Lan Hồ Điệp có khó chăm không? bí quyết trồng và lưu ý

Ngày nay không gian tươi mát gần gũi với thiên nhiên rất được con người hiện đại ưa chuộng. Chính vì thế, họ tìm mua và nuôi trồng các loại cây cảnh cũng như các loại hoa để trang trí cho ngôi nhà của mình thêm nhiều màu sắc tươi mới và thoáng mát.

Loài hoa lan là loài hoa rất được nhiều người yêu thích. Bạn có biết loại hoa nào là loại hoa mang danh hiệu “nữ hoàng của các loài hoa lan” không? Đó chính là loài lan hồ điệp.

Trồng và chăm sóc lan hồ điệp
Trồng và chăm sóc lan hồ điệp

Lan hồ điệp mang vẻ đẹp cao sang, lại vừa dịu dàng thuần khiết như cô thiếu nữ e ấp đôi mươi, tuy mỏng manh nhưng tràn trề nhựa sống khiến nhiều người đắm say. 

Cái đẹp cao sang, tinh tế và tao nhã của lan hồ điệp có thể thu hút bất cứ con người nào. Từ những người trẻ thích sự nổi bật rực rỡ hay những người say mê cái đằm thắm, đến những con người nhẹ nhàng tinh tế. Hễ là ai yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên thì không khỏi đắm say “cô nàng” lan hồ điệp.

Lan hồ điệp là lan gì? Tìm hiểu thông tin về cây lan hồ điệp

Lan hồ điệp là một loài hoa đẹp và thuần khiết nhưng loài hoa dại này có kỹ thuật trồng  và chăm sóc khá đơn giản, không hề khó khăn như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Phalaenopsis là tên khoa học của loài hoa này, nó là loại hoa có dòng họ lớn nhất trong thế giới của các loài thực vật, chính là họ lan Orchid Orchidaceae. Nguồn gốc của lan hồ điệp được cho rằng ở Đông Nam Á hay Philippines và Australia. 

Đây là loài cây thường sinh sống bằng cách bám chặt vào các loại cây khác nhau nơi trong rừng sâu hay nó có thể bám vào đá. Lan hồ đẹp có lá to, những lá rộng và mọng nước, cuống hoa của nó uốn cong và có nhiều hoa.

Theo thực tế, thường loài cây này sẽ có từ 5 đến 10 lá và mang nhiều rễ có màu trắng.

Trồng lan hồ điệp
Trồng lan hồ điệp

Ngoài ra còn có một số loại mang cuống hoa có những bông hoa tròn to. Những loại cây mà có cuống hoa ngắn và hoa mang màu sắc sặc sỡ bao gồm màu trắng, hồng, vàng hoặc cánh hoa có điều đặc biệt là sự pha trộn giữa các sọc, viền hoặc đốm.

Không chỉ những loại cây này, đa phần những số khác mang giống lai đều có khả năng có thể thích nghi trong điều kiện nhân tạo tốt hơn sơ với ngoài điều kiện môi trường tự nhiên.

Một trong những yếu tố quan trọng trong nuôi trồng lan hồ điệp là trong điều kiện môi trường nhân tạo, thời gian bắt đầu hoa tàn là 3 tháng. Tuy nhiên một số loại lan khác khác hay giống lai thời gian tươi có thể kéo dài được lâu hơn.

Đặc biệt hơn, một số giống loài khác còn có thể cho ra hoa quanh năm. Khoảng từ tháng 12 đến tầm tháng 5 là khoảng thời gian mùa lan bắt đầu trổ bông, nở hoa.

Lan hồ điệp là loại cây nhiều kích cỡ cũng như hình dáng khác nhau. Người trồng có thể có nhiều cách làm khác nhau, có thể trồng cây vào chậu riêng, cũng có thể đặt thêm nhiều cây khác vào chung một chậu.

Một chậu thông thường có thể có sức chứa được nhiều cây cùng lúc và trong vòng hai năm, nếu cây được chăm sóc cẩn thận và hợp lí nó có thể cho ra những bông hoa rực rỡ tỏa ngát hương thơm rồi.

