Cây nguyệt quế có nên trồng không? cách chăm sóc và ý nghĩa

Trong số những cây cảnh hiện này thì cây nguyệt quế rất được ưa chuộng. Cây nguyệt quế mang vẻ đẹp giản dị. Nhưng bù lại có hương thơm rất hấp dẫn. Hơn nữa đây cũng là loại cây đại diện cho vinh quang, chiến thắng. Nên nhiều người thích trồng nó trong nhà. 

Theo y học cổ truyền thì loại này còn có công dụng chữa bệnh nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công dụng chữa bệnh của nó cả. Cùng #higlumcom tìm hiểu kỹ hơn về cây này trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu thông tin chung về cây nguyệt quế

Ngoài cái tên là cây nguyệt quế thì nhiều nơi còn gọi nó là cây nguyệt quới. Cây này có nguồn gốc từ châu Á, chủ yếu là các nước có khí hậu nhiệt đới. CHính vì thế mà cây nguyệt quế khi về Việt nam rất thích hợp và dễ trồng. Nó thường được trồng làm cây bonsai.

Người Hy Lạp cổ đại lấy cây này làm vòng nguyệt quế để tặng cho những người chiến thắng trong các cuộc thi. Cụ thể Pythia và Olympia.

Đặc điểm hình thái

Danh pháp của cây là  Murraya paniculata L. Đây là loại thực vật nằm trong họ thân gỗ. Nếu để chúng phát triển tự nhiên thì chiều cao có thể đạt tới 8m. Nhưng khi trồng làm cảnh thì kích thước nó đã được thu nhỏ lại rồi. Đây là giống cây có lá kép với các lá mọc so le nhau. Lá nhẵn bóng. Vỏ ngoài nguyệt thì có màu trắng sữa. 

Hoa của cây có màu trắng và mùi thơm dễ chịu. Mỗi hoa có 5 cánh. hoa có thể mọc ở đầu cành cũng có thể mọc ở nách lá. Nhiều người nhận xét hoa nguyệt quế khá giống hoa chanh. Khi hoa tàn sẽ cho ra quả nang hình elip với 1 đầu nhọn. Quả non thì có màu xanh còn quả già thì có màu đỏ thẫm. Trong quả sẽ có 1 hoặc 2 hạt nhỏ. 

Xem thêm  Kinh nghiệm chăm sóc Lan Càng Cua - siêu đơn giản, cho nhiều hoa

Phân loại cây Nguyệt quế

Cây nguyệt quế có những đặc điểm lạ lẫm. Chúng ta cần phân biệt cụ thể 3 loại nguyệt quế phổ biến để nhận diện chính xác hơn loại cây này. 

Cây nguyệt quế có lá nhỏ

Cây này có lá nhỏ và chiều cao của cây cũng khá nhỏ. Hiện nay nhờ ư kích thước vừa phải này mà nó rất được ưa chuộng. Hơn nữa loại này cho nhiều hoa mà hương thơm cũng rất hấp dẫn.

Nó thường được gọi là nguyệt quế quys và có giá cao nhất trong 3 loại.

Cây nguyệt quế lá lớn

Lá của cây này to hơn và nhìn qua khá giống cây thưa. Nếu ai thích cây bonsai cỡ lớn thì nên chọn loại này. Loại này chịu khô cực tốt và đất hợp với nó nhất là đất phù sa. Đây cũng là điều kiện để cây phát triển tối đa. Cũng chính vì thế mà mùa mưa thì không nên để cây ngập úng quá lâu. Cây sẽ bị chết. 

Cây nguyệt quế thân xoăn, lá nhỏ

Loại cây này chiều cao chỉ đạt tầm 40cm mà thôi. Từ cái tên của nó cũng có thể hình dung ra hình dáng của cây rồi. Thân cây xoắn lại với nhau. Và các lá của cây thì có kích thước nhỏ. Chính vì hình dáng thân lạ mắt hiếm gặp nên nhiều người yêu thích.

Không những thế nó có có bộ rễ tuyệt đẹp nữa. Theo đánh giá còn đẹp hơn cả loại cây lá nhỏ nữa. Nên dù em nó nhỏ nhưng giá cực kỳ cao và được ưa chuộng vô cùng. 

Xem thêm:

Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế

Từ sự tích của người Hy Lạp cổ đại và đến ngày nay cây nguyệt quế vẫn là đại diện cho vinh quang và chiến thắng. Trong các cuộc thi người ta hay dùng nguyệt quế làm vòng hoa để tặng cho người đạt giải nhất ( ý nghĩa phát tài phát lộc)

Hơn nữa nó còn là cây mang lại may mắn, tài lộc cũng như sức khỏe cho người trồng nó.

Xem thêm  Cây cà chua thân gỗ - cách trồng, chăm sóc và lưu ý

Ý nghĩa khác của cây nguyệt quế được cho là có khả năng trừ tà, đuổi vận khí không tốt đi. Ngăn không cho những điều xấu đến với gia đình gia chủ.

Vòng biểu tượng của chiến thắng
Vòng biểu tượng của chiến thắng

Chưa kể cây nguyệt quế thơm dịu sẽ mang lại cảm giác thoải mái thư thái cho không gian sống. Giúp đầu óc người thoải mái và minh mẫn hơn.

Cuối cùng thì cây nguyệt quế đại diện cho niềm tin với mong muốn mọi người trong gia đình đoàn kết, hạnh phúc và viên mãn. 

