Mùa hè đến là khoảng thời gian lượng nhiệt vô cùng lớn, chính vì vậy mà thời tiết rất oi bức. Vào khoảng thời gian này, người ta thường săn lùng những loại cây bóng mát hay trồng những loại cây cho ra quả giúp giải nhiệt hiệu quả. Một trong những loại quả được ưa chuộng nhất đó chính là quả dưa lê.
Dưa lê là loại quả mang vị ngọt mát, được người tiêu dùng vô cùng ưa chuộng. Nó chính là loại quả được người ta sử dụng vô cùng nhiều vào mùa hè bởi tác dụng giải nhiệt hiệu quả.
Một ưu điểm nữa ở loại dưa này đó chính là giống của cây này ngắn ngày, được thu hoạch sớm lại dễ dàng chăm sóc, không tốn quá nhiều công sức hay cần quá nhiều kỹ thuật khi nuôi trồng. Đồng thời ở thị trường có nhu cầu loại quả này rất cao. Chính vì thế, đây là một trong số những loại quả được bà con lựa chọn để nuôi trồng vô cùng nhiều.
Nếu bạn cũng là một người đang tìm kiếm giống cây để trồng giải nhiệt ở mùa hè này hay là một người yêu thích cây dưa lê và muốn tìm hiểu về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc của nó thì hãy cùng theo dõi nhé. Ngay bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về loại cây dưa lê nào.
Table of Contents
Một số thông tin cơ bản về giống dưa lê siêu ngọt
Chắc hẳn ai ai cũng đều quen thuộc với quả dưa lê rồi nhỉ? Đây là một loại trái cây vô cùng phổ biến ở khu vực các quốc gia châu Á. Nó mang trong mình một vị ngon ngọt, thơm lừng và vô cùng dồi dào vitamin C. Vitamin C là một loại vitamin có tác dụng giúp con người chống oxy hóa và giúp tăng cường nồng độ collagen, đồng thời còn có khả năng loại protein giúp da chúng ta luôn khỏe và trẻ trung hơn. Các chị em rất yêu thích vitamin C đấy nhé.
Đặc biệt hơn nữa Vitamin C còn đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của hệ miễn dịch. Nó có khả năng giúp chống lại virus gây chứng cảm cúm và sốt. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giúp hấp thụ chất sắt cho con người.
Chỉ với 1 trái dưa lê khi bạn nhâm nhi vào người thì cũng đã đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể của bạn một ngày rồi đấy.
Chuẩn bị trước khi trồng dưa lê siêu ngọt (bạn nên biết)
Dưa lê là một loại trái cây phổ biến, ngon ngọt và lại dễ trồng. Tuy nhiên trước khi trồng bất kỳ loại cây gì, khâu chuẩn bị là vô cùng cần thiết đấy nhé. Một vài yêu cầu nho nhỏ trước khi trồng cây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc có những trái dưa lê siêu ngon ngọt chất lượng. Ngay bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé.
Xác định thời điểm trồng dưa
Xác định thời điểm trồng rất quan trọng đấy nhé. Bất kỳ loại cây nào cũng cần có thời điểm trồng thích hợp thì mới đem lại được hiệu quả và năng suất cao. Thời điểm bạn có thể trồng dưa lê là từ khoảng tháng 2 tới khoảng tháng 9 âm lịch.
Dưa lê là loại cây phổ biến ở Châu Á cũng bởi vì đây là loại cây vô cùng thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở đây. Nó phát triển tốt trong môi trường khí hậu ấm áp với nền nhiệt độ khoảng từ 25 độ C tới 30 độ C. Nó không thích hợp với môi trường có khí hậu lạnh có sương mù đâu bạn nhé. Dưa lê kỵ liên canh, chính vì thế bạn nên luân canh trồng với cây lúa ngô hay cây lúa hoặc gối vụ càng lâu càng tốt.
Lựa chọn giống
Chọn giống là khâu vô cùng quan trọng trong trồng dưa lê. Nếu bạn lựa chọn được giống tốt thì cây dưa lê của bạn sẽ cho những quả vô cùng thơm ngon bổ dưỡng. Nhưng khi ngược lại, giống dưa lê bạn chọn không được tốt thì năng suất sẽ kém và chất lượng cũng sẽ không hề tốt. Chính vì vậy, bạn cần hết sức chú ý khâu chọn giống cây trồng nhé.