Kỹ thuật trồng lan
Kỹ thuật trồng lan

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hồ điệp – đẹp như mua nhà vườn

Điều kiện môi trường có thể trồng được lan hồ điệp

Lan hồ điệp là loại cây dễ nuôi trồng và chăm sóc khi bạn biết đúng cách. yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm đến khi nuôi trồng loại cây này đó chính là điều kiện môi trường.

Lan hồ điệp là loài cây ưa sáng nên nó cần sáng sáng tốt để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm  Cây Phú Quý có ý nghĩa gì? hướng dẫn chăm sóc và lưu ý

Khi bạn mua lan hồ điệp về với mục đích trang trí cho  ngôi nhà của mình, bạn nên chọn lựa vị trí nào mang lại nhiều ánh sáng vừa phải ví dụ như: nơi gần cửa sổ, vị trí phòng khách mà có đèn chiếu sáng nhân tạo,…

Đặc biệt bạn phải chú ý một điều là không được để lan hồ điệp dưới ánh nắng trực tiếp, càng không nên là loại nắng gay gắt khô nóng. Vì loại ánh sáng trực tiếp sẽ khiến cây có lá bị vàng, cháy thân lá, đồng thời hoa của nó cũng sẽ tàn một cách nhanh chóng,…

Ánh sáng mặt trời khi sáng sớm bình minh hay buổi chiều muộn là loại ánh sáng rất lý tưởng cho sự sinh trưởng của lan hồ điệp bởi ánh sáng này dịu nhẹ không gay gắt nắng nóng.

Nhiệt độ ban ngày từ 18 đến 29 độ C và nhiệt độ ban đêm là từ 13 đến 18 độ C chính là những nhiệt độ cần và thích hợp với loài lan này. Tuy nhiên nhiệt độ lý tưởng nhất của hoa loài này là từ 21 đến 32 độ C. 

Trong suốt mùa thu, bạn cần liên tục duy trì khoảng 3 tuần ở nhiệt độ là 16 độ C khi bạn đã thấy những bụm hoa bắt đầu xuất hiện. Việc này cần thiết khi trồng lan hồ điệp bởi nó sẽ giúp cây lan hạn chế được hiện tượng nụ bị rụng khi có sự thay đổi khác lạ về vấn đề nhiệt độ. 

Độ ẩm mà lan hồ điệp cần là từ 50 đến 80%. Khi bạn nhận thấy độ ẩm bị thấp hơn thì cần cung cấp thêm nước cho cây và môi trường ở xung quanh chậu cây trồng. Ngược lại, khi bạn thấy độ ẩm cao hơn so với mức quy định thì hãy cần chú ý tăng độ thông thoáng cho hoa lan hồ điệp.

Chế độ nước tưới

Nước là yếu tố rất cần thiết với mọi loại cây trồng, chắc chắn bạn cũng biết tầm quan trọng của nó trong việc chăm sóc cây rồi nhỉ? Lan hồ điệp cũng vậy, loại cây này cần được thực hiện việc tưới nước một cách cẩn thận.

Với những điều kiện môi trường khác nhau cùng với những loại khí hậu khác nhau tùy vào từng mùa thì lan hồ điệp cũng có nhu cầu nước khác nhau. Chính vì vậy, lượng nước bạn cung cấp cho cây cần phải khác nhau tùy vào từng mùa, ngoài ra cũng cần quan tâm tới nhu cầu nước cũng như giá thể sử dụng. 

Dinh dưỡng cho cây

Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng không kém với sự phát triển sinh trưởng khỏe mạnh đối với cây trồng. Lan hồ điệp là loại cây nên sử dụng phân bón nhiều hơn vào thời điểm mùa hè, lúc này cây đang trong giai đoạn thời kỳ tăng trưởng.

Loại phân bón nên sử dụng đối với loài lan này là những loại phân bón có công thức ổn định, ví dụ như: NPK 14-14-14 hay 20-20-20,…các loại phân bón này đều là những loại tốt có ích cho cây.

