Cây Lưỡi Hổ có nên trồng không? ý nghĩa và cách chăm sóc

Lưỡi hổ là một trong những loại cây cảnh được trồng rất phổ biến hiện nay. Cây lưỡi hổ không chỉ có hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt mà còn có ý nghĩa về mặt phong thủy, tâm linh.

Bạn đang có ý định trồng một cây lưỡi hổ nhưng còn ngần ngại vì không hiểu biết về đặc tính và cách trồng, chăm sóc loại cây này? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết hôm nay của #higlumcom nhé! Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn!

Có nên trồng cây lưỡi hổ không? Tác dụng của cây lưỡi hổ là gì?

Tác dụng của cây lưỡi hổ với không gian sống

Cây lưỡi hổ được yêu thích trồng làm cảnh trong nhà không chỉ bởi nó có hình dáng đẹp, bắt mắt thôi đâu mà loài cây này có nhiều tác dụng với không gian sống mà bạn không ngờ đến.

Trước hết, cây lưỡi hổ làm đẹp không gian sống. Cây lưỡi hổ có màu lá xanh pha những sọc vàng rất bắt mắt và tươi tắn. Khi đặt trong nhà sẽ khiến cho không gian ngôi nhà của bạn tràn ngập sức sống và cảm giác tươi mới.

Tác dụng của cây lưỡi hổ
Tác dụng của cây lưỡi hổ

Những cây lưỡi hổ to có thể đặt ở trước thềm nhà, ban công hay cạnh cửa. Những chậu cây lưỡi hổ bé thích hợp đặt trên bàn học, bàn làm việc hay kệ cửa sổ.

Cây lưỡi hổ thường đặt ở sảnh tòa nhà, trong văn phòng, cơ quan với tác dụng cải thiện không gian và môi trường làm việc của mọi người. Nếu bạn muốn chọn một loại cây cảnh đặt ở nơi làm việc hay thay đổi không gian gia đình thì cây lưỡi hổ thích hợp lắm đó.

Cây lưỡi hổ không kén không gian. Chúng có thể đặt ở mọi nơi mà vẫn tôn lên vẻ đẹp của không gian sống. Cây nhỏ, cây to đặt ở phòng khách, sảnh chờ, trên bàn làm việc, cạnh giá sạch đề phù hợp. Dáng vẻ khỏe khoắn, xanh tốt của cây lưỡi hổ mang đến không gian sống của bạn sắc màu tươi tắn.

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ được yêu thích một phần bởi ý nghĩa phong thủy của nó. Lưỡi hổ là cây phong thủy được nhiều người tin tưởng.

Những loại cây xanh có hình dáng và màu sắc đặc biệt như lưỡi hổ có ý nghĩa quan trọng với phong thủy gia đình. Không chỉ mang đến không gian mát mẻ, hòa nhập với thiên nhiên mà còn giúp cải thiện năng lượng gia đình, mang những nguồn năng lượng mới, tích cực và mạnh mẽ hơn.

Xem thêm  Kinh nghiệm chăm sóc Lan Càng Cua - siêu đơn giản, cho nhiều hoa

Trong quan niệm của nhiều quốc gia phương đông trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc thì cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của loài chúa sơn lâm trong rừng. Còn theo quan niệm của người Thổ Nhĩ Kỳ thì cây lưỡi hổ giống như một con dao sắc bén có tác dụng bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa, không may mắn. 

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy

Trong phong thủy, cây lưỡi hổ được nhắc đến nhiều với công dụng xua đuổi tà ma, chống lại ma quỷ và hóa giả những điều đen đủi, kém may mắn trong cuộc sống đến với gia đình.

Cây lưỡi hổ có dáng cứng cáp, chắc chắn, lá thẳng đứng thể hiện cho sự kiên cường, quyết đoán và ý chí vươn lên của con người. Chính vì vậy loài cây này đặt ở văn phòng hay bàn làm việc rất tốt.

Không chỉ dừng lại ở đó, cây lưỡi hổ còn có ý nghĩa về sự may mắn và thịnh vượng. Đặt cây lưỡi hổ trong nhà giúp gia chủ làm ăn phát đạt, dồi dào tiền của. Chính vì vậy loài cây này thường được sử dụng để tặng cho đối tác, khách hàng hay trong các dịp khai trương, kỷ niệm.