Xem thêm:

Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế

Hướng dẫn trồng

Tùy vào điều kiện mà bạn có thể chọn 1 trong 4 cách dưới đây để trồng nguyệt quế.

Nếu chiết cành thì nên chọn cành không quá già cũng không quá non. Cành phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật. Chỉ cần trồng sau 1 đến 2 năm đã ra hoa rồi. Cây cũng sinh trưởng tốt. 

Còn nếu định giâm cành thì cũng chọn cành bánh tẻ. Cành mà có vỏ nâu hay xám là tốt nhất. Sau đó dùng thêm cách sinh học để cành ra rễ mới. Nếu áp dụng cách này thì nên áp dụng vào độ tháng 6 đến tháng 8 là hợp lý nhất. 

Nếu muốn đơn giản hơn thì chọn cách ghép mắt. Cách này được khá nhiều người lựa chọn. Chỉ cần chọn lấy gốc ghép thẳng, khỏe mạnh rồi tìm mắt ghép vừa phải và ghép vào là được. 

Cách cuối cùng là gieo hạt. Vì tỷ lệ thành công thấp nên ít người làm theo.

Trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
Trồng và chăm sóc cây nguyệt quế

Hướng dẫn chăm sóc nguyệt quế

Đất lý tưởng để trồng cây nguyệt quế là bạn trộn các nguyên liệu sau theo tỷ lệ cố định. Như vậy cây đủ dinh dưỡng để phát triển. Lấy 2 phần đất phù sa. Thêm xơ dừa, mùn trấu và phân chuồng hoai mục mỗi thứ 1 phần. Trộn đều các nguyên liệu lên là được. 

Khoảng 1 đến 2 tháng sau khi trồng thì tiến hành bón phân cho cây. Chỉ cần khoảng 5 đến 10g phân NPK 20-20-15 tùy kích thước của cây mà thôi. HOặc có thể thay bằng 15 đến 20g phân Dynamic cũng được. Đất có thêm dinh dưỡng để nuôi cây. KHi cây bị vàng thì cần tiến hành thay đất cho cây ngay.

Xem thêm  Cây kim ngân có ý nghĩa gì? cách trồng - chăm sóc và lưu ý

Giống cây này không thích hợp với nơi có ánh sáng nhiều hay ánh sáng trực tiếp. Chính vì thế nếu bạn có ý định phơi cây thì nên phơi sáng sớm hoặc chiều mát. Thời điểm này nhiệt độ đủ thích hợp cho cây phát triển rồi. Bởi nhiệt độ lý tưởng là từ 23 đến 29 độ mà.

Bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây để cây đủ ẩm. Khi trồng cần đặt biệt chú ý bệnh thối gốc và loét cây. Cần thường xuyên kiểm tra cây và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. 

Cây nguyệt quế ứ cao tầm 40cm sẽ tự xoắn lại theo nhiều hình dáng khác nhau. Do đó mà nhiều người thích bonsai có xu hướng chọn cây nguyệt quế rất nhiều. 

Ý nghĩa cây nguyệt quế là gì?
Ý nghĩa cây nguyệt quế là gì?

Cây nguyệt quế dùng để làm gì? Tác dụng trị bệnh của nguyệt quế

1. Nguyệt quế có lợi cho hô hấp

Dùng lá nguyệt quế hay tinh dầu nguyệt quế để nấu nước xông sẽ giúp các chất nhầy ở phổi được làm sạch. Đường hô hấp cũng thông thoáng hơn nhiều. Đây cũng là cách rất hữu hiệu cho người bị hen, hay các bệnh về đường hô hấp. 

2. Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa

Nguyệt quế có tính ấm nên dùng nó chế biến món ăn hoặc lấy tinh dầu xoa vào vùng bụng sẽ giúp tiêu hóa tốt. Đồng thời thúc đẩy quá trình tiết mật dịch tốt hơn. 

3. Hỗ trợ điều hòa tim mạch

Trong nguyệt quế có axit caffeic có tác dụng giảm đi cholesterol xấu. Chính vì thế giúp máu được sạch đồng thời giúp thành mạch bền hơn. Nhờ đó mà ngăn ngừa các nguy cơ xấu đối với tim.

4. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Các nhà khoa học chỉ ra rằng chỉ cần tiêu thụ 3g nguyệt quế mỗi ngày thì nồng độ glucose trong cơ thể sẽ giảm đi. Chính vì thế nó hợp với người bị tiểu đường tuýp 2. 

5. Có khả năng chống viêm

Người ta thường dùng tinh dầu nguyệt quế xoa lên các khớp xương đau nhức để giảm tình trạng khó chịu. Kết hợp cùng với các món ăn. 

Lưu ý khi sử dụng cây nguyệt quế

  • Theo khuyến cáo thì mẹ bầu hay đang cho trẻ bú cũng như trẻ nhỏ thì không nên dùng loại cây này. 
  • Những ai đang dị ứng với bất cứ thành phần nào trong cây nguyệt quế
  • Nguyệt quế không được dùng chung với thuốc đang điều trị bệnh tiểu đường hay thuốc cải thiện insulin
  • Lạm dụng nguyệt quế có thể khiến hệ tiêu hóa hay hô hấp của bạn có các tác dụng phụ.

Lời kết

Với những thông tin ngắn gọn trên đây, chúng mình hi vọng sẽ giúp bạn biết thêm nhiều điều thú vị về loại cây này. Đồng thời có thể ứng dụng cây nguyệt quế vào cuộc sống hằng ngày một cách thành công. 

Tham khảo:

4.2/5 - (4 votes)