Nếu là cây đang ra hoa thì bạn nên sử dụng phân bón có công thức mang hàm lượng photpho cao hơn ví dụ như  NPK 10-30-20. Trong những tháng ngày mùa đông, cây lan sẽ sử dụng phân bón ít hơn nên lượng phân bón cần được giảm xuống, đồng thời nên bón cho cây một lần trong vòng một tháng.

Một điều lưu ý là bạn cần luôn luôn tưới nước cho cây đầy đủ mỗi lần trước khi bón phân, cũng đồng thời bạn tránh bón lên các cây lá gây ra hiện tượng lan hồ điệp bị cháy lá.

Cải tạo đất trồng thường xuyên

Lan hồ điệp là loài khác với các loài lan khác, việc thông gió là việc tối cần thiết với nó. Đây là một việc đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh thối rữa cũng như các loại nấm mà loại lan hồ điệp này thường gặp.

Cây sẽ càng ít bệnh nếu có sự thông gió càng lớn, bởi việc này giúp mau chóng khô ngay khi tưới cây. Mặc dù vậy, nếu sự thông gió mạnh quá mức có thể gây ảnh hướng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây bởi cây quá khô dẫn đến mất nước.

Chính vì vậy, bạn phải chú ý điều chỉnh độ thoáng gió mức vừa phải, việc này giúp cho việc giữ lá của lan hồ điệp luôn luôn được khô ráo. Việc thông thoáng gió phụ thuộc vào bạn đặt vị trí cây hồ điệp cũng như không gian sống của cây ở quanh chậu.

Xem thêm  Hoa Ngọc Nữ là hoa gì? hướng dẫn trồng, chăm sóc và ý nghĩa

Xem thêm:

Bí quyết chăm sóc giúp lan hồ điệp ra hoa đúng dịp

Hoa của lan hồ điệp sẽ tàn sau khi hoa nở khoảng 3 tháng. Sau khi hoa đã tàn, bạn có thể thực hiện điều khiển cho cây ra hoa với cách làm là cắt bỏ toàn bộ cuống của hoa. Đôi lúc, với việc làm này, bạn có thể cho ra vài cụm hoa mới, và khi hoa nở có thể giữ trong vòng 9 tháng.

Nếu bạn thấy cuống hoa già và mang màu nâu thì với phương pháp này sẽ rất tốt. Tuy nhiên nếu bạn thấy cuống hoa mang màu xanh thì bạn có thể cắt một đốt trên cuống hoa lan điệp với đoạn cắt bỏ có thể dài khoảng từ 10 đến 12cm .

Với cách làm này trong khoảng từ 2 đến 3 tuần cây lan điệp có thể hình thành cho ra những cành mới. 

Khi bạn nhận thấy rằng rễ cây lan điệp đã bị thối, bạn có thể gỡ bỏ tất cả phần rêu nước ở trong bầu cây để có thể dễ dàng cắt rễ thối. Bạn cắt bỏ tất cả những rễ bị thối cũng như những rễ bị dập gãy. Sau đó bạn tiến hành bôi vôi, keo vào vết cắt rồi bỏ một ít xốp vào nơi đáy chậu.

Khi cây bị cắt gần như hết rễ nên nó sẽ rất khó khăn trong việc đứng trong chậu. Lúc này bạn có thể sử dụng một thanh xốp hình chữ nhật rồi đặt vào giữa của gốc cây, tiếp đó cho cây lên cục xốp đó.

Bước tiếp theo là buộc dây vào gốc, đồng thời cố định một cách chắc chắn sang hai bên phía sao cho không cho bị lung lay khi bạn cầm chậu.

Sau đó, bạn hãy chú ý đến vị trí để chậu. Bạn nên để chậu cây vào chỗ mát, tuyệt đối phải tránh mưa, bạn để khô khoảng 3 ngày, sau đó tưới nước thật đẫm toàn bộ chậu 1 lần.