Khi trồng dưa lê, bạn nên lựa chọn loại giống F1 siêu ngọt mang những đặc tính phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Đó là kích thước của quả dưa lê vừa phải, nó mang vị ngọt cao, màu sắc đẹp với vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, có rất ít hạt mà cùi dày và đặc biệt là mang mùi thơm đặc trưng thu hút mọi người tiêu dùng,…
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Với loại đất phù hợp, có nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp nuôi dưỡng cây khỏe mạnh, tốt tươi. Còn ngược lại với loại đất không phù hợp với dưa lê, cây sẽ còi cọc và không cho năng suất hiệu quả. Nếu bạn muốn mình sở hững những quả dưa lê ngon ngọt thì hãy chú ý đến yếu tố đất trồng và chuẩn bị thật tốt nhé.
Dưa lê siêu ngọt là loại cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ, đất cát pha và đặc biệt là đất phù sa, đất thịt nhẹ hay cát pha vừa có khả năng thoát nước tốt, vừa giữ được chất dinh dưỡng lại có thể điều hòa được nhiệt độ đất, thúc đẩy được quá trình phát dục.
Việc này giúp cây nhanh chóng cho ra quả, có màu sắc đẹp và chất lượng quả vô cùng cao.
Khác với loại quả dưa hấu, dưa lê không cần phải luân canh triệt để. Tuy nhiên trồng loại dưa lê siêu ngọt liên tục cùng trên một mảnh đất cũng ảnh hưởng khá lớn tới năng suất cũng như chất lượng đấy nhé.
Lí do là bởi sẽ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cũng như bị phá hoại bởi các mầm mống sâu bệnh nằm trong đất cùng với tàn dư thực vật ở vụ mùa trước.
Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng
Đây là yếu tố quyết định khá lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Tùy vào loại cây nào mà có những điều kiện nhiệt độ ánh sáng phù hợp cho sự phát triển của mình. Nếu yếu tố nhiệt độ ánh sáng thích hợp, chắc chắn năng suất cao của cây là điều không xa.
Với cây dưa lê, nhiệt độ thích hợp nhất của nó là từ 25 độ C tới 30 độ C. Phạm vi tối thích của dưa lê vô cùng rộng nên bạn có thể trồng loại dưa lê siêu ngọt ở hầu hết tất cả các tháng trong một năm. Tuy nhiên hãy tránh những tháng có khí hậu lạnh, giá rét ra nhé (với nền nhiệt độ thấp hơn 15 độ C). Với loại cây này, độ ẩm thích hợp nhất cho sự phát triển là khoảng từ 75% tới khoảng 80%.
Cũng giống như các loại dưa lê khác, dưa lê siêu ngọt cũng không hề ưa thích thời tiết âm u, ít sáng, lại có mưa phùn. Với thời tiết như vậy, cây dưa lê, đặc biệt là các cây con (đã có khoảng từ 2 đến 3 lá) sẽ dễ bị nhiễm một số loại bệnh như thối nhũn hay lở cổ rễ.
Tuy nhiên cây dưa lê cũng không thể phát triển tốt ở nền nhiệt độ quá cao và ánh sáng yếu. Với môi trường như vậy không thể khiến năng suất cao mà thậm chí còn dẫn cây tới tình trạng giảm khả năng đậu trái, đồng thời chất lượng của quả sẽ rất thấp.
Xem thêm:
- Lan kiều tím là gì? đặc điểm và cách chăm sóc
- Hướng dẫn trồng chuối tây
- Kỹ thuật chăm sóc táo đại (không phải ai cũng biết)
Hướng dẫn trồng dưa lê (cho trái lớn – nhanh thu hoạch)
Thực hiện ủ hạt, ươm cây
Công việc đầu tiên khi trồng dưa lê chắc chắn là ủ hạt, ươm cây nhé. Bạn hãy sử dụng nước sạch để ngâm hạt dưa lê trong vòng khoảng 2 giờ nhé. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sự nảy mầm là khoảng từ 28 độ đến 32 độ C.
