Thị trường hoa Tết trong thời gian gần đây gây sốt với nhiều loại hoa mới với kiểu dáng và màu sắc sặc sỡ thu hút sự chú ý của những người chơi hoa. Trong đó không thể không kể đến loài địa lan sato. Đây là một trong những loài hoa được nhiều người yêu thích, săn đón vào dịp tết.
Hiện nay địa lan sato được đưa vào trồng với mô hình công nghiệp nên nguồn cung rất nhiều. Tuy nhiên nếu bạn không biết cách chăm sóc cây hoa sẽ trở nên giảm giá trị ban đầu. Trong bài viết hôm nay, cùng #higlum tìm hiểu về đặc điểm cùng cách trồng và chăm sóc loài địa lan sato này nhé!
Table of Contents
Tìm hiểu một số thông tin về địa lan SaTo
Nguồn gốc
Bên cạnh cái tên địa lan sato, người ta còn gọi loài cây này bằng cái tên địa lan trứng dựa vào màu sắc vàng hóa đặc trưng khó lẫn của nó.
Theo một vài nghiên cứu, địa lan sato xuất hiện từ hơn 150 năm trước ở vùng Tây Nam đất nước Trung Quốc. Không chỉ có một mà địa lan có nhiều màu sắc phong phú như trắng, tím, cam, đỏ…Tuy nhiên loài địa lan sato vàng vẫn được yêu thích nhất trong tất cả các loài địa lan sato.
Địa lan sato thường được nhân giống bằng cách lai ghép. Với phương pháp này địa lan càng ngày càng có nhiều kiểu dáng, màu sắc bắt mắt và phong phú trên thị trường.
Đặc điểm
Địa lan sato thuộc giống cây thân thảo, kích thước trung bình của cây từ 0,3 – 1,5m. Hoa không nở rộ và hơi khum khum, tròn tròn giống như quả trứng vậy đó.Chính vì vậy loài địa lan này còn được gọi là địa lan trứng.
Sau một thời gian hoa sẽ xòe ra rất đẹp. Lá của cây địa lan sato mọc thành lùm hình sừng hoặc hình dải. Phần cuống hoa khá to, trên một cuống hoa có khoảng 7 – 15 bông hoa.
Màu vàng là màu sắc đặc trưng nhất của hoa địa lan sato. Bên cạnh đó, trên những cánh hoa vàng điểm xuyết những họa tiết lốm đốm hoặc vân kẻ dọc màu đỏ, trắng, hồng, cam, nâu rất đẹp mắt.
Đặc điểm nổi bật của hoa địa lan sato là học mọc thành từng cụm và khá dài, rủ xuống như những dây đèn hoa. Chính vì sắc vóc độc đáo, lạ mắt mà hoa địa lan sato rất nổi tiếng trong giới lan, được săn đón vào dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên để hoa nở đúng vụ và cho hoa đẹp cách trồng và chăm sóc cây hoa đặc biệt quan trọng.
Mùa hoa địa lan sato thường kéo dài đến 2 – 3 tháng. Hoa địa lan sato không ra hoa quanh năm, nó nở duy nhất 1 lần trong năm vào đầu mùa xuân từ tháng 1 – 2. Đây là thời điểm mát mẻ trong năm, nắng ấm thuận lợi cho quá trình nở hoa của cây. Thời điểm này trùng với dịp Tết Nguyên Đán nên loài hoa này rất được săn đón
Lưu ý thêm.
Một trong những đặc điểm nổi bật của cây hoa lan sato là chúng sống cộng sinh với các loài cây khác để hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, cách trồng địa lan sato cung có nhiều điểm khác với cách trồng hoa thông thường.
Loài địa lan sato này ưa sống ở những nơi có khi hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nền nhiệt cao. Do đó chúng sống và phát triển rất khỏe ở nước ta.
Xem thêm:
- Những phương pháp trồng hành lá
- Hướng dẫn trồng khổ qua trong thùng xốp
- Có nên trồng bầu tại nhà không?