Bạn hãy sử dụng phân bón cho cây, nếu không biết sử dụng phân bón gì bạn hãy sử dụng loại phân bón như phân bón B1, hay chất kích thích sự tăng trưởng cho cây như  Atonic, K/H… Khi dử dụng, hãy pha thật loãng với tỉ lệ 1/2 thìa cà phê thì pha với 20 lít nước và phun sương ẩm hàng ngày.

Với những cách làm trên thì sau khoảng từ 1 đến 2 tuần, bạn sẽ thấy các rễ mới sẽ bắt đầu nhú ra, bạn đợi thêm đến khi thấy rễ con cắm vào giá thể thì bạn hãy đổ thêm một lớp đất vào.

Tầm khoảng 1 đến 2 tháng sau, cây lan điệu sẽ sinh trưởng phát triển bình thường trở lại, bạn hãy bón phân cũng như tưới nức bình thường nhé.

Sâu bệnh hại

Với bất kỳ loài cây nào, sâu bệnh hại là vấn đề đáng lo ngại nhất đối với mỗi người trồng cây. Hoa lan điệp cũng là loại cây rất thu hút các loại sâu bệnh, đặc biệt là các loại sâu bệnh như: sâu đục nụ hay nhện, rệp đỏ hoặc ốc sên… 

Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng quá, nếu bạn thấy xuất hiện các loại sâu bệnh trên, chúng bám vào lá và bạn có thể loại bỏ chúng ngay bằng cách sử dụng nước xà phòng, đồng thời ngay sau đó bạn cần rửa sạch lại bằng cách sử dụng miếng vải mềm.

Nếu bạn thấy hiện tượng sâu bệnh tàn phá xâm hại cây hoa hồ điệp quá nặng thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thương mại để xử lý tình trạng này.

Lan hồ điệp cũng có vẻ là miếng mồi ngon cho các loại nấm xâm hại. Đối với các loại sâu bệnh nấm thì bạn sẽ khó diệt trừ hơn. Chính vì vậy bạn luôn phải đề phòng bằng cách chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường sống của hoa lan hồ điệp.

Bạn lau chùi vệ sinh chậu cây cẩn thận, đồng thời giữ vệ sinh cho cây cũng như lá cây, ngoài ra cần đảm bảo cho cây có môi trường sống thoáng mát. Từ đó, bạn đã có thể phòng ngừa những loại vi khuẩn nấm xâm hại cây lan hồ điệp của mình.

Trong trường hợp bạn phát hiện ra cây đã bị bệnh thì bạn cần tiến hành thực hiện loại bỏ những phần bị hư hại, đồng thời tiến hành thay chậu mới. Trước khi bạn thay, phải nhớ vệ sinh sạch sẽ chậu cây trồng cũng như chuẩn bị loại đất trồng mới cho lan hồ điệp.

Xem thêm  Hoa ngọc thảo có dễ chăm không? đặc điểm và lưu ý

Tiếp đó bạn cần đặt cây ở vị trí có ánh sáng yếu như: hiên nhà hoặc dưới tán cây hay đặt cây nơi vị trí có mái che,…miễn là nơi nào có ánh sáng khoảng 70%, việc này giúp cây có khoảng thời gian hồi sức.

Xem thêm:

Hướng dẫn xử lý, chăm sóc lan hồ điệp chơi sau Tết

Như bạn đã biết ở trên, lan hồ điệu là loại cây phù hợp, chuyên sinh sống với dạng khí hậu ôn đới, cũng như những vòi hoa của cây chỉ ra khi khí hậu vào chớm lạnh.

Do vậy, việc chăm sóc giống lan này sau Tết cần đòi hỏi phải có thời gian và công nghệ thích hợp. Mặc dù vậy, nhiều gia đình hoặc không biết cách hoặc quên không chăm chút lan hồ điệp không chu đáo. Đây chính là nguyên nhân xảy ra hiện tượng cây lan bị chết hoặc không thể sinh trưởng tốt được sau khoảng thời gian chưng dịp tết.