Tiếp sau đó, bạn hãy tiến hành cho hạt vào chiếc khăn ẩm sau đó bắt đầu thực hiện ủ từ khoảng 24 tiếng cho tới 36 tiếng thì hạt sẽ có hiện tượng nảy mầm.
Bạn hãy ươm cây trong khay ươm với khoảng thời gian từ 10 ngày đến 14 ngày nhé. Sau khi bạn đã quan sát thấy cây xuất hiện chiếc lá thứ 2 thì đây là lúc bạn bắt tay vào công đoạn cách trồng dưa lê siêu ngọt nha.
Bạn sử dụng nước sạch ngâm hạt giống trong khoảng 4 giờ. Sau đó bạn hãy ủ với thời gian khoảng 24 giờ cho tới khi nhận thấy hạt nảy mầm thì đây là lúc gieo hạt vào bầu đất với mỗi hạt/bầu nhé. Sau khoảng thời gian gieo từ 8 ngày đến 10 ngày, lúc này cây đã ra từ 1 tới 2 lá thật, đây là thời gian thích hợp để bạn bắt đầu tiến hành trồng dưa lê siêu ngọt rồi nhé.
Lên luống và làm đất
Một công đoạn vô cùng quan trọng trong kỹ thuật trồng dưa lê đó là lên luống và làm đất. Nó đóng góp trực tiếp vào sự sinh trưởng phát triển tốt của cây. Đất được làm tốt sẽ giúp cây phát triển sinh trưởng hơn rất nhiều so với khi không được làm gì.
Đất trồng dưa lê cần phải được cày bừa kỹ, cũng như cần được vệ sinh sạch sẽ toàn bộ cỏ dại. Bạn có thể xử lý đất trồng bằng vôi tả đấy nhé. Sử dụng vôi tả với khoảng từ 30kg đến 40kg/sào. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma.
Với công đoạn lên luống, bạn có thể lên luống với độ rộng khoảng từ 1,8 tới 2m cả rãnh cùng chiều cao khoảng từ 25 đến 30cm và rãnh rộng khoảng từ 30 đến 35cm. Bạn lên luống thì cần có chiều thoải dần về hai bên mép nhé. Một lời khuyên nho nhỏ cho bạn là nên sử dụng màng phủ chuyên dụng dành cho rau màu cho dưa lê xuân hè nhé.
Mật độ trồng
Mỗi loại cây trồng sẽ có mật độ khoảng cách thích hợp với sự phát triển sinh trưởng của cây. Cây dưa lê cũng vậy bạn nhé. Trong trường hợp bạn trồng dưa lê theo giàn thì lượng giống nên khoảng từ 1 tới 1,2kg/ha.
Đồng thời khoảng cách giữa cây với cây là khoảng 0,5cm và khoảng cách nơi giữa hàng với hàng là khoảng 1,5m nhé. Trong trường hợp bạn trồng dưa lê theo hàng đôi thì mật độ cây tốt nhất là 25.000 cây/ha.
Ngoài ra với trường hợp bạn trồng dưa lê siêu ngọt bò trên mặt đất thì lượng giống thích hợp nhất là khoảng từ 400 tới 500 gram/ha. Cùng với đó, khoảng cách giữa cây với cây tốt nhất là 0,5cm, cũng như hàng với hàng cách nhau 4m. Nếu bạn trồng dưa lê theo hàng đôi thì mật độ cây thích hợp là từ 9.000 tới 10.000 cây/ha nhé.
Xem thêm:
Phương pháp chăm sóc giúp dưa ít sâu bệnh
Đây là công đoạn vô cùng quan trọng và cũng là công đoạn cuối cùng trong các kỹ thuật trồng dưa lê rồi bạn nhé. Chính vì vậy mà ở công đoạn này bạn hãy chú ý thật kỹ và chăm sóc thật cẩn thận để năng suất được tốt nhất nha. Đừng vì quá nản bởi những công đoạn trước hay quá háo hức sắp được thu hoạch mà lơ là nhé.
