu tưới thì cách nhau 1 đến 2 tháng. (Tham khảo thêm cách chăm sóc lan sơn thủy tiên

Xương rồng dùng để làm gì? Tác dụng trị bệnh của xương rồng

Trong mủ của cây có chất độc nên không cho nó chảy vào mắt. Nhưng người ta cũng tận dụng điều này để điều trị một số chứng bệnh. Ví dụ như làm thuốc tẩy hoặc cần tháo nước. Chính vì thế nếu dùng thì cần kết hợp với vị thuốc khác. 

Xem thêm  Hoàng Phi Hạc là lan gì? đặc điểm, cách trồng - chăm sóc

Người ta cũng dùng nhựa xương rồng để diệt sâu bọ, điều trị tiêu chảy hay sát khuẩn rất tốt. Nhưng khi dùng cần phải cẩn thận. Nếu không có kinh nghiệm thì tuyệt đối không tự ý dùng. 

Tổng hợp tác dụng của xương rồng 3 cạnh (xương rồng ông)

1. Trị báng

Men rửa nửa bánh, bồ hóng bếp 3 phần và thêm một chút nhựa xương rồng nữa. Đầu tiên nghiền bồ hóng cho mịn, men rượu cũng giã nát ra. Sau đó cho nhựa xương rồng vào hỗn hợp 2 bột trên và vo viên lại. Mỗi viên tầm bằng đầu đũa là được.

Khi nào uống lấy đúng 3 viên gói vào miếng chuối và nuốt. Nếu uống 3 ngày mà đi nặng có màu trắng thì đã điều trị thành công. Lúc này dùng thêm vài ngày cho khỏi hẳn nhưng giảm liều lượng xuống còn 2 viên. Khi uống không ăn thịt mỡ và hành sống. 

2. Trị sâu răng, nhức răng

Xương rồng bỏ gai rồi đem nướng lê. Tiếp tục tách hết xơ ra vào cho vài hạt muối vào chỗ xương rồng đã nướng. Tiếp tục cho miếng xương rồng vào chỗ răng đau và ngậm. Nếu có nước miếng thì nhổ ra.

Mỗi ngày làm vài ba lần tùy tình trạng bệnh. Ngậm xong thì súc miệng cho sạch. Không nuốt. 

3. Trị gai cột sống và đau lưng

Xương rồng rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng cho sạch hoàn toàn. Sau đó nướng trên bếp từ 2 đến 3 phút rồi cho vào khăn sạch và đắp vào chỗ bị đau.

Khi nào miếng xương rồng nguội thì thay miếng mới. Làm như vậy các vết bầm tím hay đau nhức sẽ đỡ. 

4. Giúp giảm đường huyết

Nửa cân lá xương rồng rửa sạch rồi nấu nước uống 3 bữa mỗi ngày. Dùng đến khi tình trạng bệnh ổn định thì dừng. 

5. Giúp giảm mệt mỏi, điều trị bệnh tiểu đường

Nhiều nơi trên thế giới loại xương rồng lê gai nằm trong họ Opunitia để làm thuốc trị bệnh. Điển hình như cải thiện tình trạng mệt mỏi hay đau dạ dày.

Còn người Nhật thì chiết dịch từ loại cây này để giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế mệt mỏi và làm thuốc chữa đau dạ dày. 

6. Giúp hạ sốt

Quả xương rồng ép lấy nước rồi thêm mật ong vào để uống. Nước chia ra uống nhiều lần. Nước này mát nên giúp mau tiêu đờm và còn hạ sốt nữa. 

Tác dụng của cây xương rồng có gai (xương rồng bà)

1. Hỗ trợ chữa bỏng

Xương rồng bỏ gai rồi giã ra và đắp vào chỗ bỏng là được. KHông những giảm ngứa rát mà còn giúp ngăn tình trạng vết thương nhiễm trùng. Cũng như giúp vết thương mau lên da non hơn.

2. Trị rạn xương, đau nhức

Mỗi nguyên liệu sau lấy 1 lượng bằng nhau bao gồm tơ hồng, ngải cứu, xương rồng bà và cúc tần. Các nguyên liệu sao nóng lên rồi đắp vào chỗ cần điều trị. Cơn đau sẽ lập tức suy giảm. 

3. Chữa mụn đầu đinh

Xương rồng bà gọt bỏ gai rồi thêm lá mồng tơi hoặc lá ớt vào và giã nát. Sau đó đắp hỗn hợp lên chỗ bị mụn là được. Mụn sẽ mau chín mủ và giảm sưng.

4. Giúp trị ho

Xương rồng 60g đem nấu với nước uống liên tục vài ngày là tiêu đờm, giảm ho. 

5. Trị tá tràng, đau loét dạ dày

Chọn cây xương rồng bà bỏ hết gai đi rồi thái lát và phơi khô rồi nghiền bột thật mụn. KHi nào dùng thì chỉ cần lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước để uống là được. Còn nếu đau dạ dày mà dịch vị bình thường thì lấy bột xương rồng 250g nấu với màng mề gà 30g để uống.

Ngược lại người nào dịch nhiều thì cũng lượng như trên nhưng thêm mai mực 45g nữa là được. Uống 3 tuần rồi nghỉ 3 ngày. Liên tục 3 liệu trình là đỡ.

Lời kết

Chỉ với những thông tin ngắn gọn như bên trên thôi, chúng mình tin bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về cây xương rồng rồi đấy! Từ giờ bạn có thể cân nhắc áp dụng các bài thuốc từ cây xương rồng vào cuộc sống hằng ngày. Để nâng cao sức khỏe rồi.

#higlumcom chúc bạn thành công cùng với việc trồng và chăm sóc cây xương rồng nhé!

Tham khảo:

4.5/5 - (2 votes)