Do vậy, nếu người trồng muốn chơi lan tiếp sau dịp chưng tết đã qua, tiếp tục muốn ra hoa và cây phát triển tốt vào dịp tết năm sau, thì bạn cần có phương pháp giải quyết tốt và kĩ thuật chăm sóc đjăc biệt cho cây lan hồ điệp sau khi hoa đã tàn.

Bước 1

Việc thứ nhất, bạn cần dùng dao/kéo cắt bỏ phần vòi hoa đã nở và mang dấu hiệu bị héo úa. Với việc làm này sẽ giúp cây không bị kiệt sức khi phải dùng nhiều chất dinh dưỡng để nuôi hoa. Ngoài ra cũng cần giảm thiểu việc để cây ở nơi vị trí thiếu ánh sáng quá lâu. 

Khi bạn cắt bỏ vòi hoa, lưu ý không nên cắt sát quá gần cuống của vòi hoa, bởi như vậy sẽ khiến dễ dập nát gãy lá lan cũng như dễ có hiện tượng bị thối lây vào thân cây.

Đối với những chậu khác mà có lá bị úa không nhiều (khoảng chưa quá ⅓) thì người hãy cố gắng giữ lại những lá ấy với cách dùng dao/kéo bén cắt bỏ những phần lá bị hư. Tuy nhiên nếu lá có tình trạng sâu bệnh nặng thì cần loại bỏ hoàn toàn)

Bước 2

Tiếp theo sang bước 2, người trồng cần chú ý quan sát phần rễ cây, nếu bạn thấy rễ cây vẫn còn màu xanh, không có hiện tượng bị thối thì bạn có thể giữ lại nguyên cả bầu.

Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy rằng rễ cây đã bị thối thì cần loại bỏ những phần rễ bị dập, nát, gãy, thối rồi bôi vôi hay keo hoặc loại sơn móng tay bóng vào nơi vết cắt. Tiếp đó, bạn sử dụng một miếng xốp dạng hình chữ nhật để đặt vào vị trí giữa ở nơi gốc cây, sau đó bạn buộc dây cũng như buộc dây cố định bởi cây đã không còn rễ nữa nên cần giúp cây đứng vững.

Bước 3

Tới bước thứ 3, người trồng phải rải một lớp sỏi nơi đáy chậu, điều này giúp cây khỏi ngập úng. Tiếp đó, để trồng cây mới vào người trồng cần đặt cây cũng như phần xơ dừa mới vào khoảng ⅔ bộ rễ, sau đó bạn có thể treo cây lên hoặc đặt cây ở vị trí không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Bởi nếu ở nơi có cường độ ánh sáng cao chiếu vào, lá của lan hồ điệp rất đễ bị tổn thương.Với tình trạng lá lan hồ điệp bị nhũn, đây cũng là nguyên nhân chính.

Sau khoảng 3 ngày, bạn có thể cung cấp nước cho lan hồ điệp và đừng quên rằng loại cây lan này chỉ phù hợp với độ ẩm từ 50 đến 80% thôi nhé. Ví dụ độ ẩm thấp hơn so với đó, bạn có thể sử dụng màn che, tuy nhiên với việc làm này có thể gây ra hiện tượng nấm bệnh nên người trồng nhất định phải chú ý.

Sau khoảng thời gian chăm sóc cẩn thận từ 1 đến 2 tháng thì lan hồ điệp của bạn đã phát triển sinh trưởng ổn định trở lại. Kể từ lúc này, người trồng có thể tưới nước cũng như bón phân trở lại bình thường.

Lời kết

Trên đây là những lời chia sẻ về lan hồ điệp của #higlumcom. Đây là lại hoa mang vẻ đẹp say lòng người cũng như có cách trồng khá đặc biệt. Nếu muốn chưng cây lan hồ điệp của mình thật lâu, bạn có thể tham khảo cách chăm sóc ở trên nhé. Chúc bạn có những chậu lan hồ điệp thật đẹp và chưng thật lâu!

Tham khảo:

5/5 - (1 vote)