Ở giai đoạn này bạn hãy thường xuyên theo dõi cũng như bón phân và kịp thời phát hiện sâu bệnh để chạy chữa cho cây. Mình tin rằng cây của bạn sẽ cho bạn rất nhiều quả ngọt thơm đấy nhé.
Phòng bệnh, sâu
Sâu bệnh luôn là một vấn đề khiến những người trồng cây lo lắng nhiều nhất. Bởi bao nhiêu công sức chăm sóc nuôi trồng ở trên sẽ đổ sông đổ bể nếu ta không phòng trừ sâu bệnh hại. Với cây dưa lê cũng vậy, không phải là không có sâu bệnh.
Với cây dưa lê, có những loại sâu bệnh hại thường gặp như: bọ trĩ, bệnh chảy nhựa thân, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh thối gốc lở cổ rễ, bệnh thán thư,…Bạn phải thường xuyên chú ý quan sát để kịp thời phát hiện ra sâu bệnh hại và đánh bay chúng sớm nhất có thể nhé.
Với sâu bệnh bọ trĩ, cách để đối phó với loại sâu bệnh này, bạn phải nên sử dụng tau- Fluvalinate 25ec (marvik) có nồng độ 3000 và Bendiocarb 50Wp( Gravox, Multamet).
Với bệnh chảy nhựa thân: bạn hãy tiến hành tưới hoặc phun vào gốc Benlate, Ridomil, Copper 23%, Aliette 80Wp đánh bay nó nhé.
Đối với bệnh thối gốc lở cổ rễ: Bạn hãy thực hiện bón vôi luân canh cùng với cây trồng và phun phòng ngừa theo định kỳ bằng thuốc Topsin, Ridomil,…
Còn với bệnh sương mai: Bạn cần thực hiện luân phiên phun khoảng 5 tới 7 ngày /lần bằng với những loại thuốc như: Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500.
Với bệnh phấn trắng: bạn có thể sử dụng Benlate 0,01% và Topsin 0,1%, Anvil….để phun cho cây dưa lê nhé
Cuối cùng là bệnh thán thư: hãy sử dụng Antracol 70wp phun với tần suất 7 đến 10 ngày/lần, Zine bạn nhé.
Thu hái
Chắc chắn rằng đây là công đoạn nhiều người mong ngóng cũng như yêu thích nhất. Bởi sau quá trình chăm sóc kỹ lưỡng thì đây chính là lúc thu hái thành quả của bản thân mình tạo ra. Tuy nhiên bạn đừng quá vội vàng nhé, hãy chờ cho dưa lê tới độ chính thích hợp mới bắt đầu tiến hành thu hoạch nha.
– Trong quá trình chăm sóc bạn nên che chắn cho dưa lê của mình bằng lá để quả dưa tránh bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên nhé cũng như hình thành nhiều vân xanh đó nha.
– Quả dưa lê khi chín sẽ có hương thơm hấp dẫn vô cùng đặc trưng. Trường hợp côn trùng đến xâm nhập phá hoại, bạn cần phải kê kích quả dưa lê kể cả khi quả vẫn còn xanh.
– Quá trình từ khi trồng dưa lê siêu ngọt cho tới lúc thu hoạch khoảng 60 ngày. Từ lúc hoa cái của nó tàn cho tới khi thành quả chín khoảng từ 30 đến 35 ngày. Khi này quả dưa lê sẽ mang màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch độ khoảng từ 25 đến 30 ngày nha. Sau khi bạn thu hoạch dưa lê xong thì bạn nên bảo quản dưa ở những vị trí thoáng mát khoảng từ 1 đến 2 ngày nhé. Việc này có tác dụng để tăng phẩm chất và hương vị của dưa lê nhé.
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về loại cây dưa lê ngon ngọt nhiều dinh dưỡng rồi nhé. Bạn hãy bắt tay vào trồng cho mình những trái dưa lê siêu to ngon ngọt thôi nào.
Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn, cung cấp cho bạn nhiều thông tin tốt nhất về các kỹ thuật trồng dưa lê. Chúc bạn có những trái dưa lê bổ dưỡng thơm ngon.