Hướng dẫn trồng địa lan sato đẹp – đúng chuẩn
Chuẩn bị chậu trồng
Chuẩn bị chậu trồng là công việc đầu tiên bạn cần làm khi trồng địa lan sato. Yêu cầu với chậu trồng là có lỗ thoát nước và phù hợp với điều kiện sống của cây. Bên cạnh đó vì loài địa lan này có lá và hoa rủ và dài nên bạn hay chọn những chậu có dáng cao. Ngoài ra vì khóm lan sato có khá nhiều thân, do đó bạn chọn những loại chậu có đường kính lớn một chút để cây đó không gian tốt nhất để phát triển.
Trước khi trồng bạn nên vệ sinh sạch sẽ chậu và khử trùng để diệt các loại vi khuẩn và mầm bệnh. Với những chậu mới bạn chỉ cần rửa qua cho sạch là được. Với những chậu đã qua sử dụng bạn buộc phải rửa hết lớp đất cát cũ, lau kỹ bằng nước xà phòng loãng rồi rửa sạch lại bằng nước sạch.
Chuẩn bị giá thể trồng
Giá thể trồng lan cũng rất quan trọng. Bạn chuẩn bị chất trồng gồm những loại vật liệu như vỏ trấu nung, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê nung, dớn mềm, dớn xơ, vỏ thông, xơ dừa…Bạn có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối trộn các loại nguyên liệu với nhau. Yêu cầu với giá thể là:
- Khả năng giữ ẩm tốt: Độ ẩm giá thể vào mùa khô duy trì 40 – 60%
- Khả năng thoát nước tốt: Sau khi tưới 15 – 20 phút nước không còn đọng lại trong chật, không bị ngập úng khi trời mưa nhiều.
- Chậm phân hủy: Giá thể giữ được cây trúc ban đầu, không bị mục nát, nếu gái thể bị mục nát sẽ gây tích nước và giảm độ thông thoáng.
Chi tiết các bước trồng địa lan – đẹp như nhà vườn
– Trước tiên bạn nên rửa các khóm lna dưới vòi nước sạch rồi đặt vào rổ. Lưu ý khi rửa phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương tới các rễ và mầm của cây lan. Ngoài ra bạn nên đánh dấu từng loại lan để tránh bị nhầm lẫn.
– Tiếp đó, bạn cho phần lót vào đáy chậu. Độ dày của phần lót này khoảng 5 – 7 cm tùy vào chiều cao của chậu và kích thước của rễ cây
– Đổ chất trồng đã chuẩn bị vào chậu.
– Phủ lên bề mặt chậu lan một lớp mỏng rêu hay vụn xỉ than, chú ý thân cây sau khi được phủ vẫn phải hở một phần để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển.
– Say đó bạn dùng bình xịt tưới đẫm nước toàn bộ đất trồng. Nếu bạn trồng bằng bùn ao thì tẩy rửa lớp bùn bám trên lá cây. Nếu bạn trồng và cát và xỉ thì cùng dùng bình xịt để tẩy rửa toàn bộ phần lá của lam. Bởi lan là loài ưa sạch sẽ, nếu môi trường ô nhiễm nó sẽ rất dễ bị bệnh.
– Bạn xếp chậu lan đã trồng vào nơi râm mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và mưa dầm để cây nhanh hồi sức.\
Bên cạnh cách trồng, để cây địa lan sato mọc đẹp và bắt mắt bạn nên chú ý để cả cách chăm sóc cây la.
Hướng dẫn chăm sóc địa lan sato và những lưu ý
Vị trí đặt cây
Vị trí đặt địa lan sato vô cùng quan trọng bởi đặc điểm của loài cây này là quá trình phát triển chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường sống. Cây địa lan sato cũng giống như nhiều loại lan khác đều cần môi trường thông thoáng, mát mẻ và sự rung chuyển để cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt.
Theo các nhà vườn thì bạn nên trồng cây địa lan sato ở ngoài vườn hoặc những nơi có nhiều ánh sáng thoáng đãng. Nếu trồng trong nhà cây vẫn lớn nhưng không đẹp bằng khi trồng ngoài trời.
Tuy nhiên loài lan không chịu được nắng gắt nên nếu bạn trồng ngoài trời phải làm mái che cho cây để làm mát và cản cả mưa dầm.
