Trồng và chăm sóc cây Vạn Tuế – ý nghĩa và tác dụng

Bạn sẽ khó có thể rời mắt khỏi dáng đứng vững chắc và tán lá vươn cao mạnh mẽ uy nghiêm của hàng chậu cây vạn tuế. Hiện nay, loại cây này thường được nhiều gia đình chọn làm cảnh trước sân vườn hay cây xanh trong các công trình.

Theo phong thủy Việt Nam, cây vạn tuế được xếp vào nhóm top 5 loại cây mang ý nghĩa quyền lực nhất. Đồng thời, vạn tuế cũng thuộc top cây có tuổi thọ cao nhất trong bộ sưu tập sinh vật cảnh đẹp và ý nghĩa của Châu Á. Dân gian quan niệm, loại cây này sẽ giúp mang lại sức khỏe và tài lộc cho gia chủ.

Cùng #higlumcom tìm hiểu thêm về loài cây cảnh này nhé!

Cây vạn tuế là gì? Những thông tin cơ bản

Thuộc loại cây thường xanh quanh năm, cây vạn tuế có hình dáng khá lạ. Đây chính là điểm độc đáo của cây. Thân cây hình trụ tròn, không có gai và sinh trưởng do cành lá thoái hóa. Cây thường cao từ 1 – 3m. 

Lá và thân

Lá cây vạn tuế có dáng tròn và tỏa đều xung quanh, dày đặc nhất ở phần đỉnh thân. Cuống lá thuôn dài, uốn cong thành hình lông chim công. Vì thế, từ xa cây đã trông khá bắt mắt. Khi còn non, lá có màu xanh nhạt, về sau sẽ đậm dần. So với người họ hàng là cây Thiên Tuế, lá của loại cây này mỏng và mềm mại hơn.

Cây vạn tuế là gì? Những thông tin cơ bản (nguồn : higlum)
Cây vạn tuế là gì? Những thông tin cơ bản (nguồn : higlum)

Hoa vạn tuế mọc ở ngọn thân, thuộc loại đơn tính khác gốc. Hoa cái nhìn giống như những trái ngô lớn, còn hoa đực thường hẹp và dài hơn. Kích thước hoa cái thường lớn và có lớp lông màu trắng hơi vàng phủ bên ngoài nhìn giống như hình bán cầu.

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc cây tùng bồng lai - ý nghĩa và lưu ý

Nhiều người không biết rằng loại cây này cũng có quả. Quả của cây vạn tuế mang màu da bò và có hình dáng như những trái cau. Bên trong quả có chứa hạt hình trái xoan dẹt với màu cam độc đáo.

Sở hữu dáng uy nghi và trang trọng, loại cây này được ưu ái khi chọn đặt ngay vị trí trung tâm và tại nơi trang nghiêm như lăng Bác, các sở ban thành phố hay ở những khu di tích văn hóa lịch sử và công trình tưởng niệm.

Có nên trồng vạn tuế không? Ý nghĩa của cây vạn tuế là gì?

Từ tên gọi đầy ý nghĩa cùng dáng cây đầy sức sống, cây vạn tuế phát huy tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện và làm đẹp môi trường. Không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng, uy nghi, cổ kính, cây vạn tuế còn tượng trưng cho một sự nghiệp bền vững, thành đạt.

Theo phong thủy, cây vạn tuế có thể giúp cân bằng khí âm dương. Vì thế, những chậu cây này tựa như các tráng sĩ đứng canh giữ bên ngoài các công trình cổ kính hay nhiều kiến trúc tâm linh. Cây vạn tuế vừa giúp tô điểm quang cảnh, vừa mang đậm tính phong thủy.

Là cây thân gỗ sống lâu năm cao, trên thân trụ thẳng của cây vạn tuế có nhiều vết sẹo để lại do lá rụng giống cây cọ. Tuy nhiên, lá cây vẫn giữ được màu xanh tươi đầy sức sống tượng trưng cho sự kiên nhẫn, bền bỉ và chất chứa giàu tình cảm.

Lá cây mang đến một cảm giác khỏe khoắn đối lập nên thường được sử dụng để cắm hoa. Đặc biệt, cây vạn tuế có ý nghĩa quan trọng đối với gia chủ trong việc mang lại tài lộc và một sự nghiệp vững chắc.

Có nên trồng vạn tuế không? Ý nghĩa của cây vạn tuế là gì?
Có nên trồng vạn tuế không? Ý nghĩa của cây vạn tuế là gì?

Tác dụng của cây vạn tuế trong đời sống

Thuộc vào bộ tam đa cây phong thủy phúc lộc thọ, cây vạn tuế có ý nghĩa mang lại sức khỏe và sự bình an cho gia chủ. Do đó, loại cây này được trồng nhiều tại các ngôi nhà, cây càng to lớn sự may mắn đến càng nhiều.

Xem thêm  Cây trường sinh có đặc điểm gì? cách trồng và chăm sóc

Cây vạn tuế còn được sử dụng nhiều để trang trí trong các lễ hội hoa hay đám cưới. Giá trung bình dao động từ 2 – 5 nghìn/ lá. Vốn có hình dáng đẹp lại dễ dàng uốn lượn để tạo hình, các tiệm hoa tươi đặc biệt ưa chuộng loại cây này. Hiện nay, làng nghề trồng để thu hái, kinh doanh lá vạn tuế cũng rất phát triển.

Ngoài ra, hạt cây vạn tuế có tác dụng chữa bệnh rất lớn mà không phải ai cũng biết. Theo Đông Y, các bộ phận như hạt lá rễ của cây đều có thể dùng làm thuốc. Trong khi lá cây có tác dụng thu liễm chỉ huyết giải độc, hoa vạn tuế lại giúp lý khí chỉ thống, tích thật có tinh.

Bên cạnh đó, hạt cây cũng được sử dụng để bình can, giáng huyết áp và phần rễ phát huy công dụng phong hoạt lạc, bổ thận rất tốt. Tuy nhiên, các thành phần này đều có chứa độc tố nên trước khi sử dụng trên con người cần phải làm sạch cẩn thận.

Xem thêm:

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Vạn Tuế

Chuẩn bị trước khi trồng

Muốn cây trồng khỏe mạnh phát triển tốt, yếu tố quyết định đầu tiên là việc lựa chọn cây giống. Bạn cần chọn cây con giống khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Những cây này thường có đường kính thân to và vẫn còn đầy đủ các bộ phận như rễ và cành lá.

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây là vào vụ xuân tháng 3 – 4 hoặc vào vụ thu tháng 8 – 9 hàng năm. Lúc này, điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Đất thịt là môi trường sống thích hợp của cây vạn tuế. Khi trồng, bạn nên chọn loại đất giàu dinh dưỡng và được làm sạch. Bạn có thể phối trộn thêm phân chuồng hoai mục và khử trùng đất với vôi bột. Sau khi trộn đều tất cả các thành phần lại với nhau, bạn đem đất đi ủ trong 1 tháng rồi mới tiến hành trồng.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng bí đỏ trong thùng xốp - nhanh cho thu hoạch

Hướng dẫn trồng

Bạn nên đặt cây giống chuẩn bị sẵn trên đất, ở những hố đã trồng sẵn. Sau đó, bạn tiến hành đặt gốc cây vào hố và lấp đất lại chạm đến phần gốc phình to của thân cây. 

Lưu ý, bạn không nên trồng quá nông hoặc quá sâu. Việc này sẽ không tốt cho sự phát triển của cây. Sau khi trồng xong, bạn cần tưới nước để giữ độ ẩm cho cây ngay. Khoảng 1 tháng sau, cây sẽ phát triển khỏe mạnh trở lại.

2.3 Kỹ thuật chăm sóc

Thời gian đầu khi mới trồng, cây con cần được tưới nước thường xuyên để nhanh chóng bám vào đất. Những tháng tiếp theo đó, bạn tiến hành tưới nước phù hợp cho cây đảm bảo đủ độ ẩm mà lại không bị ngập úng. Tùy thuộc vào từng điều kiện đất, chế độ tưới nước cho cây có thể định kỳ 2 – 3 ngày 1 lần.

Tuy cây vạn tuế khỏe và giàu sức sống nhưng gặp tình trạng khô héo, quá trình sinh trưởng và ra lá mới của cây sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời, cây cũng còi cọc chậm phát triển hơn bình thường.

Trong quá trình cây mọc lá non, bạn cần cẩn thận tránh làm gãy gập hay để phần lá non tiếp xúc với nước hoặc phân bón. Điều này dễ khiến lá cây gặp tình trạng hư thối. Khi tưới nước, bạn nên tránh tưới vào phần giữa chồi ngọn, tốt nhất là bạn chỉ nên tưới phần gốc xung quanh và thân cây.

Kết bài

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đặc điểm, cách trồng cũng như công dụng về loại cây vạn tuế để chia sẻ đến các bạn.

Mong rằng những kiến thức này có thể giúp bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu để trồng loại cây này ngay trong nhà hay sân vườn. Chúc bạn chăm sóc đúng cách để cây vạn tuế của mình luôn phát triển xanh tươi và gặp nhiều may mắn trong đường công danh sự nghiệp của mình!

Xem thêm:

4.5/5 - (15 votes)