Hướng đặt cây lưỡi hổ cũng rất quan trọng. Hướng tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ cho hợp phong thủy là hướng Đông và Đông Nam. Bạn nên chú ý để đặt cây ở vị trí đúng.

Cây lưỡi hổ giúp làm sạch không khí

Cây lưỡi hổ không chỉ có ý nghĩa phong thủy mà còn có ý nghĩa về mặt sức khỏe. Trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp cải thiện chất lượng không khí nhờ vào khả năng làm sạch không khí và không gian sống của cây lưỡi hổ.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ tới 107 loại độc tố. Trong đó có cả những loại độc tố là nguyên nhân gây nên ung thư là nitrogen oxide và formaldehyde. Chính vì vậy, ở những môi trường nhiều khói bụi độc hại hay văn phòng nhiều máy tính và thiết bị điện tử người ta thường đặt cây lưỡi hổ.

Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ

Không chỉ dừng lại ở tác dụng cải thiện không khí và môi trường sống, nhiều nghiên cứu cho thấy cây lưỡi hổ còn có tác dụng hạn chế hội chứng nhà kín hay còn gọi là hội chứng sợ nhà cao tầng.

Đây là biểu hiện khi cơ thể bị choáng váng, mệt mỏi khi làm việc trong các văn phòng kín, không thoáng khí và trên các tầng cao. Điều đó giải thích vì sao ở các chung cư hay tòa nhà cao tầng đều ưa thích trồng cây lưỡi hổ.

Cây xanh đặt trong phòng ngủ không tốt nhưng cây lưỡi hổ lại khác. Một đặc điểm của cây lưỡi hổ là nó giải phóng oxy về ban đên nếu nếu đặt trong phòng ngủ sẽ hỗ trợ hệ hô hấp cho con người. Bên cạnh đó, bạn có thể đặt cây lưỡi hổ trong phòng làm vệ để giúp giảm căng thẳng, lo âu và tạo vẻ đẹp tươi mới cho không gian làm việc.

Xem thêm  Cách trồng Wasabi ở Việt Nam - đã thử và thành công

Xem thêm:

Cây lưỡi hổ có tác dụng trị bệnh rất tốt

Không chỉ dừng lại lại ở ý nghĩa phong thủy và tác dụng cải thiện môi trường sống. Cây lưỡi hổ gần giống như cây nha về tác dụng. Nếu cây nha đam có tác dụng làm mát và cấp nước cho da thì cây lưỡi hổ lại nổi tiếng với công dụng trị độc và làm lành vết thương trên da.

Khi bạn bị nhẹ hay đi ngoài trời bị cháy nắng có thể dừng lá cây lưỡi hổ đắp lên vết thương sẽ khiến cho các vết bỏng và cháy nắng nhanh chóng dịu đi, không để lại vết thâm. Với các vết xước nhẹ do va chạm bạn cũng có thể tiến hành tương tự.

Chính vì thế và hiện nay nhiều loại kem bôi da có chiết xuất từ cây lưỡi hổ được các chị em tìm kiếm mua về sử dụng. Những loại kem này được quảng cáo công dụng làm đẹp da và se khít lỗ chân lông trên da hiệu quả.

Tác dụng tốt cho da và miệng

Cây lưỡi hổ không chỉ tốt cho da mà còn tốt cho răng miệng. Những người bị hôi miệng cho thể sử dụng cây lưỡi hổ điều chế nên loại nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi và mang đến hơi thở với hương thơm thảo dược tươi mát.

Súc miệng với loại nước súc miệng này hằng ngày có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ mùi hôi miệng, cải thiện tình trạng răng miệng và sâu răng.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có tác dụng với người mắc bệnh hen suyễn. Nghiên cứu cho thấy cây lưỡi hổ hiệu quả trong việc làm dịu các cơn hen suyễn. Xông hơi với lá lưỡi hổ là một phương pháp hiệu quả.

Cho lá lưỡi hổ tươi vào nước nóng và để mũi gần bát nước nóng. Các chất chống viêm có trong lá lưỡi hổ giúp cho đường hô hấp của bạn hoạt động tốt hơn, giảm các cơn hen suyễn kéo dài.

Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của người. Khi bị đầy bụng, khó tiêu bạn dùng lá lưỡi hổ ép lấy nước uống.

Với những người mắc bệnh dạ dày cũng có thể sử dụng bài thuốc này để hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Hơn nữa, nếu thường xuyên uống nước ép từ cây lưỡi hổ còn giúp lợi gan, nhuận tràng và làm mát cơ thể.

Chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà
Chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Hướng dẫn trồng lưỡi hổ

Trồng cây lưỡi hổ bằng cách nhân giống sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn các trồng bằng hạt. Bạn chọn những cây mẹ khỏe mạnh, ít sâu bệnh để có giống cây sinh trưởng tốt. Hiện nay có 2 cách nhân giống cây lưỡi hổ phiển là tách cây và hom lá.

Xem thêm  Cây Tha La có đặc điểm gì? cách trồng và tác dụng

Nhân giống bằng cách tách cây. Bạn nên tiến hành khi thay đất, thay chất hoặc cắt cây tẻ già cho cây. Chọn những cây con khỏe mạnh và trồng ra chậu riêng. Vì cây lưỡi khổ phát triển nhanh và sinh trưởng khỏe nên từ gốc tách cây sẽ nhanh chóng mọc thêm nhiều cây con mới.

Thời điểm để giâm cành quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất là mùa xuân cho tới cuối mùa hè.. Bạn cắt sát gốc những chiếc lá non, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Sau đó cắt thành các đoạn dài chừng 5cm và để nó tự liền vết cắt.

Giâm các đoạn lá này xuống đất sao cho đất chỉ lấp 1 nửa đoạn lá. Đất trồng cây lưỡi hổ nên chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, hỗn hợp cát và than bùn ẩm là tốt nhất. Cây lưỡi hổ không ưa nhiều nước nên bạn cần tưới ít nước và thoát nước khi cần cho cây.

Phương pháp chăm sóc cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên bạn nên quan tâm đến các vấn đề về nhiệt độ, nước, ánh sáng, bón phân và thay đất, thay chậu cho cây.

Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ ưa thích khí hậu ôn hòa và sợ lạnh. Do vậy bạn nên đặt nó ở nơi ấm áp, thoáng mát, nhiệt độ trên 13 độc C

Về ánh sáng: Cây lưỡi hổ là loài ưa ánh sáng. Nếu bạn trồng trong nhà thì cách 10 ngày nên đem cây đi phơi sáng 1 lần.

Về nước tưới: Lưỡi hổ không ưa nước, chịu hạn tốt nhưng bạn cũng không nên để đất quá khô. Vào mùa mưa lạnh mỗi tháng chỉ nên tưới vài lần.

Đổi chậu: Khi rễ cây đã ăn sâu vào chậu bạn nên đổi chậu để cây có nhiều không gian hơn. Nên thay chậu vào mùa xuân để cây ít bị ảnh hưởng.

Bón phân: Mỗi tháng bạn bón phân một lần bằng phân giàu potasse trong khoảng thời gian chuyển mùa từ xuân sang hè.

Xem thêm:

Một số bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ

– Nếu thừa nước cây sẽ bị thối gốc, lá đốm nâu.

– Nhiệt độ quá thấp khiến cho lá bị mềm và thâm đen

– Ánh nắng chiếu trực tiếp vào lá trong thời gian dài khiến cho ngọn lá bị khô và xuất hiện các mảng nâu.

– Khi thiếu ánh sáng lá cây bị nhạt màu hoặc mất đi sự pha trộn màu sắc tự nhiên.

– Bón phân nhiều khiến cho lá con mọc ra bị mềm oặt.

Cây lưỡi hổ hợp với mệnh và tuổi nào?

Cây lưỡi hổ không những đẹp mà còn có nhiều công dụng với sức khỏe và đời sống nên mọi người thường muốn sở hữu loại cây này. Tuy nhiên bạn nên xét đến yếu tố phong thủy xem có hợp tuổi, hợp mệnh của mình không.

Lưỡi hổ có lá nhọn hình mũi mác, màu xanh, viền vàng, thân cứng cáp nên hợp với người có mệnh hành kim và hành mộc.

Những người thuộc hai mệnh này có bản mệnh màu vàng, tương sinh với cây lưỡi hổ nên loài cây này được xem như bùa hộ mệnh giúp gia chủ xua đuổi đen đủi, vận khí hanh thông, công việc thuận lợi và dễ gặp thành công. Hướng trồng tốt nhất là hướng nam.

Lời kết

Cây lưỡi hổ dễ trồng, dễ chăm sóc lại có nhiều công dụng. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ tự tin hơn khi trồng loại cây này nhé!

5/5 - (1 vote)