Nhiệt độ và ánh sáng
Cây địa lan sato phát triển tốt nhất ở môi trường có điều kiện nhiệt độ duy trì trong ngưỡng 20 – 30 độ C vào buổi sáng và 10 – 15 độ vào buổi tối.
Loài địa lan này ưa sống ở những nơi có cường độ ánh sáng trung bình, không yếu quá cung không gắt quá. Nếu môi trường ánh sáng quá gay gắt cây sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, nhưng nếu quá ít ánh sáng cây sẽ chuyển sang màu xanh đậm. Cây sẽ khó có thể ra hoa nếu ở trong môi trường ánh sáng không ổn định.
Bạn có thể đặt địa lan sato ở những nơi có điều kiện môi trường thích hợp như hiên nhà, ban công, cạnh cửa sổ, phòng khách hoặc phòng làm việc…
Nếu trồng trong nhà bạn vẫn phải đảm bảo cây nhận ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nếu để cây trong phòng tối và bóng râm nhiều cây không tổng hợp được chất, khó ra hoa và kém phát triển hơn.
Địa lan sato là loài rất thích ẩm giống như nhiều loại hoa khác. Độ ẩm mà nó cần tối thiểu khoảng 50 – 60%. Tuy nhiên không vì thế mà bạn lạm dụng độ ẩm cao khiến cho cây nhanh bị sâu bệnh và nấm mốc tấn công.
Chế độ nước tưới
Để cây địa lan phát triển khỏe mạnh và cho hoa đúng mùa, bạn cần cung cấp đầy đủ các nhu cầu về nước tưới, ánh sáng và phân bón cho cây.
Thời điểm tưới nước tốt nhất cho cây địa lan sato là buổi sáng mát mẻ. Bạn không nên tưới nhiều nước cho cây hoa, một tuần tưới khoảng 1 – 2 lần là được. Vào mùa mưa khi thời tiết ẩm ướt bạn giảm số lần tưới lại.
Bạn chú ý tuyệt đối không nên để cho đất khô hạn. Cây sẽ khó phát triển nếu bị thiếu nước.
Thay chậu định kỳ
Trong quy trình chăm sóc cây, việc thay chậu định kỳ cho lan rất quan trọng. Khi trồng vài năm chất dinh dưỡng trong đất đã nghèo nàn. Bạn cần thay chậu mới cho cây để đảm bảo độ thoáng khí, cây có môi trường lý tưởng để phát triển mà không bị cản trở.
Nếu bạn trồng cây địa lan sato trong chậu chứa than và đá ngay từ đâu thì không cần thiết phải thường xuyên đổi chậu. Nguyên nhân là do than và đá có khả năng giữ ẩm tốt, khả năng thoát nước cung tốt nên không bị úng nước. Với loại chất trồng gồm than và đá này sau 4 – 5 năm bạn mới phải thay chậu mới.
Tuy nhiên nếu chất trồng của bạn là vỏ dừa hoặc vỏ cây thì bạn nên thay chậu mới cho cây sau môi 2 năm. Nguyên nhân là do vỏ dừa và vỏ cây sau một thời gian sẽ mục nát và vụn ra.
Sau khi thay chậu mới, khoảng 1- 2 tuần sau bạn tưới nước trở lại và bón phân tăng cường để cây nhanh hồi sức trong môi trường mới.
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc địa lan sato
Một số lưu ý bạn nên biết khi trồng và chăm sóc địa lan như:
Không sử dụng bã chè hoặc bã cà phê để đổ vào gốc cây.
Mặt chậu luôn khô thoáng nhưng không được khô hạn. Nếu trồng trong nhà bạn nên mang cây ra ngoài phơi nắng mỗi tháng một tuần,
Không nên để chậu lan phơi nắng trực tiếp bởi sẽ khiến cây lan bị chết.
Nếu trên cây có lá vàng úa, ngọn hỏng thì nên loại bỏ ngay.
Lời kết
Như vậy cách trồng và chăm sóc địa lan không hề khó như chúng ta vẫn nghĩ đúng không nào. Nếu bạn chăm sóc đúng quy trình, cây sẽ nhanh chóng hoa hoa đẹp và nở được lâu, trang trí nhà cửa trong dịp tết rất phù hợp.
Xem thêm: